Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng môn Toán 9

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng môn Toán 9

A. PHẦN MỞ ĐẦU

 I. Lý do chọn đề tài

Hiện nay với thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế “WTO” nên đòi hỏi con người phải phát triển một cách toàn diện nhất là về trí thức, đòi hỏi mỗi người phải có óc sáng tạo trong suy nghĩ, trong cách làm sao cho trong một thơi gian ngắn nhất mà thu được hiệu quả cao nhất kể cả về số lượng và chất lượng. Chính vì thế đòi hỏi ngành Giáo dục phải thay da đổi thịt trên lĩnh vực của mình nhất là thay đổi về phương pháp dạy- học và hơn thế nữa là chú trọng đến môn Toán đặc biệt là Toán 9, là một môn thi tuyển vào lớp 10 và còn là hệ số 2 trong việc tính điểm xét tuyểt đó là việc trước mắt và hơn nữa môn toán là môn đặc trưng cho tư duy, đòi hỏi học sinh phải biết cách học và giáo viên phải chú ý đến cách hướng dẫn học sinh học môn của mình để có chất lượng tốt nhất. Để đáp ứng được mục tiêu giáo dục hiện nay và đường lối quan điểm của Đảng về giáo dục, hơn ai hết là ngành giáo dục nói chung và là giáo viên bộ môn Toán nói riêng chúng ta phải giáo dục cho học sinh nhất quán từ Mầm non đến bậc Đại học tuỳ theo lứa tuổi, tùy theo cấp học, không đơn thuần là giáo dục học sinh về tri thức mà còn giáo dục học sinh về tầm quan trọng của môn Toán trong mọi lĩnh vực đặc biệt là trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở cuối năm lớp 9, hơn nữa chúng ta cho học sinh thấy môn Toán là môn chủ đạo, là kim chỉ nam cho các môn học khác trong trường phổ thông, và việc ứng dụng môn toán trong thực tế, trong cuộc sống đời thường, rất cần thiết cho mọi người từ những người mua bán nhỏ cho đến các nhà kinh tế, các nhà kinh doanh Môn toán là một nội dung không thể thiếu trong trường phổ thông.

 

doc 18 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 3702Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng môn Toán 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
	I. Lý do chọn đề tài
Hiện nay với thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế  “WTO” nên đòi hỏi con người phải phát triển một cách toàn diện nhất là về trí thức, đòi hỏi mỗi người phải có óc sáng tạo trong suy nghĩ, trong cách làm sao cho trong một thơi gian ngắn nhất mà thu được hiệu quả cao nhất kể cả về số lượng và chất lượng. Chính vì thế đòi hỏi ngành Giáo dục phải thay da đổi thịt trên lĩnh vực của mình nhất là thay đổi về phương pháp dạy- học và hơn thế nữa là chú trọng đến môn Toán đặc biệt là Toán 9, là một môn thi tuyển vào lớp 10 và còn là hệ số 2 trong việc tính điểm xét tuyểt đó là việc trước mắt và hơn nữa môn toán là môn đặc trưng cho tư duy, đòi hỏi học sinh phải biết cách học và giáo viên phải chú ý đến cách hướng dẫn học sinh học môn của mình để có chất lượng tốt nhất. Để đáp ứng được mục tiêu giáo dục hiện nay và đường lối quan điểm của Đảng về giáo dục, hơn ai hết là ngành giáo dục nói chung và là giáo viên bộ môn Toán nói riêng chúng ta phải giáo dục cho học sinh nhất quán từ Mầm non đến bậc Đại học tuỳ theo lứa tuổi, tùy theo cấp học, không đơn thuần là giáo dục học sinh về tri thức mà còn giáo dục học sinh về tầm quan trọng của môn Toán trong mọi lĩnh vực đặc biệt là trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở cuối năm lớp 9, hơn nữa chúng ta cho học sinh thấy môn Toán là môn chủ đạo, là kim chỉ nam cho các môn học khác trong trường phổ thông, và việc ứng dụng môn toán trong thực tế, trong cuộc sống đời thường, rất cần thiết cho mọi người từ những người mua bán nhỏ cho đến các nhà kinh tế, các nhà kinh doanh Môn toán là một nội dung không thể thiếu trong trường phổ thông. 
Với thời kỳ công nghệ thông tin phát triển như vũ bão. Hiện nay nước ta đã hội nhập vào kinh tế quốc tế, đang mở cửa ngoại giao các các nước trên thế giới, công nghệ thông tin đang được ứng dụng rộng khắp trên mọi lĩnh vực. Đó là một mặt có thể nói là sự phát triển của nền kinh tế, nói đến sự phát triển của toán học. Tuy nhiên còn không ít một số không nhỏ thanh, thiếu niên lạm dụng sự phát triển của công nghệ thông tin như truy cập internet không phải là chủ yếu phục vụ cho công việc học tập mà chủ yếu là xem phim ảnh đồi trụy, phim bạo lực, chơi game... dẫn đến có những hành vi sai trái, lệch lạc với mục tiêu giáo dục, với đạo đức xã hội, gây bạo lực trong học đường. Hiện nay ngày càng gia tăng trong học đường nói chung, số học sinh không chịu học nhất là môn toán, các em đã đánh mất kiến thức môn toán tự bao giờ mà các em không hay vì vậy việc học toán đối với các em không là một hứng thú mà ngược lại là một tiết vô bổ.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và tình hình thực tế như trên. Để góp phần nâng cao chất lượng toán 9 ở trường phổ thông là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách đối với mỗi giáo viên đang dạy toán 9 hiện nay. Nếu như mỗi giáo viên đều nhận thấy thực trạng việc học toán của học sinh trong giai đoạn hiện nay là cần phải chấn chỉnh và xem đây là hiệu quả giáo dục của chính mình thì không bao lâu tôi tin rằng học sinh có nề nếp học tập tốt hơn và có hiệu quả cao hơn, thông qua đó mà kết quả học tập của học sinh được nâng lên mỗi ngày. Chính vì thế tôi tâm đắc đề tài này nhất.
 Do sự phát triển như vũ bão của khoa học và kỹ thuật, kho tàng kiến thức của nhân loại tăng lên theo cấp số nhân. Cái mà hôm nay còn là mới ngày mai đã trở thành lạc hậu. Thầy giáo không thể nào luôn luôn cung cấp cho học sinh đầy đủ những kiến thức của nhân loại được. Điều quan trọng là phải trang bị cho các em một số kiến thức cơ bản nhất định, năng lực tự học để có thể tự mình tìm kiếm những kiến thức khi cần thiết trong tương lai.
Với yêu cầu của xã hội cấp thiết như hiện nay đòi hỏi ngành giáo dục phải chú trọng đến chất lượng giáo dục, nhất là chú trọng đến môn toán. Vì môn toán đòi hỏi học sinh phải tư duy, là môn được gọi là chủ lực trong phổ thông nói chung, đặc biệt là toán 9 nói riêng, nó đòi hỏi học sinh phải có kiến thức nhất định nào đó thì mới học được các môn khác như vật lý, hóa hóa học, sinh học..nhất là trong kỳ thi tuyến sinh vào lớp 10 ở cuối năm học lớp 9.
Trong quá trình giảng dạy thực tế trên lớp một số năm học, tôi đã phát hiện ra là còn rất nhiều học sinh thực hành kỹ năng giải toán còn yếu- kém nên kết quả cuối năm đạt chưa cao. Nhằm để giúp đỡ học sinh có điều kiện học lên cao, việc giúp học sinh nhận ra những sai lầm trong khi giảI toán hay nhận ra được những suy nghĩ lệch lạc về việc học tập tôi sẽ tìm ra được một số giải pháp để giúp các em có cách học đúng phương pháp, có mục tiêu trong học tập, có hoài bão, có hy vọng về tương lai của mình. Đây là lý do mà tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng môn toán 9”.
	II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu.
 II.1. Mục đích
Giúp giáo viên toán THCS quan tâm hơn đến phương pháp dạy học tích cực. 
Giúp giáo viên toán THCS nói chung và GV dạy toán 9 nói riêng có thêm thông tin về PPDH tích cực này nhằm giúp họ dễ ràng phân tích để đưa ra biện pháp tối ưu khi áp dụng phương pháp vào dạy học và trong sáng kiến này cũng tạo cơ sở để các GV khác xây dựng sáng kiến khác có phạm vi và quy mô hơn.
Qua sáng kiến này tôi muốn đưa ra một số giải pháp cần thiết nhất trong quá trình lĩnh hội kiến thức, có thể giúp học sinh khắc phục các lỗi mà các em hay mắc phải trong quá trình giải bài tập hoặc trong thi cử, kiểm tra Cũng qua sáng kiến này tôi muốn giúp GV toán 9 có thêm cái nhìn mới sâu sắc hơn, chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng thực hành giải toán của học sinh.
Qua sáng kiến này tôi cũng tự đúc rút cho bản thân mình những kinh nghiệm để làm cho phương pháp dạy học mới của tôi những năm tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn, nhất là trong kỳ thi tuyển vào lớp 10.
Giúp học sinh có ý thức về học tập đúng đắn.
Giúp học sinh có được suy những nghĩ đúng đắn, không lệnh lạc.
Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của môn toán không những trong trường phổ thông mà còn cả trong mọi lĩnh vực, trong mọi chuyên ngành nhất là trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, vào các trường đại học, cao đẳng
Giúp học sinh thấy được những biện pháp học môn toán hay nhất có hiệu quả nhất. 
Giúp ích cho việc bồi dưỡng nhân tài ngay từ thời phổ thông, đầu tư đúng mức, giáo dục theo hướng tích cực để phát huy được tính sáng tạo của học sinh, nhất là trong giai đoạn hiện nay công nghệ hoá đi sâu vào mọi lĩnh vực.
II.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thông qua việc đọc sách, tham khảo tài liệu.
- Thông qua chuyên đề, thảo luận cùng đồng nghiệp.
- Thông qua dạy học thực tiễn trên lớp để rút ra kinh nghiệm.
- Thông qua học tập bồi bưỡng thường xuyên.
- Thông qua kinh nghiệm giảng dạy toán 9 của các giáo viên có kinh nghiệm của trường trong những năm học trước và vốn kinh nghiệm của bản thân đã rút ra được một số vấn đề có liên quan đến nội dung của sáng kiến.
Trong những năm học vừa qua chúng tôi đã quan tâm đến những vấn đề mà học sinh mắc phải. Qua những giờ học sinh làm bài tập tại lớp, qua các bài kiểm tra dưới các hình thức khác nhau, bước đầu tôi đã nắm được các sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi giải bài tập. Sau đó tôi tổng hợp lại, phân loại thành hai nhóm cơ bản.
- Quan sát trực tiếp các đối tượng học sinh để phát hiện ra những vấn đề mà học sinh thấy lúng túng, khó khăn khi giáo viên yêu cầu giải quyết vấn đề đó.
- Điều tra toàn diện các đối tượng học sinh trong 2 lớp 9 của của tôi phụ trách với tổng số 69 học sinh để thống kê học lực của học sinh. 
- Tìm hiểu tâm lý của các em khi học môn toán.
- Thực nghiệm trong dạy bài mới, trong các tiết luyện tập, tiết trả bài kiểm tra ... tôi đã đưa vấn đề này ra hướng dẫn học sinh cùng trao đổi, thảo luận bằng nhiều hình thức khác nhau như hoạt động nhóm, trò chơi, giảng giải, vấn đáp gợi mở để học sinh khắc sâu kiến thức, tránh được những sai lầm trong khi giải bài tập. Yêu cầu học sinh giải một số bài tập theo nội dung trong sách giáo khoa rồi đưa thêm vào đó những yếu tố mới, những điều kiện khác để xem xét mức độ nhận thức và suy luận của học sinh.
- Phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục khi áp dụng nội dung đang nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy nhằm tìm ra nguyên nhân những sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi giải toán. Từ đó tổ chức có hiệu quả hơn trong các giờ dạy tiếp theo. 
- Phát động phong trào “Một cộng một” trong mỗi lớp tôi phụ trách.
- Thu thập các số liệu về kết quả học tập của các em năm trước.
	III. Giới hạn của đề tài
Trong sáng kiến này tôi chỉ nêu ra một số giải pháp “Nâng cao chất lượng toán 9”.
Phân tích sai lầm trong các kỳ thi, kiểm tra để học sinh thấy được những lập luận sai hoặc thiếu chặt chẽ dẫn tới bài giải không chính xác. Từ đó định hướng cho học sinh phương pháp giải bài toán tốt hơn.
	IV. Kế hoạch thực hiện.
Tôi chia ra thành nhiều giai đọan để thực hiện :
- Giai đoạn 1: Tôi chỉ tác động với học sinh về ý thức học tập của các em hiện tại, phân tích cho học sinh thấy sự cần thiết của việc học tốt môn toán nhất là toán 9, tôi lấy ví dụ minh họa về mẫu người thành đạt và mẫu người không thành đạt, chưa thành đạt. Thông qua đó giáo dục học sinh ý thức học tập cao và tạo niềm tin cho học sinh trong học tập, làm cho học sinh có nhiều hy vọng tốt đẹp về tương lai của mình.
- Giai đoạn 2: Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh, thấu hiểu hoàn ảnh gia đình của từng học sinh nhất là các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế hay về tình cảm gia đình
- Giai đoạn 3: Phân loại học sinh trong lớp.
- Giai đoạn 4: Trong quá trình giảng dạy chú ý đến từng đối tượng để có dùng đúng phương pháp với từng đối tượng, phân công cho học sinh khá, giỏi kèm học sinh yếu kém tức là thực hiện phong trào “Một cộng một” trong lớp, có theo dõi, đánh giá hiệu quả của từng cặp.
- Giai đoạn 5: Thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ để đánh giá và rút ra kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện.
PHẦN NỘI DUNG.
 	I. Cơ sở lý luận. 
Môn Toán là môn học làm nền tảng cho nhiều môn học khác, cũng vì vậy là môn thi bắt buộc đối với nhiều kỳ thi như thi tuyển sinh vào lớp 10, vào trường chuyên, vào các chuyên ngành ở bậc đại học
	II. Cơ sở thực tiễn.
Sù ph¸t triÓn cña nÒn kinh tÕ thÞ tr­êng, sù xuÊt hiÖn nÒ kinh tÕ tri thøc, trong t­¬ng lai ®ßi hái ng­êi lao ®éng ph¶i thùc sù n¨ng ®éng, s¸ng t¹o vµ cã nh÷ng phÈm chÊt thÝch hîp ®Ó v­¬n lªn trong cuéc c¹nh tranh khèc liÖt nh­ hiÖn nay. ViÖc thu thËp th«ng tin, d÷ liÖu cÇn thiÕt ngµy cµng trë lªn dÔ dµng nhê c¸c ph­¬ng tiÖn truyÒn th«ng tuyªn truyÒn, m¸y tÝnh, m¹ng internet .v.v. Do ®ã, vÊn ®Ò quan träng ®ãi víi con ng­êi hay mét céng ®ång kh«ng chØ lµ tiÕp thu th«ng tin, mµ cßn lµ sö lý th«ng tin ®Ó t×m ra gi¶i ph¸p tèt nhÊt cho nh÷ng vÊn ®Ò ®Æt ra trong cuéc sèng cña b¶n th©n còng nh­ cña x· héi. 
Để giải quyết được vấn đề này thì môn toán ở phổ thông đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay.
 	III. Thực trạng ... m tra và sửa chửa cho học sinh đến mức hoàn chỉnh nhất.
Song bên cạnh trong giờ dạy phụ đạo hay tăng tiết đối với học sinh khá giỏi của lớp mũi nhọn thì tôi hướng dẫn học sinh giải đề thi bằng các đề thi tuyển của các năm trước, của các tỉnh khác được tôi truy cặp trên mạng, độ khó tăng dần theo cấp độ tiếp thu của các em. Do đó học sinh rất thích học tăng tiết vì thông qua tiết này thì học sinh được ôn lại kiến thức đã học trên lớp, vừa được học nhiều dạng bài tập hơn, bài tập nâng cao.
IV. 2. Bản thân tôi đã dùng các giải pháp gián tiếp trong giảng dạy :
- Phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm theo dõi việc học tập bộ môn toán của mình, báo cáo với giáo viên chủ nhiệm việc học chưa tiến bộ của học sinh (nếu có) kịp thời thông qua đó nhờ giáo viên chủ nhiệm tác động đến các em.
- Phối hợp với tổng phụ trách cùng với các đoàn thể của nhà trường để kịp thời uốn nắn các em nhất là phải đi học đều, không nghỉ học khi không cần thiết cũng như không trốn tiết, không tham gia chơi game
- Phối hợp với cha, mẹ học sinh để cùng với cha mẹ học sinh giáo dục các em có mục tiêu học tập đúng đắn và hướng phấn đấu cho kỳ thi tuyển sắp tới.
	V. Hiệu quả áp dụng . 
(Kết quả thực hiện được năm qua 2010-2011 do thực hiện đề tài):
 Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số HS đạt kết quả chưa cao nhưng khi tôi áp dụng các biện pháp trên đây thì kết quả HS học môn toán được nâng lên rất rõ rệt. Trong năm học qua (2010-2011) tôi thực hiện đề tài với tập thể lớp 9A4, 9A5 kết quả rất khả quan là đạt 91.30% trên trung bình, được tổng kết như sau :
Tổng số HS dạy
Kết quả
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Ghi chú
69
SL
5
7
30
15
12
Đầu năm
TL
7.25%
10.14%
43.48%
21.74%
17.39%
69
SL
11
21
31
6
0
Cuối năm
TL
15.94%
30.43%
44.93%
8.70%
0.0%
Đây là bảng thống kê kết quả thi tuyển sinh của năm học 2010-2011 của 2 lớp tôi đã dạy và áp dụng sáng kiến này so với tỉ lệ của trường Mỹ Long, của Huyện Cao Lãnh và của Tỉnh Đồng Tháp. 
Lớp
Tổng số
Tỉ lệ điểm thi 5
Tỉ lệ Điểm thi 5 của trường
Tỉ lệ Điểm thi 5 của Huyện
Tỉ lệ Điểm thi 5 của Tỉnh
Ghi chú
9A4
36
38.89%
9A5
33
36.36%
Tổng cộng
69
37.68%
32.18%
32.68%
37.70%
Bảng thống kê so sánh thống kê chất lượng học sinh trước và sau khi thực hiện đề tài này. (lớp 8a1 không thực hiện đề tài, 9A4 thực hiện đề tài, năm học 2010-2011)
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Ghi chú
8A1
13.16%
26.32%
50.00%
10.53%
0.0%
38
9A4
27.78%
33.33%
33.33%
5.56%
0.0%
36
C. KẾT LUẬN
	I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác :
- Đối với học sinh: Tôi thấy ứng với đề tài này giúp cho học sinh chưa ngoan, chưa có mục đích học tập rõ ràng, chưa ham học đã có lại tinh thần học tập đúng đắn, có kỳ vọng trong tương lai nhất là trong kỳ thi tuyển sắp tới góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, xóa bớt tệ nạn xã hội. Ngoài ra nó còn mang một ý nghĩa hết sức quan trọng đó là tạo nên niềm tin cho phụ huynh, giúp họ an tâm công tác, hay an tâm làm việc của mình chủ yếu là lo cho kinh tế gia đình, không bận tâm vì việc học của con em mình. Thông qua đó đã đem lại cho phụ huynh niềm hy vọng về tương lai tươi sáng của con mình.
- Đối với giáo viên : Thông qua đề tài này giáo viên có thể tham khảo để vận dụng vào các lớp mình phụ trách, nhất là đối với giáo viên đang dạy lớp 9, góp phần nâng cao chất lượng môn toán 9.
	II. Khả năng áp dụng
Thông qua đề tài này tôi thấy khả năng vận dụng đề tài rất lớn vì nó có phương pháp tối ưu là không mất nhiều thời gian, trong một thời gian ngắn có nhiều học sinh yếu, kém được học, học với tinh thần tự giác, tự nguyện.
Với đề tài có khả năng vận dụng rộng khắp với tất cả các khối lớp, không nhất thiết chỉ vận dung đơn thuần cho Toán 9.
 	III. Bài học kinh nghiệm, hường phát triển :
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy Toán 9 thì tôi phải luôn luôn cập nhật mọi thông tin thông qua nhiều lĩnh vực như: thông tin đại chúng, sách báo, Internet... sao cho phù hợp với tình hình hoạt động của lớp mình, của trường mình nhất là về phương pháp giảng dạy phải luôn thay đổi, tiếp cận với phương pháp mới, phương pháp hiện đại nhất để giáo dục lòng đam mê học toán nhất là trong giai đoạn hiện nay được xem là nhiệm vụ cấp bách và là vấn đề nan giải. 
Thông qua việc áp dụng đề tài này bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm nhất định. Đó là, người giáo viên phải luôn quan tâm sâu sắc đến chất lượng học tập của HS nhất là môn toán đđđặc biệt là toán 9, nắm vững tình hình hoạt động của lớp, nhu cầu về tâm sinh lý của học sinh nhất là về lĩnh vực học tập, hành vi đạo đức của các em. Quan trọng hơn là với thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, đa phần là học sinh biết sử dụng vi tính, biết truy cập internet... nên là giáo viên chúng ta phải ra sức tìm hiểu xem mọi hoạt động của học sinh trong và ngoài nhà trường, nhất là phải thuyết phục học sinh hạn chế việc chơi game là bài toán nan giải hiện nay, cho học sinh thấy việc chơi game là một tai hại lớn ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh, thậm chí còn gây nghiện và có thể đi đến tử vong như các phương tiện đại truyền thông chúng đã đưa tin có như vậy mới đáp ứng được mục tiêu đào tạo một con người phát triển toàn diện. 
Qua việc thực hiện đề tài này tôi thấy học sinh có rất nhiều tiến bộ vượt bậc trong học tập, trong các phong trào, phong cách và suy nghĩ chính chắn hơn.
Với vai trò là giáo viên tôi luôn tâm huyết là phải luôn luôn học hỏi nhiều hơn nữa về cách quản lý học sinh mình một cách có hiệu quả cao nhất, thuyết phục mọi học sinh nhất thiết cần phải học và các em ý thức được việc học của mình thì chắn chắc là các em sẽ trở thành người hữu dụng trong tương lai.
Để nâng cao hiệu quả của đề tài tôi nghĩ rằng mình phải luôn giáo dục học sinh theo phương châm là thực hiện tốt các nội quy của học sinh, luôn học hết khả năng của mình, không bỏ qua bất cứ cơ hội nào. Không những học trên lớp mà còn học qua các anh chị lớp trên, qua các bạn, qua báo chí, qua sách vở, qua các thông tin đại chúng, qua mạng Internet. Ngoài ra tôi còn hướng nghiệp cho các em về việc định hướng chọn nghề, hướng dẫn cho học sinh biết ước mơ, hoài bảo
Vì đề tài này do cá nhân tôi thực hiện và đúc kết được theo chủ quan của mình nên chắc chắn chưa hoàn chỉnh. Mong được sự góp ý của quý thầy cô trong Ban lãnh đạo cùng với quý thầy cô đồng nghiệp để đề tài này được nhân rộng ra để toàn bộ hệ thống giáo dục là những lớp học có chất lượng cao góp phần không nhỏ về việc xây dựng nền kinh tế vững chắc.
 	IV.Đề xuất, kiến nghị:
 	IV.1. Đối với phụ huynh 
- Theo dõi và kiểm tra bài vở của con em mình.
- Đôn đốc, giúp đỡ, nhắc nhở con em trong quá trình học tập ở nhà, phải có thời gian biểu cho học sinh. 
- Đôn đốc, động viên con em đi học chuyên cần.
- Có sự kiểm tra và chuẩn bị cho con em trước khi đến trường.
- Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên dạy toán 9 để nắm được tình hình học tập của con em mình, từ đó giáo viên chủ nhiệm cùng trao đổi với phụ huynh để tìm biện pháp tốt nhất cho con em mình học tập.
- Xem trọng kỳ thi tuyển.
IV.2. Với Nhà trường: 
	 	+ Đề nghị với Sở GD&ĐT Đồng Tháp và Phòng GD&ĐT huyện Cao Lãnh nhanh chóng xây dựng thêm cho đủ phòng học và phòng chức năng phục vụ công tác giảng dạy.
	+ Tăng cường kiểm tra việc thực hiện đổi mới PPDH, KTĐG của cá GV đặc biệt là giáo viên dạy toán 9, vì có quản lý, kiểm tra thì GV chắc chắn sẽ chuẩn bị tốt hơn.
	+ Thực hiện kiểm tra tập trung toán 9 trong tất cả các lần kiểm tra 1 tiết để đánh giá được năng lực HS và GV để kịp thời điều chỉnh cách dạy và học cho phù hợp.
 + Cho phép tổ chức kiểm tra đề chung môn toán cho từng khối.
 + Đề nghị nhà trường khống chế độ chênh lệch về điểm số giữa các cột kiểm tra với điểm thi học kỳ nhằm tránh bệnh thành tích và có kết quả thật của HS.
 + Việc giải quyết tình trạng học sinh yếu, kém phải bắt đầu từ việc “đánh giá chính xác” và song song với việc phụ đạo, bồi dưỡng là mạnh dạn cho học sinh không đạt yêu cầu lưu ban, kiên quyết không để học sinh ngồi nhầm lớp có hệ thống. 
IV3. Với Sở GD & ĐT và Phòng GD&ĐT: 
Việc thực hiện đổi mới PPDH, KTĐG phải được thực hiện thường xuyên, đồng bộ ở các cấp học. Đặc biệt ở cấp dưới cần tăng cường kiểm tra nhiều hơn để đảm bảo cấp học sau tiếp nhận HS cấp học trước phải có khả năng học theo phương pháp mới.
IV.4. Với Xã hội: 
	- Chính quyền cần quan tâm hơn, quản lí chặt các dịch vụ internet: chẳng hạn như chế tài các dịch vụ internet cho học sinh chơi game trong giờ học, hay học sinh không được mặc đồng phục khi vào chơi game.
	- Nhà văn hóa thanh niên phải tạo mọi điều kiện thật thoải mái để học sinh, thanh niên đến sinh hoạt vui chơi. Không thu tiền dưới bất kì hình thức nào.
Thay lời kết , tôi cho rằng phụ đạo học sinh yếu kém được hay không phần lớn cốt yếu ở mỗi giáo viên. Nếu giáo viên yêu nghề, yêu quí học sinh, luôn trăn trở để tìm con đường ngắn nhất dẫn tới một giờ học có hiệu quả thì họ sẽ tìm được phương pháp phù hợp. 
 Ý kiến của hội đồng khoa học
 TM. HĐKH
 Chủ tịch
Mỹ Long, ngày 10 tháng 03 năm 2012
Người viết đề tài
 Phaïm Thò Hoàng
Trang
A.
PHẦN MỞ ĐẦU
1
I.
 Lý do chọn đề tài
1
II.
 Mục đích và phương pháp nghiên cứu
2
II.1
 Mục đích
2
II.2
 Phương pháp nghiên cứu
3
III. 
Giới ghạn đề tài.
3
 IV
Kế hoạch thực hiện
4
 B.
NỘI DUNG
4
 I.
 Cơ sở lý luận
4
 II.
 Cơ sở thực tiễn
4
 III.
 Thực trạng và những mâu thuẫn
4
 IV.
Các giải pháp giải quyết vấn đề.
7
IV.1 
Bản thân tôi đã dùng các giải pháp trực tiếp trong giảng dạy 
7
IV.1.1.
Chuẩn bị tiết dạy trên lớp:
7
IV.1.2.
Chuẩn bị tiết luyên tập, ôn tập trên lớp: 
9
 IV.1.3.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
10
IV.1.4.
Kiểm tra đánh giá :
10
IV.1.5.
Hoạt động nhóm của học sinh: 
11
IV.1.6.
Hoạt động nhóm với giáo viên: 
11
IV.1.7.
Đối với học sinh yếu kém: 
11
IV.1.8.
Đối với học sinh khá, giỏi (lớp mũi nhọn) 
12
IV.1.9.
Trong phụ đạo cho học sinh yếu kém thông qua tiết phụ đạo, tăng tiết.
12
IV.2
 Bản thân tôi đã dùng các giải pháp gián tiếp trong giảng dạy 
12
C.
KẾT LUẬN
14
 I.
Ý nghĩa của đề tài đối với công tác :
14
II.
Khả năng áp dụng
14
III. 
Bài học kinh nghiệm, hường phát triển :
15
IV.
Đề xuất, kiến nghị:
15
IV.1.
Đối với phụ huynh 
15
IV.2.
Với Nhà trường
16
IV.3.
Với Sở GD & ĐT và Phòng GD&ĐT
16
IV.4.
Với Xã hội
16
Tài liệu tham khảo:
	1) Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên về môn toán của Bộ Giáo Dục.
	2) Những vấn đền chung về đổi mới giáo dục THCS môn toán của Bộ giáo dục.
	3) Các giáo trình về phương pháp dạy toán.
	4) Tài liệu về ôn thi tuyển.
	5) Sách về một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học
	6) Sách giáo khoa, sách giáo viên.
	7) Chuẩn kiến thức kỹ năng, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng.

Tài liệu đính kèm:

  • docPP NCCL Toan 9.doc