Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phân biệt từ ghép với từ láy

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phân biệt từ ghép với từ láy

Xuất phát từ tình hình thực tế của việc dạy và học môn Ngữ Văn của giáo viên,và học sinh trường THCS Long Hưng nói chung , việc học tập môn Ngữ Văn khối lớp 7 nói riêng. Qua quá trình dạy học cho học sinh ở phân môn Tiếng Việt, bản thân tôi đã đúc rút được một số bài học về việc dạy và học trong đó có phương pháp mà tôi chọn để viết đề tài đó là “ Một số biện pháp phân biệt từ ghép với từ láy trong Tiếng Việt”

Việc quyết định viết bài sáng kiến này,bản thân tôi nhận thấy vấn đề tồn tại trong học sinh, và cả trong giáo viên còn lúng túng, có phần không phân biệt được đâu là từ ghép đâu là từ láy, trong hệ thống Tiếng Việt của chúng ta. Đồng thời qua đây, tôi cũng thấy mình cần phải tự học để nâng cao phương pháp dạy học cho bản thân mình.

Từ những cơ sở khoa học trên tôi đã quyết định chọn và viết sáng kiến này một phần để tham khảo ý kiến đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn và cũng là bài học cho bản thân và đồng nghiệp nào muốn tham khảo.

Rất mong được quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến cho tôi để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.

 

doc 7 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 2837Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phân biệt từ ghép với từ láy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LONG HƯNG
SÁNG KIẾN 
KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÂN BIỆT TỪ GHÉP VỚI TỪ LÁY”
Người thực hiện: Đỗ Anh Tuấn
Năm học: 2007-2008
PHẦN MỞ ĐẦU
I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Xuất phát từ tình hình thực tế của việc dạy và học môn Ngữ Văn của giáo viên,và học sinh trường THCS Long Hưng nói chung , việc học tập môn Ngữ Văn khối lớp 7 nói riêng. Qua quá trình dạy học cho học sinh ở phân môn Tiếng Việt, bản thân tôi đã đúc rút được một số bài học về việc dạy và học trong đó có phương pháp mà tôi chọn để viết đề tài đó là “ Một số biện pháp phân biệt từ ghép với từ láy trong Tiếng Việt”
Việc quyết định viết bài sáng kiến này,bản thân tôi nhận thấy vấn đề tồn tại trong học sinh, và cả trong giáo viên còn lúng túng, có phần không phân biệt được đâu là từ ghép đâu là từ láy, trong hệ thống Tiếng Việt của chúng ta. Đồng thời qua đây, tôi cũng thấy mình cần phải tự học để nâng cao phương pháp dạy học cho bản thân mình. 
Từ những cơ sở khoa học trên tôi đã quyết định chọn và viết sáng kiến này một phần để tham khảo ý kiến đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn và cũng là bài học cho bản thân và đồng nghiệp nào muốn tham khảo.
Rất mong được quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến cho tôi để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
II- MỤC ĐÍCH.
Trong quá trình dạy- học của bản thân, nhất là khi tiếp cận chương trình mới của Bộ GD, nhiều bài viết của học sinh và ngay cả kỹ năng dùng từ của bản thân còn thiếu chuẩn mực. Từ đó tôi quyết định tìm hiểu về từ ghép và từ láy trong hệ thống Tiếng Viêït của chúng ta. Vì vậy tôi viết sáng kiến này nhằm mục đích tham khảo ý kiến đồng nghiệp về khả năng phân biệt từ ghép với từ láy, hơn nữa là để áp dụng vào quá trình dạy học, giúp các em học sinh biết cách phân biệt từ ghép và từ láy để sử dụng từ đúng chuẩn mực hơn khi tạo lập văn bản.
III- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Đối tượng nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu tôi đặt trọng tâm là các em học sinh và môn Ngữ Văn lớp 7 ( phân môn Tiếng Việt), theo tôi chương trình Ngữ Văn lớp 7 là khó so với lứa tuổi các em học sinh, nhất là ở phân môn Tiếng. Thông qua kết quả thu được từ bài viết của các em học sinh khi đọc bài tôi nhận thấy các em còn sử dụng từ chưa đúng chuẩn mực sử dụng từ. Chính vấn đề đó tôi xác định ngay đối tượng mình cần nghiên cứu là đây. Nghiên cứu nó vừa là để trau rồi kiến thức cho bản thân vừa là giúp học sinh học tiến bộ hơn.
2- Phạm vi nghiên cứu:
 	 Xác định đối tượng của mình là ở phân môn Tiếng Việt lớp 7 phần từ loại, ngoài động từ, tính từ, danh từ thì một số từ loại khác trong đó từ ghép và từ láy là hai loại khến học sinh và cả giáo viên dễ nhầm lẫn khi dùng để đặt câu nhất là trong văn miêu tả và biểu cảm. Trong quá trình dạy học phân môn Tiếng cho các em học sinh tôi đã áp dụng vào để giúp các em lĩnh hội kiến thức tốt hơn khi tạo lập văn bản.
B- CƠ SỞ LÍ LUẬN, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
I- Cơ sở lí luận :
Sáng kiến được thực hiện dựa trên những cơ sở lí luận về lí thuyết như sau.
	+ Dựa vào những đặc điểm về cấu trúc ngữ pháp của từ. Ví dụ một từ được xem là từ ghép thì trật tự hai tiếng đó có thể đảo ngược được vị trí cho nhau thì đó là từ ghép.
	+ Trong trường hợp nếu cả hai yếu tố của từ phức đó có nghĩa thì từ phức ấy là từ ghép.
	+ Xem xét về khả năng kết hợp của 1 yếu tố chưa rõ nghĩa mà có thể kết hợp với nhiều từ gốc khác nhau thì đó không phải là từ láy.
	+ Mọi từ ( tiếng ) đều được phát ra từ miệng vì thế khả năng dựa vào âm vực cũng là một cơ sở. Nếu nó có cùng âm vực thì đó là từ láy.
	+ Một trong những cơ sở nữa là dựa vào quy luật hòa phối nguyên âm.
	+ Mọi từ đều có nguồn gốc của nó. Ta thấy từ láy chính là sản phẩm của phương thức láy, chỉ có từ có nguồn gốc thuần Việt mới có từ láy, còn các từ Hán Việt không phải là từ láy, cho dù chúng trùng lặp về ngữ âm.
Trên đây là những cơ sở lí luận mà tôi sử dụng để phân biệt từ ghép với từ láy trong Tiếng Việt nói chung trong chương trình Tiếng Việt lớp 7 nói riêng.
II- Nội dung nghiên cứu.
PHÂN BIỆT TỪ GHÉP VỚI TỪ LÁY
1- KHÁI NIỆM:
	a, Từ ghép:- Từ ghép chính phụ: Có tiếng chính và tiếng phụ bổ xung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
	VD: nhà ăn, bà ngoại, bà nội, thơm phức
Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ)
VD: quần áo, núi non, xinh đẹp
* Nghĩa của từ ghép:
Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
VD: thơm / thơm phức; nhà/ nhà ăn
Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo ta nó.
VD: quần khái quát hơn quần áo
b, Từ láy:
+ Láy toàn bộ: Các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn; nhưng cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối ( để tạo ra một sự hài hoà về âm thanh).
VD: đo đỏ, thăm thẳm, nhấp nhô
+Láy bộ phận: Các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.
VD: liêu xiêu, mếu máo, lanh lảnh, hững hờ
Nghĩa của từ láy: Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc ( tiếng gốc) thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái guảm nhẹ hoặc nhấn mạnh.
VD: Bà mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo con.
H: Nghĩa của từ láy nhẹ nhàng được tạo ra nhơ đâu?
Nx: Láy phần phụ âm đầu nh 
® Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng.
2- PHÂN BIỆT TỪ GHÉP VỚI TỪ LÁY.
	· Một số cách phân biệt từ ghép với từ láy:
	a, Đảo các yếu tố trong từ.
	Trong từ láy thường có một yếu tố gốc. Yếu tố có thể còn rõ nghĩa hoặc đã mờ nghĩa, nhưng nó thường đứng ở một vị trí nhất định ( trước hoặc sau yếu tố láy).Nghĩa là không thể đảo ngược được trật tự các yếu tố trong từ láy. Vì thế, nếu một từ phức (2 yếu tố = 2 tiếng) có thể đảo ngược thì đó là từ ghép.
-VD: Các từ sau sẽ là từ ghép.
+ lả lơi, thì thầm, thiết tha, tha thiết, ngại ngần, ngào ngào ngạt..
	b, Xem xét nghĩa của các yếu tố.
	Nếu không đảo ngược, nhưng cả 2 yếu tố của từ phức đều có nghĩa thì từ phức ấy là từ ghép vì từ láy có một yếu tố có nghĩa.
VD: đền đài, đất đai, ruộng rẫy, chùa chiền, bợm bãi( bãi: kẻ lừa đảo), tơ tưởng( tơ yêu)
c,Xem xét khả năng kết hợp của 1 yếu tố chưa rõ nghĩa.
Nếu trong từ phức có một yếu tố chưa rõ nghĩa (quy ước là Y) có khả năng kết hợp với nhiều yếu tố gốc ( quy ước là X ) khác nhau thì từ phức đó thường là từ ghép.
VD: Các từ sau là từ ghép
	X: rạng, rực ( rạng rỡ, rực rỡ)
	Y: rỡ ( rờ rỡ)
	Trọc, khóc, lăn, cóc, khoác, phét( tiếp tục phân tích)
	d, Xem xét quy luật hài thanh.
	Nếu các yếu tố trong 1 từ phức có thanh điệu không cùng âm vực thì từ phức ấy là từ ghép.
VD: - Âm vực cao: thanh ngang , hỏi, sắc.
 -Âm vực thập: huyền, hỏi, ngã, nặng.
+ khít khịt ( cao thấp).
+ hộc tốc( thấp cao)
	e, Xem xét quy luật hoà phối nguyên âm.
	Nếu các yếu tố trong 1 từ phức có phụ âm đầu giống nhau, nhưng nguyên âm làm âm chính ( cả đơn và đôi) không có cùng độ mở thì từ phức ấy là từ ghép.
VD; các từ sau là từ ghép: 
+ Hàng (dòng) trước, không tròn môi: Độ mở hẹp: i, iê (hẹp), ê (hơi hẹp), e (hơi rộng).
Gồm: hể hả, nhuế nhoá, xuề xoà, lúc lắc, tung tăng, vùng vằng, rỉ rả
Lưu ý: Các nguyên âm phải khác dòng ( hàng)
VD: hể ( ê: hơi hẹp, hàng trước) hả(a: rộng, hàng sau)
g, Dựa vào nguồn gốc của từ
Từ láy là sản phẩm của phương thức láy, một phương thức tạo từ Tiếng Việt. Do đó chúng là những từ thuần Việt. Các từ Hán -Việt không phải từ láy, cho dù chúng có sự trùng lặp nào đó về ngữ âm.
VD: linh tinh, lục tục, mĩ mãn, nhũng nhiễu, thất thố( là những từ ghép).
Từ những cơ sở trên có thể kết luận rằng
h, Các từ láy có nhiều tiếng ( từ 3 tiếng trở lên) thì đó là từ láy
VD: Tất tần tật; sạch sành sanh; lóng la lóng lánh.
Để xác định từ láy đích thực.
Căn cứ vào 7 cách xác định, nhận biết từ ghép với từ láy, các từ láy đích thực phải thoả mãn các điều kiện sau:
Không đảo được các yếu tố
Chỉ có một yếu tố ( tiếng) có nghĩa.
Không có một yếu tố chung cho từ nhiều phức.
Các thanh điệu phải cùng âm vực.
Phụ âm đầu giống nhau, âm chính ( nguyên âm) phải có cùng độ mở.
Từ phức Hán Việt không phải là từ láy
Các từ phức có 3 tiếng trở lên thì đó là từ láy
Trên đây là phần nôïi dung của cơ sở lí luận và nội dung nghiên cứu của bản thân về một số cách phân biệt từ ghép với từ láy. Rất mong nhận đuợc sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô!
Kính chào bạn đọc!

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM NV7.doc