Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tạo hứng thú cho học sinh trong các bài học thuộc chủ đề đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tạo hứng thú cho học sinh trong các bài học thuộc chủ đề đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 9

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

 Môn Giáo dục công dân trong nhà trường nói chung và ở trường Trung học cơ sở (THCS) nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Một trong những tư tưởng đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh. Luật Giáo dục đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản” (Điều 27, Luật Giáo dục, năm 2005, NXB GD, trang 32)

Để phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh, các hoạt động giáo dục và các môn học đều có vai trò và ý nghĩa quan trọng. Trong đó môn Giáo dục công dân (GDCD) chiếm một vị trí đặt biệt quan trọng trong giáo dục tư tưởng, tình cảm, lý tưởng, niềm tin đạo đức, văn hóa, thẫm mỹ, lối sống mà chính những cái đó làm nền tảng, động lực cho sự phát triển đúng đắn của thế hệ trẻ. Được cung cấp những tri thức, tình cảm, kĩ năng, hành vi phù hợp với những yêu cầu kĩ năng, yêu cầu của cuộc sống xã hội mà học sinh có thể sống hòa nhập trong xã hội với tư cách là công dân thực thụ, năng động và sáng tạo, có bản lĩnh để sống hội nhập với những năng lực cơ bản của con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như: năng lực tự hoàn thiện, tự khẳng định, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực thích ứng, năng lực tổ chức quản lý, năng lực hoạt động xã hội,

Song song bên cạnh đó, môn GDCD cũng nhằm giúp cho học sinh hiểu những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực, có ý thức tuân thủ pháp luật và có khả năng thực hiện đúng những quy định của pháp luật.

 

doc 19 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1222Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tạo hứng thú cho học sinh trong các bài học thuộc chủ đề đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CAO LÃNH
TRƯỜNG THCS TÂN NGHĨA
ĐỀ TÀI KINH NGHIỆM
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG CÁC BÀI HỌC THUỘC CHỦ ĐỀ ĐẠO ĐỨC MÔN GDCD LỚP 9
 GV: LÊ THANH TÂM
 Tháng 03/2012
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Môn Giáo dục công dân trong nhà trường nói chung và ở trường Trung học cơ sở (THCS) nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Một trong những tư tưởng đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh. Luật Giáo dục đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản”(Điều 27, Luật Giáo dục, năm 2005, NXB GD, trang 32)
Để phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh, các hoạt động giáo dục và các môn học đều có vai trò và ý nghĩa quan trọng. Trong đó môn Giáo dục công dân (GDCD) chiếm một vị trí đặt biệt quan trọng trong giáo dục tư tưởng, tình cảm, lý tưởng, niềm tin đạo đức, văn hóa, thẫm mỹ, lối sốngmà chính những cái đó làm nền tảng, động lực cho sự phát triển đúng đắn của thế hệ trẻ. Được cung cấp những tri thức, tình cảm, kĩ năng, hành vi phù hợp với những yêu cầu kĩ năng, yêu cầu của cuộc sống xã hội mà học sinh có thể sống hòa nhập trong xã hội với tư cách là công dân thực thụ, năng động và sáng tạo, có bản lĩnh để sống hội nhập với những năng lực cơ bản của con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như: năng lực tự hoàn thiện, tự khẳng định, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực thích ứng, năng lực tổ chức quản lý, năng lực hoạt động xã hội,
Song song bên cạnh đó, môn GDCD cũng nhằm giúp cho học sinh hiểu những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực, có ý thức tuân thủ pháp luật và có khả năng thực hiện đúng những quy định của pháp luật.
 Bàn về giáo dục đạo đức học sinh thông qua môn GDCD trong nhà trường, giáo sư Trần Thanh Đạm phân tích: “ phải thấy rằng giáo dục đạo đức khó hơn trí dục vì giáo dục đạo đức không có một đề cương, giáo án nào có sẵn, giáo dục đạo đức không tách ra đứng một mình mà được lồng ghép vào từng bài giảng, thấm sâu vào học sinh mỗi ngày”. Giáo dục đạo đức học sinh thông qua môn học không chỉ là lời nói suông theo kiểu “đao to búa lớn” mà thấm vào từng trang sách, bài học qua những việc làm cụ thể và những hành động thiết thực. 
 Trước đây, bộ môn Giáo dục công dân (GDCD) không được coi trọng ở trường phổ thông, người dạy thường trái ban. Vì vậy, giáo viên dạy bộ môn này chưa có sự đầu tư trong bài dạy. Nội dung bài dạy đơn điệu, sơ sài. Hiện nay, bộ môn GDCD đã được chỉ đạo cải tiến về phương pháp dạy học cùng những kỳ thi giáo viên giỏi qua từng cấp, đặc biệt hằng năm Phòng giáo dục có thanh tra giáo viên dạy bộ môn này. Qua những đợt hội giảng, thi giáo viên giỏi các cấp hay những đợt thanh tra chuyên môn, giáo viên được cọ sát, học hỏi rất nhiều. Song nếu chỉ qua những đợt thi đó thì chưa đủ mà giáo viên còn phải tìm tòi, sáng tạo phương pháp dạy học mới để phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học đồng thời khêu gợi niềm say mê, háo hức của học sinh với bộ môn giáo dục nhân cách này. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: "Tạo hứng thú cho học sinh trong các bài học thuộc chủ đề đạo đức môn Giáo dục công dân –Lớp 9" 
 PHẦN II: NỘI DUNG
 I/ Cơ sở xuất phát
 1. Cơ sở lí luận: 
Xác định nhiêm vụ chính trị quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm đáp ứng công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, công tác giáo dục và đào tạo có một vị trí quan trọng quyết định đến “chiến lược con người”. Từ đó giáo dục và đào tạo từng bước phải tự đổi mới để thực hiện ngày càng có hiệu quả theo mục tiêu. Trong đó vai trò môn GDCD có vị trí quan trọng: đào tạo công dân có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân trước pháp luật, có hoài bảo, có lý tưởng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dânlà công dân tốt để làm chủ đất nước góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Để làm được điều đó, việc giảng dạy môn GDCD không những dạy chữ mà kết hợp với dạy làm người thông qua môn học về những quy tắc của sinh hoạt chung trong xã hội và hành vi của con người; quy định nghĩa vụ của người này đối với người khác và đối với xã hội. Hay nói cách khác đó là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với con người, với công việc, với bản thân và cả đối với thiên nhiên và môi trường sống. 
2. Cơ sở thực tiển:
 Như chúng ta đã biết ngành giáo dục đã trải qua rất nhiều cuộc cải cách giáo dục và đã phấn đấu thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ, đáp ứng phù hợp với yêu cầu của các giai đoạn cách mạng mới.Tuy nhiên, ngành giáo dục vẫn còn trăn trở cùng sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phương pháp giáo dục đào tạo nêu trên, tuy có được nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn học tập cũng như đời sống hằng ngày nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn. Vì sao vậy? Có rất nhiều lí do dẫn đến việc giáo dục nhân cách cho học sinh chưa đạt hiệu quả cao. 
 Vấn đề trước hết phải kể đến đó là xã hội, gia đình và bản thân ngành giáo dục còn chú trọng các môn khoa học nhằm nâng cao trí tuệ mà chưa chú ý nâng cao nhân cách cho học sinh, nghĩa là chỉ chú ý rèn tài mà chưa chú ý rèn đức. Một vấn đề nữa là lượng thời gian dành cho bộ môn này còn ít (1 tiết / tuần ). Sách mới viết hiện nay nội dung rất phong phú, hợp với trình độ học sinh nhưng nếu giáo viên dạy bộ môn mà không có sự đầu tư, liên hệ, ứng dụng thực tiễn thì giờ học sẽ rất nhàm chán, thậm chí học sinh không chú ý lắng nghe. Thực tế đã cho thấy hầu hết học sinh không hứng thú học bộ môn này. 
 Thông qua việc dự giờ các lớp và tình hình giảng dạy chung của khối lớp 9, tôi nhận thấy điểm hạn chế tồn tại tập trung ở phương pháp truyền thụ kiến thức của giáo viên cho học sinh. Trước hết là sự đầu tư cho giờ dạy còn hạn chế dẫn đến giờ học khô khan, không đọng lại trong tâm trí học sinh một hình ảnh hoặc một ấn tượng nào.
3. Giới hạn của đề tài:
 Đề tài được nghiên cứu từ năm học 2009- 2010; 2010- 2011 học sinh trường THCS Tân nghĩa, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. 
 II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
 Trên cơ sở lý luận đã nêu việc thực hiện đề tài này về cơ bản nhằm đạt dược các mục tiêu sau:
Tạo được hứng thú cho h/s trong học tập ở lớp cũng như ở nhà đối với môn học, kích thích hoạt động sáng tạo, xây dựng cơ hội khám phá,ứng dụng tri thức bằng thúc đẩy hoạt động tìm hiểu thực hành,từ đó các em tích cực tham gia vào bài học hơn tránh được sự nhàm chán trong phương pháp dạy và học truyền thống.
Đảm bảo tính chính xác, khoa học, tính rõ ràng về nội dung bài học. Giáo viên dễ dàng trong truyền thụ kiến thức và nhận xét đánh giá học sinh. Học sinh nhanh chóng nắm bắt nội dung bài học, nhận biết và sửa đổi các hành vi sai trái, có nhiều cơ hội phát huy tính tích cực, nhanh chóng nắm được kiến thức tại lớp vận dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
Tiết kiệm được thời gian,công sức và kinh phí trong việc chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ trực quan trước khi lên lớp đồng thời bám sát yêu cầu của PPDH đổi mới kết hợp phương pháp dạy học truyền thống phù hợp với cả 3 đối tượng h/s và thực trạng dạy-học của nhà trường.
Vận dụng ứng dụng CNTT, tạo trực quan sinh động (với các bài có thiết kế trình chiếu )gắn với nội dung cụ thể của từng bài nhằm xây dựng yếu tố hấp dẫn lôi cuốn kích thích tư duy để học sinh nhanh chóng nắm được bài giảng, nhớ lâu, nhớ sâu nội dung bài học.
Thuận lợi, dễ dàng trong kiểm tra đánh giá khả năng nhận thức của học sinh, dự báo sớm được kết quả học tập để có biện pháp bồi dưỡng uốn nắn kịp thời đối với tất cả các đối tượng học sinh.
 III. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
 1. Thuận lợi:
 Môn GDCD ở trường THCS là môn học thay thế cho môn Chính trị - Đạo đức trước đây. Đặc điểm của nó là bao quát các kiến thức về đạo đức học và pháp luật ...Tất nhiên, các kiến thức của nó không quá phức tạp, đòi hỏi tư duy cao. Nó cung cấp những tri thức cơ bản về quan hệ xử sự trong gia đình(ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em...), quan hệ ứng xử với hàng xóm, quan hệ cộng đồng xã hội. Đồng thời môn học này còn cung cấp những hiểu biết về các qui tắc, quy định của pháp luật như quyền lao động, quyền công dân... Đặc điểm chương trình là kết cấu đồng tâm với các lớp của các cấp học cao hơn. 
 Như vậy, môn GDCD có vị trí rất quan trọng, nó kết hợp với các môn học khác có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Song môn học này giáo dục với tính chất cụ thể nhất. Nội dung các bài học đã trực tiếp xây dựng nên nền tảng tư tưởng, tình cảm đạo đức, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đối với gia đình, học đường và cộng đồng xã hội. Vì thế giáo viên dạy bộ môn này cần phải thấy rõ và đánh giá đúng được vị trí, tầm quan trọng của môn học.
 2. Khó khăn:
 - Trong thực tế, môn GDCD ở trường THCS từ trước tới nay vẫn được xem là môn học phụ, có vai trò thứ yếu nên mờ nhạt trong nhà trường. Việc dạy và học thường diễn ra một cách khô khan và khá nặng nề, phần lớn ít gây hứng thú đối với học sinh. Việc học tập còn tách rời cuộc sống, chưa vận dụng được kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
 - Học sinh ở trường THCS Tân Nghĩa hầu hết là con em vùng nông thôn vùng sâu, thu nhập chủ yếu bằng nông nghiệp và nghề tự do nên trình độ dân trí thấp. Phụ huynh học sinh chủ yếu lo miếng cơm manh áo mà chưa chú ý giáo dục con cái toàn diện về mọi mặt. 
 - Đa số học sinh chưa tự giác học tập, ít tham khảo sách vở, mải chơi, một số em thì phải phụ giúp gia đình để có thu nhập. Các em chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học nếu không được giao nhiệm vụ cụ thể . Các em ngại đi tìm tư liệu cho bài học, tiếp thu bài một cách thụ động dẫn kết quả bài học cũng như chất lượng giảng dạy bộ môn không cao.
 IV. Một số biện pháp chính khi thực hiện:
 Công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh qua môn học GDCD muốn thực hiện được tốt, theo tôi cách dạy của giáo viên là quan trọng nhất. Thầy là người gợi mở, học sinh tự do phát triển. Giáo viên dẫn dắt vấn đề, đưa kiến thức và tình huống bên ngoài cuộc sống để cho giờ học thêm sinh động. Giờ học, học sinh phải được “phát ngôn” theo sự hiểu biết của mình gắn với bài học, giúp học sinh say mê với môn học. Giáo viên như một người bạn, người tâm giao, có vướng mắc là các em hỏi ngay mà không ngại. 
 Với SGK, giáo viên dựa vào khung sườn từ đó có cách gợi mở với mỗi bài học để HS chủ động. Từ kiến thức nền đó, giáo viên “biến hóa” để HS hiểu bài, biết thế nào là tốt - xấu, nếu nguy hiểm cầu cứu ở đâu...Tuy nhiên, cũng có cái khó là đồ dùng dạy học còn hạn chế, tranh ảnh minh họa ít, phần lớn giáo viên phải tự chuẩn bị, tự làm, việc sưu tầm tư liệu có thể mất khá nhiều thời gian. 
 Thực tế, nếu gặp khuôn theo SGK thì môn GDCD là khô cứng, giáo điề ... h niên .
Phần II: Chuẩn bị của học sinh
- Tìm hiểu những tấm gương của thanh niên qua các thời kì lịch sử. 
- Chuẩn bị diễn đàn thanh niên .
- Chuẩn bị câu hỏi tọa đàm, thảo luận. 
- Chuẩn bị phần máy tính phục vụ cho buổi toạ đàm. 
PhầnIII: Các biện pháp tiến hành:
 Đối với bài này, tôi xác định đây là một bài dạy khó, các kiến thức của bài rất trừu tượng đối với học sinh. Vậy làm thế nào để học sinh dễ hiểu, bài dạy gây ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn học sinh. Tôi suy nghĩ và vận dụng các biện pháp tích hợp để tạo hứng thú trong gìơ dạy. Tuy nhiên yếu tố không thể thiếu để làm nên thành công trong giờ dạy đó là sử dụng công nghệ thông tin (trình chiếu Power Point)
Biện pháp đưa các tư liệu cuộc sống vào bài dạy để tạo ấn tượng cho học sinh: 
 Đối với mục tiêu Xác định lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên ngày nay, tôi đưa các tư liệu, hình ảnh trong cuộc sống vào bài giảng. Những tư liệu này không chỉ giới học sinh qua tâm mà toàn xã hội đang quan tâm đó là tư liệu về hiến máu nhân đạo, hình ảnh thanh niên tình nguyện tham gia vào rất nhiều hoạt động,chung tay khắc phục lũ lụt năm 2007,2008,2009...
 Những tư liệu này rất đơn giản và đều có trên mạng.VD: Đây là hai thông tin để học sinh tìm hiểu về lí tưởng sống của thanh niên ngày nay: 
Từ ngày 10/10/2007 đến 12/10/2007, điểm hiến máu đặt tại siêu thị Big C Hà Nội đã có 205 bạn trẻ đăng ký hiến máu, 122 đơn vị máu được tiếp nhận. 
Thanh niên tình nguyện vận động các bạn trẻ hiến máu 
Tại Bình Định, ngay sau khi nước lũ rút, 12 đội thanh niên và y bác sĩ trẻ tình nguyện đã có mặt ở các vùng trọng điểm của lũ để khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, làm vệ sinh môi trường,
khắc phục đường giao thông,
các công trình thủy lợi,
SV Trường CĐSP Bình Định
chung tay khắc phục bão lũ.
Tôi cho các em đọc, quan sát ảnh và sau đó nêu câu hỏi: Khi nghe những thông tin đó, em có suy nghĩ gì về hoạt động của thanh niên hiện nay? 
 Học sinh dễ dàng thấy được hoạt động của thanh niên rất đa dạng, phong phú, thiết thực. Thanh niên tham gia vào rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội đến những nơi đất nước và nhân dân đang cần. 
 Từ đó cho học sinh thấy được ý nghĩa việc làm của họ đó là đem đến cho con người cuộc sống ấm no, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá... 
 Sau đó giáo viên cho học sinh tự rút ra lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên ngày nay là gì bằng câu hỏi phụ: "Theo em, thanh niên ngày nay cần phải sống như thế nào?". Khi học sinh trình bày ý kiến của mình, giáo viên viết tóm tắt ý kiến đó lên bảng, sau đó gạch chân các từ ngữ quan trọng và cuối cùng chốt lại - đây chính là lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên này nay. 
 Với phần rèn luyện của bản thân tôi cũng đưa hình ảnh thiết thực để cho học sinh tự nhận thấy mình phải làm theo tấm gương nào và không nên theo lối sống nào. 
 Tôi đã đưa một đoạn băng hình về đối tượng thanh niên nghiện ngập và cùng các hình ảnh download từ mạng về các hoạt động của thanh niên trong các năm: 2008,2009,2010 tham gia rất nhiều các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Dưới mỗi hình ảnh là các lời bình, nhạc nền là bài hát mà thanh niên rất yêu thích - "Mùa hè xanh",“Nối vòng tay lớn” Học sinh được nghe một đoạn nhạc bài hát và những hình ảnh cùng với lời bình chỉ trong 4 phút. Sau khi xem băng hình xong tôi hỏi: Nêu cảm nghĩ của em khi xem các hình ảnh trên?. 
 Từ các hình ảnh đó, học sinh biết mình phải làm theo tấm gương nào và không nên sa vào con đường ma tuý. Có thể nói, hình ảnh trên đã tác động đến tâm lí, hành vi của các em và từ đó hướng các em đi đúng con đường mà xã hội đang cần và mong muốn. 
 Kết quả là học sinh rất thích thú khi xem các hình ảnh đó, có em nói đó là một ấn tượng sâu đậm đối với các em. 
ĐÂY LÀ MỘT SỐ HÌNH ẢNH LỒNG TRONG CÁC ĐOẠN BĂNG ĐÓ: 
CHIẾN DỊCH TÌNH NGUYỆN MÙA HÈ XANH
 ĐỂ MÔI TRƯỜNG MÃI MÃI XANH TƯƠI
Thanh niên lao động giúp dân
 Sẻ chia giọt máu nghĩa tình 	
Ấm lòng những người đã khuất
 2. Biện pháp nêu gương 
 Những tấm gương mà tôi nêu ra rất gần gũi với học sinh đó là những tấm gương ngay ở trường, địa phương , học sinh biết rất rõ. 
 Ví dụ: Hãy nêu tấm gương thanh niên ngày nay ở quê hương em sống có lí tưởng? 
Sau khi học sinh nêu xong tôi giới thiệu thêm một số tấm gương người tốt,việc tốt được quảng bá trên đài, báo, truyền hình..., để học sinh tấm gương sáng người thật,việc thật mà học tập, noi theo. Cũng có thể là những tấm gương trong thời kì kháng chiến, hoặc trong sử sách mà gây một làn sóng trong giới thanh niên làm thay đổi cách sống, suy nghĩ của thanh niên đó là Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thuỳ Trâm...Ví dụ: tôi đã đưa cả hình ảnh 2 cuốn nhật kí của hai liệt sĩ này. 
 3. Biện pháp cùng tìm hiểu, cùng làm theo 
 Cho học sinh nêu các phong trào hoạt động của thanh niên hiện nay? 
 Có rất nhiều các phong trào hoạt động sôi nổi, đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và xã hội như: 
 + Mùa hè xanh. 
 + Hành trình viết tiếp tuổi 20, sống đẹp, sống có ích .
 + Hành quân về chiến trường xưa .
 + Chiến dịch Kì nghỉ hồng... Hướng học sinh đến tìm hiểu và học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đây cũng là một phong trào hoạt động sâu rộng trong quần chúng nhân dân. 
 4. Biện pháp toạ đàm :
 Học sinh được tổ chức một buổi toạ đàm (ngoại khoá cùng Đoàn -Đội:buổi HĐNGLL )nói về lí tưởng sống của thanh niên ngày nay (thời gian 20-25 phút). Nội dung phải được thầy giáo duyệt trước.Các em tham gia rất nhiệt tình. Có thể nói qua phần chuẩn bị các em đã nắm được cơ bản nội dung bài học. 
* Nội dung toạ đàm gồm hai phần 
- Phần 1:Chơi trò chơi ô chữ: Học sinh tìm hiểu về các tấm gương thanh niên xưa. 
Mục đích để cho học sinh thấy mình cần phải tiếp nối truyền thống của cha ông đi trước. Phần này học sinh cũng có những hình ảnh, bài hát tạo không khí sôi nổi trong buổi toạ đàm.
- Phần 2:Trao đổi toạ đàm về ước mơ của các em, về những sáng kiến đóng góp cho Đoàn thanh niên và quyết tâm thực hiện lí tưởng sống của mỗi người. 
 IV. Kết quả
 - Với những biện pháp mà tôi vận dụng trong bài dạy của mình, đa số học sinh hiểu và nắm được bài. Các em biết vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống đặc biệt định hướng được sự thành kĩ năng sống của mỗi học sinh. 
 - Điều quan trọng hơn đó là học sinh có hứng thú trong giờ học môn GDCD, các em thấy đây là môn học thực sự bổ ích,giúp các em hình thành tư tưởng đạo đức đúng đắn, biết sống có lí tưởng, có mục đích, sống là để cống hiến. 
 Kết quả có so sánh đối chứng thu được sau bài dạy như sau:
LỚP
SĨ SỐ
HS HIỂU BÀI TỐT
H/S HIỂU BÀI
H/S KHÔNG HIỂU BÀI
SỐ BT ĐÃ LÀM
GHI CHÚ
9A2
35
20
14
1
 BT- SGK: 2
BT BỔ SUNG: 3
 So sánh với kết quả lớp 9A 1: (Lớp không áp dụng đề tài)
LỚP
SĨ SỐ
HS HIỂU BÀI TỐT
H/S HIỂU BÀI
H/S KHÔNG HIỂU BÀI
SỐ BT ĐÃ LÀM
GHI CHÚ
9A 1
34
15
12
7
BT- SGK: 2
BT BỔ SUNG: 0
PHẦN III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
A. Ý NGHĨA RÚT RA TỪ ĐỀ TÀI:
 Thông qua ứng dụng các biện pháp trên sẽ phát huy việc đổi mới PPDH, đáp ứng được yêu cầu thực hiện cuộc vận động ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy mà Bộ GD phát động góp phần thúc đẩy phong trào giảng dạy ứng dụng CNTT trong nhà trường.
 Sử dụng triệt để các trang thiết bị đồ dùng dạy học hiện có và thực tế giảng dạy của nhà trường,phát huy năng lực tư duy, tích cực sáng tạo của h/s rất phù hợp và tiện dụng cho việc vận dụng phương pháp dạy học đổi mới hiện nay và xu hướng phát triển giáo dục nói chung.
Tạo trực quan rất sinh động cho h/s, các em có điều kiện phát huy tính tích cực,chủ động sáng tạo trong học tập, đồng thời có điều kiện làm quen và học tập ,ứng dụng CNTT kết hợp học với hành, bám sát thực tế cuộc sống 
B. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 1.Tính giáo dục:
 Qua việc thực hiện đề tài trên trong năm học vừa qua, tôi thấy rằng nếu giáo viên thường xuyên có ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chịu khó tìm tòi sáng tạo tìm cách đổi mới PPDH, đầu tư thời gian nghiên cứu để ứng dụng công nghệ hiện đại vào giảng dạy một cách phù hợp với bộ môn thì sẽ đem lại hiệu quả
 giáo dục rất cao không chỉ đối với học sinh mà các thầy cô giáo cũng sẽ không ngừng nâng cao nghiệp vụ và sự hiểu biết.
 2. Tính thực tiễn và giá trị phổ biến:
Như trên tôi đã trình bày, việc tìm kiếm tư liệu và chọn lọc các biện pháp phù hợp với từng bài dạy kết hợp với các phương pháp dạy học đổi mới khác sẽ đạt hiệu quả nâng cao chất lượng bài dạy không chỉ đối với môn GDCD mà còn ở tất cả các môn học khác.Tôi thiết nghĩ điều đó hoàn toàn khả thi trong từng tiết dạy của các bộ môn bởi lẽ:
 - Phương pháp giáo dục "Lấy học sinh làm trung tâm" coi thiết bị dạy học như một nguồn thông tin dẫn học sinh tự tìm tòi để tiếp cận và vận dụng những tri thức mới vào thực tiễn.
 - Việc xây dựng các biện pháp đổi mới để giảng dạy đối với những môn học không có sẵn thiết bị là điều vô cùng cần thiết và cũng không tốn kém, dễ làm,dễ sử dụng. Đồng thời dễ chỉnh sửa để giảng dạy phù hợp với nhiều đối tượng h/s ở các lớp khác nhau, hơn nữa có thể tái sử dụng cho những năm sau và lại dễ phổ biến rộng rãi nhờ sự phát triển của CNTT như hiện nay .
PHẦN IV: TỰ NHẬN XÉT CỦA BẢN THÂN
 Trên đây là những suy nghĩ và việc làm của cá nhân tôi. Đó là những ý kiến, việc làm rất nhỏ góp phần vào việc đổi mới PPDH cũng như nâng cao chất lượng dạy học.Theo tôi đây là cách dạy và học tập tốt, học đi đôi với hành, rất phù hợp với đặc trưng bộ môn. 
 Việc xây dựng,sử dụng tư liệu, đồ dùng dạy học đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với nội dung bài dạy sẽ góp phần kích thích hứng thú học tập của học sinh. Các em sẽ tích cực hơn, thích phát biểu xây dựng bài, theo dõi bài chăm chú hơn, ghi chép cẩn thận hơn vì có những trực quan sinh động, tích hợp.Các em sẽ có điều kiện học tập tốt hơn nhanh chóng hiểu sâu,hiểu kỹ nội dung bài học,tăng cường kỹ năng vận dụng thực hành. Mỗi giáo viên hoàn toàn có khả năng tự học, tự làm, tự nâng cao về mọi mặt cho bản thân mà không cần phải đầu tư kinh phí quá tốn kém.Vấn đề là ở chỗ người thầy cần có kế hoạch học tập, tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng sáng tạo, tâm huyết với nghề để ngày càng phát huy hiệu quả CNTT và sự hữu ích của nó trong giảng dạy bộ môn GDCD nói riêng cũng như các bộ môn khác trong nhà trường nói chung.
 Để có những giờ dạy đạt hiệu quả cao, học sinh dễ hiểu, dễ ghi nhớ nội dung là một việc làm không quá khó.Trong qúa trình giảng dạy tôi mạnh dạn nêu một vài kinh nghiệm nhỏ của mình, rất mong được nhận được sự trao đổi, đóng góp chung của các thầy cô đồng nghiệp cùng tổ chuyên môn để học sinh hào hứng hơn với môn học này, hướng tới mục đích ngày càng nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Tân Nghĩa, ngày 7 tháng 3 năm 2012
 Người viết 
 	LÊ THANH TÂM
NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN:
.
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG:
.
..
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CỦA NGÀNH:
.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTao hung thu cho hoc sinh trong cac bai hoc thuoc chude dao duc mon Giao duc cong dan Lop 9.doc