Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS

A. MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Vật lí học là cơ sở của nhiều ngành khoa học kỹ thuật quan trọng. Vật lí gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật vì vậy những hiểu biết và nhận thức vật lí có giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất.

Việc vận dụng các phương pháp tích cực trong dạy học nói chung và trong dạy học Vật Lý nói riêng là một nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, hiện nay các phương pháp dạy học truyền thống " thầy đọc trò chép, thuyết trình .” không còn phù hợp nữa. Phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh.

Vì vậy chúng ta đặt ra vấn đề làm sao để các tiết học có thí nghiệm học sinh được nghiên cứu, quan sát một thí nghiệm cụ thể, chính xác khoa học. Học sinh bước đầu làm quen với bộ môn Vật lí luôn hứng thú với các tiết học trên lớp thì phải trang bị phương tiện, dụng cụ dạy học đầy đủ.

Qua hàng năm nhìn lại những dụng cụ thí nghiệm đã qua sử dụng có phần hư hỏng mỗi một giáo viên ai cũng có sự lo lắng cho những năm học tiếp theo, để có những thí nghiệm đầy đủ cho tất cả học sinh và cho tất cả các bài học.

 Xuất phát từ những lý do trên cùng với quá trình tích luỹ các kinh nghiệm giảng dạy các năm qua, tôi mạnh dạn đưa ra “một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS”.

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 875Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Vật lí học là cơ sở của nhiều ngành khoa học kỹ thuật quan trọng. Vật lí gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật vì vậy những hiểu biết và nhận thức vật lí có giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất. 
Việc vận dụng các phương pháp tích cực trong dạy học nói chung và trong dạy học Vật Lý nói riêng là một nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, hiện nay các phương pháp dạy học truyền thống " thầy đọc trò chép, thuyết trình ...” không còn phù hợp nữa. Phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh.
Vì vậy chúng ta đặt ra vấn đề làm sao để các tiết học có thí nghiệm học sinh được nghiên cứu, quan sát một thí nghiệm cụ thể, chính xác khoa học. Học sinh bước đầu làm quen với bộ môn Vật lí luôn hứng thú với các tiết học trên lớp thì phải trang bị phương tiện, dụng cụ dạy học đầy đủ. 
Qua hàng năm nhìn lại những dụng cụ thí nghiệm đã qua sử dụng có phần hư hỏng mỗi một giáo viên ai cũng có sự lo lắng cho những năm học tiếp theo, để có những thí nghiệm đầy đủ cho tất cả học sinh và cho tất cả các bài học.
 Xuất phát từ những lý do trên cùng với quá trình tích luỹ các kinh nghiệm giảng dạy các năm qua, tôi mạnh dạn đưa ra “một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS”.
II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
1. Mục đích nghiên cứu:
Việc sử dụng thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng, hiệu quả của giờ lên lớp. 
Tìm ra hướng đi đúng để khắc phục tình trạng xuống cấp của thiết bị thí nghiệm, đó là việc sửa chữa một số đồ dùng, thiết bị đơn giản phục vụ cho dạy học Vật lí.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. 
Thu thập các thông tin về đồ dùng dạy học Vật lý. 
Tìm hiểu thực tiễn về công tác sửa chữa một số đồ dùng dạy học đơn giản trên địa bàn huyện và cụ thể công tác này ở trường THCS Tân Hội Trung.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Nhóm các phương pháp nghiên cứu: quan sát, thực hành, đàm thoại, ...
Đọc tài liệu, nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Vật lí bậc THCS.
Phân tích, tổng hợp, rút ra nhận xét, rút kinh nghiệm tổng kết.
III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI :
Việc nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí được thực hiện trong phạm vi hoạt động dạy và học Vật lí của giáo viên và học sinh trường THCS Tân Hội Trung và một số các loại đồ dùng dạy học được trang bị của bộ môn Vật lý. 
Hoạt động của giáo viên trong việc sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn vật lý ở trường THCS Tân Hội Trung.
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN :
	Tháng 8 năm 2011: Xây dựng đề cương cho đề tài
	Tháng 9 năm 2011: Tiến hành khảo sát kết quả học tập của học sinh và thống kê các thiết bị hư hỏng trong phòng thiết bị vật lí. Lên kế hoạch sử dụng đồ dùng dựa theo phân phối chương trình và kế hoạch chuyên môn.
	Tháng 10 năm 2011: lên kế hoạch sửa chữa các thiết bị hư hỏng.
Cuối học kì I: Thống kê tình hình thực hiện và kết quả đạt được.
Cuối năm: Tồng kết rút kinh nghiệm cho năm học mới.
 B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Môn vật lý ở trường THCS được giảng dạy chủ yếu bằng phương pháp thực nghiệm, thiết bị là phương tiện dạy học quan trọng quyết định đến hiệu quả giảng dạy, nó góp phần đắc lực cho người giáo viên khi truyền thụ kiến thức cho học sinh và có ảnh hưởng quan trọng đến tư duy sáng tạo của học sinh khi tìm hiểu và chiếm lĩnh khoa học.
Các bài dạy có thí nghiệm trong chương trình rất nhiều, có gần như hầu hết trong các bài học. Chương trình đề cập đến các hiện tượng các quá trình và các khái niệm vật lí về Cơ học Nhiệt học, Điện học, Quang học chủ yếu ở mức độ định tính và ở mức độ định lượng. 
Đối với việc giảng dạy môn vật lý thì việc sử dụng thiết bị dạy học là một việc làm không thể thiếu được trong quá trình dạy học bởi vì đặc thù của môn vật lý là một môn khoa học thực nghiệm, các tri thức khoa học được rút ra từ việc quan sát các hiện tượng, thu thập thông tin và làm thí nghiệm để khẳng định sự đúng đắn của tri thức khoa học. Muốn vậy thì các giáo viên phải khai thác triệt để kỹ năng sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học hiện có. Đồng thời việc tiến hành trực tiếp các thí nghiệm Vật lí tạo điều kiện rèn luyện cho học sinh các kĩ năng thực hành, các thái độ ứng xử thực tiển rất cần thiết cho việc học vật lí ở các lớp bậc trung học phổ thông. Do đó trong quá trình dạy học phải cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với các đồ dùng thí nghiệm. Nếu thí nghiệm tiến hành bị sự cố thì giáo viên giảng dạy là người đầu tiên phải tích cực sửa chữa các đồ dùng thí nghiệm đó. Với mục đích cuối cùng là đảm bảo cho học sinh tiếp cận kiến thức khoa học. 
II. CƠ SỞ THỰC TIỂN :
Trong các trường THCS hiện nay, thiết bị dạy học đã có ở phòng thí nghiệm được Bộ giáo dục và Đào tạo trang bị tương đối đầy đủ. 
Qua nghiên cứu chương trình và trong quá trình dạy học, bản thân nhận thấy rằng người thầy không chỉ dừng lại ở việc giảng dạy, sử dụng đồ dùng dạy học hiện có mà còn biết sửa chữa một số đồ dùng dạy học đơn giản phục vụ cho các thí nghiệm. Việc sửa chữa đồ dùng dạy học là một công việc cần thiết đặt ra cho tất cả các giáo viên. 
Trong quá trình dạy học, bản thân tự nhận thấy rằng: sử dụng thiết bị dạy học là công việc quan trọng của người giáo viên và qua thời gian các đồ dùng thí nghiệm thường xuống cấp, hư hỏng, không đáp ứng được yêu cầu của thí nghiệm thì cần phải khắc phục sửa chữa.
II. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN KHI SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ VIỆC SỬA CHỮA ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THCS.
Nhân viên phụ trách phòng thiết bị chưa thực sự nắm chắc chuyên môn, chưa qua đào tạo nên chưa nắm hết các danh mục thiết bị hiện có. 
Thời gian làm việc mang tính hành chính, chưa kiểm tra những thiết bị hư hỏng nhẹ để tu sửa.
Đối với giáo viên dạy Vật lí do chưa có kế hoạch và thời gian để sửa chữa một số đồ dùng bị hư hỏng nhẹ hoặc một số đồ dủng bị hư hỏng không còn sử dụng được, dẫn đến một số tiết không sử dụng đồ dùng dạy học.
Qua kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi thấy việc sử dụng thiết bị dạy học trong môn Vật lí đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị bài thật chu đáo cẩn thận, phải chuẩn bị đầy đủ các thiết bị dạy học cần thiết, phải làm trước các thí nghiệm sao cho đạt kết quả mong muốn. Chính vì yêu cầu đó làm cho giáo viên nâng cao ý thức tự giác tinh thần trách nhiệm để đạt hiệu quả cao cho các giờ dạy. 
Học sinh tuy đã quen hơn trong việc sử dụng thiết bị, song nội dung thí nghiệm khó mất nhiều thời gian làm thí nghiệm. Hơn nữa số lượng thiết bị còn ít nên còn những học sinh chưa được trực tiếp làm thí nghiệm .
Hiện nay trường THCS Tân Hội Trung nói riêng và một số trường thuộc địa bàn huyện nói chung tuy đã có phòng học thực hành riêng, có cán bộ phụ trách thí nghiệm nhưng chưa giúp cho giáo viên chuẩn bị tốt và thực hiện tốt các bài thí nghiệm thực hành do đó việc sử dụng thiết bị của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn.
Giáo viên phải khắc phục khó khăn trước mắt sử dụng tốt các thiết bị dạy học để giảng dạy sao cho đạt hiệu quả cao nhất đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay.
Ngoài ra trong các giờ dạy có sử dụng thiết bị dạy học giúp học sinh phải tự nghiên cứu làm thí nghiệm để rút ra kiến thức, giáo viên không phải giải thích nhiều vì kết quả rút ra là do chính học sinh tìm được bên cạnh đó giáo viên cũng thấy rất thoải mái tự tin vì đã gây được lòng tin đối với học sinh qua các thí nghiệm Vật lí và cuốn hút các em học Vật lí. 
Qua các giờ học môn Vật lí tôi nhận thấy rằng việc sử dụng các thiết bị dạy học đã làm cho không khí lớp học sôi nổi hào hứng, vui vẻ thoải mái hơn, gây được hứng thú học tập đối với học sinh , giúp học sinh yêu thích môn Vật lí. 
Các thí nghiệm được trang bị theo danh mục đã đáp ứng phần nào những yêu cầu cơ bản về thí nghiệm cho từng bài học trong chương trình. 
Nhìn chung chất lượng các thiết bị được cấp bước đầu sử dụng khá tốt, trong dạy học đảm bảo tính thành công của thí nghiệm khá cao. Tuy nhiên trong quá trình dạy học vẫn gặp phải khó khăn vướng mắc, đó là một số thiết bị qua thời gian sử dụng đã có sự xuống cấp nên ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm rất lớn.
III. CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG VÀ SỬA CHỮA ĐỒ DÙNG DẠY HỌC BỘ MÔN VẬT LÍ. 
1. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học môn Vật lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học:
Thứ nhất: Để giúp cho giáo viên sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học thì Ban giám hiệu cần có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên. Thường xuyên dự giờ thăm lớp, góp ý cùng tổ chuyên môn về những chuyên đề sử dụng thiết bị dạy học sao cho có hiệu quả cao nhất, luôn động viên khích lệ tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên khắc phục khó khăn khi điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu, các thiết bị đôi khi còn chưa chính xác.
Thứ Hai : Các tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề đưa ra bàn bạc trao đổi những vấn đề trong đổi mới phương pháp dạy học. Từ đó rút ra những kinh nghiệm, những bài học bổ ích trong việc sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học sao cho có hiệu quả cao nhất nhằm không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng dạy học.
Thứ Ba : Mỗi một giáo viên cần phải phải nắm vững mục tiêu dạy học, kế hoạch dạy học, nhiệm vụ hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng triệt để có hiệu quả các phương tiện dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy. Thực sự yêu nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu. 
Người thầy luôn đổi mới phương pháp, sử dụng có hiệu quả các thiết bị day học nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo, tích cực của học sinh. Đa dạng hoá hình thức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học.
Thiết bị dạy học được sử dụng vào lúc cần thiết của bài học, lúc học sinh muốn được quan sát trong trạng thái tâm lý phù hợp nhất. Thiết bị dạy học được sử dụng có hiệu quả cao nếu được sử dụng đúng lúc, đúng nội dung và phương pháp. 
Khi tiến hành thí nghiệm cần tìm vị trí lắp đặt thiết bị dạy học trên lớp hợp lý nhất, để học sinh ngồi ở mọi vị trí trong lớp có thể quan sát được, vị trí đặt thiết bị dạy học phải đảm bảo yêu cầu về chiếu sáng. 
Thiết bị dạy học được sử dụng có sự kết hợp chặt chẽ với các phương pháp dạy học khác nhau nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh tiếp nhận kiến thức một cách chủ động sáng tạo. 
Hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học còn phụ thuộc vào sự ham muốn thích thú của học sinh , giáo viên phải tạo ra sự ham muốn đó bằng các việc làm cụ thể như đặt ra tình huống có vấn đề trong quá trình sử dụng thiết bị dạy học. 
2. Các biện pháp hạn chế hư hỏng và sửa chữa một số thiết bị dạy học đơn giản: 
Ban giám hiệu phải có kế hoạch tu s ... n, tu sửa đồ dùng theo định kỳ, phải nắm được các nguyên tắc cơ bản của một số thiết bị đơn giản. Sắp xếp thiết bị phải khoa học theo từng môn, từng lớp...
Công tác bảo quản thiết bị là một trong những yếu tố quyết định đến độ bền của các đồ dùng thí nghiệm, cho nên việc bảo quản đồ dùng là rất cần thiết. Trước hết đó là việc sắp xếp đồ dùng ở phòng thiết bị cũng như phòng bộ môn phải khoa học hợp lí đúng từng danh mục. Phải lau chùi sạch sẽ và lau khô thiết bị sau khi thực hành xong. Các thiết bị về điện như nguồn pin, đèn pin,... phải để ở vị trí khô ráo và để xa các loại đồ dùng về chất lỏng, dung môi. Các loại kim nam châm không được để gần với các nam châm có từ tính mạnh. Phải tiến hành kiểm tra công tác bảo quản thường xuyên và lau chùi thiết bị đúng định kì.
Đối với dụng cụ thí nghiệm vật lí, trong quá trình giảng dạy người giáo viên phải xác định được những loại đồ dùng nào dễ hỏng, dễ khắc phục và loại đồ dùng nào việc hỏng ít xảy ra.
Một số ví dụ đồ dùng thiết bị đơn giản hay bị hỏng và cách sửa chữa:
+ Các trục con lăn ở thí nghiệm trong máng Mắc xoen bị ô xi hoá.
+ Một số dụng cụ thí nghiệm về tính dẫn nhiệt của các chất thường bị hỏng ở đầu vặn các ốc vít nhỏ nên không lắp được vào giá chung.
+ Các màng cao su ở thí nghiệm áp suất chất lỏng thường bị rách hoặc bị lỏng không gắn vào được các ống thuỷ tinh...
+ Các dây điện trở bị đứt bị bung dây ra ngoài hoặc không tiếp xúc, dẫn điện kém.
+ Hệ thống dây nối và các chốt cắm đơn thường bị tách rời ra khỏi nhau.
+ Các giá lắp pin bị ô xi hoá theo thời gian nên tiếp xúc dẫn điện kém.
+ Các biến trở qua thời gian con chạy không tiếp xúc với cuộn dây nên chập chờn khi sử dụng.
+ Các kim nam châm và các thanh nam châm có cái chỉ các cực không đúng so với màu sơn.
+ Các thanh ray và thanh nằm ngang trong thí nghiệm lực điện từ làm bằng đồng nên một số cái bị ô xi hoá nên tiếp xúc về điện kém.
+ Một số cuộn dây tạo nam châm điện bị đứt hoặc tiếp xúc điện kém.
+ Các máy phát điện (một chiều, xoay chiều) nhiều cái bộ phận chổi quét và ổ góp điện tiếp xúc kém nên phát điện chập chờn.
+ Một số hộp quan sát ánh sáng tán xạ ở các vật màu không hoạt động được.
Sửa chữa các hư hỏng của đồ dùng dạy học Vật lí: 
Khắc phục hư hỏng ở lò xo lá khá đơn giản, bằng cách thay óc vít mới và cưa ngắn đoạn cán nhựa sau đó dùng keo 502 dán cố định lò xo với cán.
Một số dụng cụ thí nghiệm về tính dẫn nhiệt của các chất thường bị hỏng ở đầu vặn các ốc vít nhỏ nên không lắp được vào giá chung, ta phải dùng dũa, dũa lại phần êcu sau đó dùng kìm vặn vào giá đở.
Các màng cao su ở thí nghiệm áp suất chất lỏng thường bị rách hoặc bị lỏng không gắn vào được các ống thuỷ tinh, ta thường dùng các sợi dây cao su nhỏ để gắn chặt màng cao su vào ống thuỷ tinh hoặc thay mới màng cao su.
Với các giá lắp pin bị hỏng hoặc tiếp xúc điện kém, ta thường xuyên dùng giấy nhám đánh bóng phần tiếp xúc ở cực âm và cực dương của giá lắp, dùng miếng bìa nhỏ chêm giữa hai cặp pin để pin nằm cố định trong giá. Trường hợp các chốt tiếp điện bị hỏng thì phải hàn dây vào các chốt sau đó dùng kìm xiết óc vít lại cho chặt.
Đối với các dây điện trở bị đứt biện pháp duy nhất là phải hàn nối lại với chốt tiếp điện sau đó dùng keo dán cố định trên giá hình trụ. Khi hàn vì loại dây constantan nên khó dính với thiếc do đó người hàn phải nối với một đoạn dây đồng. Hàn xong, dùng Ôm kế kiểm tra lại một lần nữa.
Với hệ thống dây nối và các chốt cắm đơn thường bị tách rời ra khỏi nhau, cách tốt nhất xử lí mang tính lâu dài là trước khi vặn vào chốt cắm phải cho thiếc hàn vào các đầu nối của dây. Cách làm: Dùng mõ hàn tẩm nhựa thông vào các mối nối sau đó cho thiếc vào vừa đủ sau đó vặn dây cố định vào chốt cắm.
Đối với các biến trở con chạy thường hay chập chờn khi khi lắp vào mạch điện ta nên dùng Ôm kế kiểm tra lại các mối nối nếu bị hở thì cần dùng kìm xiết chặt lại sau đó dùng cờlê mở trục gắn con chạy tháo con chạy ra dùng giấy nhám đánh sạch lớp bị ô xi hoá ở phần tiếp xúc với cuộn dây sau đó lắp lại và dùng Ôm kế kiểm tra một lần nữa. 
Các thanh ray và thanh nằm ngang trong thí nghiệm lực điện từ làm bằng đồng nên một số cái bị ô xi hoá nên tiếp xúc về điện kém, cách tốt nhất ta dùng giấy nhám mịn đánh nhẹ lên phần tiếp xúc giữa hai thanh đồng làm ray và thanh đồng lăn nằm ngang, sau đó dùng ôm kế kiểm tra lại sự tiếp xúc.
Các máy phát điện bộ phận chổi quét và và cổ góp điện tiếp xúc kém, nguyên nhân chủ yếu là do phần cổ góp bị ô xi hoá ta nên dùng giấy nhám đánh bóng lại phần cổ góp và dùng kìm vặn lại các chổi quét sao cho tiếp xúc tốt.
IV. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
1. Hiệu quả chung: 
Khi thực hiện tốt các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học thì chất lượng dạy học được nâng cao. Giáo viên cảm thấy thoải mái tự tin vì đã tạo được lòng tin đối với học sinh qua các thí nghiệm và cuốn hút các em học Vật lí. 
Với việc bắt tay trực tiếp vào sửa chữa đồ dùng dạy học đơn giản bản thân đã thu được một số kết quả ban đầu khá khả quan.
Đó là: Bước đầu đảm bảo các tiết học đều có dụng cụ thí nghiệm, khắc phục được các hư hỏng cơ bản của đồ dùng dạy học do Bộ Giáo Dục trang bị và giải quyết được việc thiếu một số thiết bị dạy học trong các bài học.
Những đồ dùng tự sửa chữa đã phần nào giải quyết được việc thiếu đồ dùng dạy học ở một số tiết học. 
Các dụng cụ được sửa chữa khi đưa vào giảng dạy đảm bảo tính thành công cao. Tiết kiệm được tiền của nhà nước.
2. Hiệu quả cụ thể:
TT
Lớp
Sỉ số
Khảo sát đầu năm
Học kì I
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
1
9A1
31
19
7
5
25
6
2
9A2
30
3
10
11
6
6
21
3
3
9A3
30
2
15
8
5
5
18
6
1
4
9A4
28
0
3
12
8
5
1
5
17
5
5
9A5
28
0
3
18
5
2
3
7
16
2
Bảng thống kê kết quả học tập môn vật lí của học sinhlớp9. 
TT
Tên đồ dùng dạy học
Số lượng hư hỏng
Số lượng được sửa chữa
1
Dây nối
60
50
2
Giá lắp pin
10
8
3
Biến trở
6
5
4
Cuộn dây
8
6
5
Máy phát điện
6
3
Bảng thống kê kết quả sửa chữa đồ dùng dạy học của giáo viên.
 C. KẾT LUẬN
I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC
Thiết bị dạy học được sử dụng có sự kết hợp chặt chẽ với các phương pháp dạy học khác nhau nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh tiếp nhận kiến thức một cách chủ động sáng tạo. 
Hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học còn phụ thuộc vào sự ham muốn thích thú của học sinh , giáo viên phải tạo ra sự ham muốn đó bằng các việc làm cụ thể như đặt ra tình huống có vấn đề trong quá trình sử dụng thiết bị dạy học.
Các biện pháp hạn chế hư hỏng và sửa chữa một số thiết bị dạy học đơn giản rất dễ thực hiện. 
Nhiều thiết bị dạy học thuộc bộ môn vật lí được sửa chữa và đưa vào sử dụng trở lại một cách bình thường, tiết kiệm được một phần chi phí đáng kể cho phòng thực hành vật lí.
II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
	Căn cứ vào nội dung các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn vật lí ở trường THCS cho thấy tất cả giáo viên dạy bộ môn vật lí đều có thể áp dụng được. Hiệu quả của đề tài càng được nâng cao khi ý thức trách nhiệm, khả năng phối hợp với bộ phận chuyên môn - học sinh trong nhà trường và kỹ năng lên kế hoạch, tổ chức thực hiện của giáo viên càng hoàn thiện. 
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Trong quá trình giảng dạy môn Vật lí người giáo viên luôn luôn phải sử dụng các đồ dùng thiết bị thí nghiệm.
Các tiết học có sử dụng đồ dùng dạy học bao giờ cũng đảm bảo mức độ thành công cao tạo không khí học tập sôi nổi và gây hứng thú học tập cho học sinh.
Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học và thường xuyên nghiên cứu thí nghiệm Vật lí từ đó tìm ra những nhược điểm của thiết bị để tiến hành khắc phục sửa chữa.
Chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu khi tiến hành thí nghiệm cũng như khi sửa chữa đồ dùng dạy học.
Giáo viên luôn có ý thức vươn lên trong giảng dạy, nhiệt tình với công việc sửa chữa một số đồ dùng dạy học đơn giản.
Luôn đúc kết, rút kinh nghiệm sau mỗi lần làm thí nghiệm để có hướng khắc phục bổ sung.
Việc sử dụng thiết bị được tiến hành thường xuyên liên tục có hiệu quả sẽ tạo ra hứng thú học tập, phát huy tính tích cực sáng tạo rèn kỹ năng thực hành của học sinh.
Xây dựng đội ngũ cán sự lớp thật tốt để kết hợp với giáo viên trong quá trình tổ chức dạy học (phân nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm). 
Rèn kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học và hướng dẫn học sinh sử dụng thiết bị dạy học đúng quy trình, mục đích, khoa học, chính xác.
Sau mỗi thí nghiệm thiết bị phải được lau chùi cẩn thận để đúng vị trí tránh va đập và gây đổ vỡ.
IV. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
 Nhà trường thường xuyên theo dõi đánh giá việc sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học của trường, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, các buổi tập huấn về sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường để trao đổi rút kinh nghiệm lẫn nhau. Có kế hoạch bổ sung trang thiết bị phục vụ giảng dạy, quản lý tốt thiết bị được cấp, hàng năm tổ chức thi làm, sửa chữa đồ dùng dạy học để giáo viên phát huy được tính sáng tạo trong dạy học.
Với những nội dung trên bản thân mong muốn làm phong phú thêm các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa một số đồ dùng dạy học đơn giản. Trên đây là những suy nghĩ, những việc đã làm và đang thực hiện trong quá trình công tác giảng dạy tại trường THCS Tân Hội Trung. Do trong tương lai các dụng cụ dạy học sẽ tiếp tục xuống cấp cần sửa chữa, vì vậy tôi xin được trình bày để đồng nghiệp tham khảo và có những góp ý chân thành để cùng góp phần nhỏ vào phong trào chung trong sự nghiệp giáo dục hiện nay.
 Tân Hội Trung, ngày 01 tháng 3 năm 2012
 Người thực hiện
	 Trần Kim Luận
TRANG PHỤ LỤC
Phần I: Mở đầu
Lý do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. 
Phần II: Nội dung
I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học môn Vật lí 
1. Cơ sở lý luận 
2. Cơ sở thực tiễn 
II. Thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học và việc sửa chữa đồ dùng dạy học Vật lí ở trường THCS. 
III. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí. 
1. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học môn Vật lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học 
2.Các biện pháp hạn chế hư hỏng và sửa chữa một số thiết bị dạy học đơn giản 
IV. Hiệu quả áp dụng 
Phần III: Bài học kinh nghiệm và tổng kết
1. Kết quả thực hiện 
2. Bài học kinh nghiệm 
3. Tổng kết 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Sách giáo khoa Vật lí (7,8,9) bậc THCS.
- Sách giáo viên Vật lí (7,,8,9) bậc THCS.
- Sách bài tập Vật lí bậc (7,8,9) bậc THCS.
- Danh mục thiết bị khối 7,8, 9 trong phòng thiết bị.
Nhận xét của hội đồng thẩm định:
	Tân Hội Trung, ngày.....tháng.......năm 2012
 Xác nhận của hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docmot so bien phap nang cao hieu qua su dung thietbi day hoc va sua chua do dung day hoc bo monVat li.doc