Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường trung học cơ sở

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hướng nghiệp, hướng học là một hoạt động giáo dục nhằm mục đích giáo dục học sinh lựa chọn nghề một cách tự giác có ý nghĩa là việc lựa chọn đó có sự phù hợp với yêu cầu của xã hội và phù hợp với những đòi hỏi của nghề.

Nó là một quá trình giáo dục lâu dài, gian khổ và phức tạp. Với tư cách là một bộ phận cấu thành của nền giáo dục phổ thông, hướng nghiệp là một vấn đề giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ góp phần vào việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, bồi dưỡng ý thức đúng đắn đối với lao động, nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra những cơ sở ban đầu rất quan trọng cho thế hệ trẻ tham gia lao động sản xuất và đào tạo nghề. Chính vì vậy công tác hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS là một công tác giáo dục toàn diện.

Giáo dục hướng nghiệp là một nội dung được pháp lý hoá bằng những qui chế, qui định, một yếu tố quan trọng trong những nội dung giáo dục toàn diện cho học sinh trong trường THCS nói chung và ở trường THCS Gáo Giồng nói riêng, là yêu cầu giáo dục tất yếu trong nhà trường. Xuất phát từ những lí do nói trên, tôi xin đề xuất: "Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường trung học cơ sở".

 

doc 22 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 3268Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÚ THÍCH VIẾT TẮT
TT
CÁC TỪ (CỤM TỪ) VIẾT TẮT
NGHĨA TỪ VIẾT TẮT
1
BCH-TW
Ban chấp hành trung ương
2
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
3
TTKT-HNDN
Trung tâm kỹ thuật, hướng nghiệp dạy nghề
4
KT-XH
Kinh tế xã hội
5
GD&ĐT
Giáo dục và đào tạo
6
THCS
Trung học cơ sở
7
CBGV
Cán bộ giáo viên
8
BTCĐ
Bí thư chi đoàn
9
TPT
Tổng phụ trách
10
TT. TCM
Tổ trưởng tổ chuyên môn
11
GVBM
Giáo viên bộ môn
12
GVCN
Giáo viên chủ nhiệm
13
GV
Giáo viên
14
HS
Học sinh
15
CMHS
Cha mẹ học sinh
16
HN
Hướng nghiệp
17
GDHN
Giáo dục hướng nghiệp
18
GDTX
Giáo dục thường xuyên
19
THPT
Trung học phổ thông
20
THCN
Trung học chuyên nghiệp
21
GDTHCN
Giáo dục trung học chuyên nghiệp
22
TCN
Trung cấp nghề
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hướng nghiệp, hướng học là một hoạt động giáo dục nhằm mục đích giáo dục học sinh lựa chọn nghề một cách tự giác có ý nghĩa là việc lựa chọn đó có sự phù hợp với yêu cầu của xã hội và phù hợp với những đòi hỏi của nghề.
Nó là một quá trình giáo dục lâu dài, gian khổ và phức tạp. Với tư cách là một bộ phận cấu thành của nền giáo dục phổ thông, hướng nghiệp là một vấn đề giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ góp phần vào việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, bồi dưỡng ý thức đúng đắn đối với lao động, nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra những cơ sở ban đầu rất quan trọng cho thế hệ trẻ tham gia lao động sản xuất và đào tạo nghề. Chính vì vậy công tác hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS là một công tác giáo dục toàn diện.
Giáo dục hướng nghiệp là một nội dung được pháp lý hoá bằng những qui chế, qui định, một yếu tố quan trọng trong những nội dung giáo dục toàn diện cho học sinh trong trường THCS nói chung và ở trường THCS Gáo Giồng nói riêng, là yêu cầu giáo dục tất yếu trong nhà trường. Xuất phát từ những lí do nói trên, tôi xin đề xuất: "Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường trung học cơ sở".
II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của vấn đề tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THCS. Thực trạng phân luồng, một số hướng đi của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS. Thông qua kinh nghiệm tôi muốn đề xuất các giải pháp, góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở trường chúng tôi, và nâng cao ý thức định hướng được lối đi của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS.
2. Phương pháp nghiên cứu
Đọc, tập hợp tài liệu, nghiên cứu các tri thức khoa học về kiến thức hướng nghiệp có trong các văn bản, Nghị quyết của Đảng, nhà nước; nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học, về tâm lý học, sinh lý học lứa tuổi THCS, về quản lý giáo dục nhằm mục đích xác định cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
Đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn qua các buổi hoạt động hướng nghiệp theo chủ điểm, theo chuyên đề, qua các buổi hội thảo do ngành, cơ quan có liên quan tổ chức.
III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
	Tập trung nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh ở trường THCS Gáo Giồng huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
- Từ ngày 12/9/2011 đến ngày 28/01/2012.
	- Tìm, đọc các tài liệu liên quan đến đề tài, xử lý thông tin
- Hoàn thiện cơ bản đề cương.
- Từ ngày 30/01/2012 đến ngày 15/02/2012.
- Viết đề tài.
- In ấn và chỉnh sửa.
- Ngày 05 /03/2012
- Nộp đề tài.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
 Hội nghị lần thứ hai của BCH TW khóaVIII (12/1996) đã nêu 6 quan điểm chỉ đạo định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ CNH-HĐH. Quan điểm mới của Đảng ta là phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, những tiến bộ khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng, an ninh. Giáo dục là một hoạt động có mục đích, có chương trình, nội dung, phương pháp và phương tiện giáo dục nhằm giáo dục và đào tạo học sinh trở thành những người lao động có trình độ, có kỹ năng nghề nghiệp. Phát triển giáo dục gắn với tiến bộ khoa học - công nghệ là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt quá trình phát triển của giáo dục.
Đến những năm 80 để đẩy mạnh công tác giáo dục, Chính phủ đã có quyết định về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông. Công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫn việc chọn nghề cho học sinh phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội đồng thời phù hợp với năng khiếu cá nhân. Thực hiện công tác hướng nghiệp là một yêu cầu cần thiết của cải cách giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý và nội dung giáo dục của Đảng. Góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân công và sử dụng hợp lý học sinh sau khi tốt nghiệp.
Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện đúng quan điểm giáo dục của Đảng từ nay đến năm 2015 là phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội những tiến bộ của khoa học công nghệ , củng cố quốc phòng, an ninh.
Từ năm học 2004-2005 đến nay ngành giáo dục đã quyết định đưa công tác hướng nghiệp và dạy nghề vào trường THCS xem đây là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong quá trình dạy học.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Những năm trước đây, ngành giáo dục đã chú ý quan tâm đến công tác hướng nghiệp cho học sinh THCS, song công tác này chỉ giao trách nhiệm chính cho TTKTHN-DN .Trong những năm gần đây để đáp ứng yêu cầu của mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2015 công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông đã được ngành giáo dục chú trọng. Cụ thể là từ năm 2005-2006 đã đưa chương trình dạy nghề cho học sinh khối 9 vào kế hoạch dạy học cụ thể, đến nay thì công tác hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh khối 9 được xem là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở khoa học cho việc tuyển chọn lao động trong chừng mực nhất định, hướng nghiệp hướng học, dạy nghề còn góp phần vào việc phân công sử dụng hợp lý học sinh tốt nghiệp THCS sau khi ra trường. Trong thời gian qua cán bộ quản lý ở các trường đã làm tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh ở trường mình.Tuy nhiên chất lượng của công tác hướng nghiệp của phần lớn các trường THCS hiện nay còn thấp, chưa thực hiện một cách có hiệu quả, chưa phát huy được tác dụng của việc dạy học.
Từ năm học 2005-2006 đến nay công tác hướng nghiệp cho HS khối 9 được đưa vào kế hoạch hoạt động dạy học chính khoá. Với yêu cầu đó đòi hỏi người quản lý, GVCN, GV bộ môn phải thực hiện một cách nghiêm túc.Trong những năm qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp của trường đã đạt được một số kết quả trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và ngành.
III. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN 
1. Về nhận thức:
* Ưu điểm:
- Cán bộ quản lý và phần lớn giáo viên trong nhà trường đã nhận thức được vai trò vị trí của hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông xem đây là mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện học sinh là trách nhiệm của toàn xã hội.
- Phần lớn học sinh thấy được tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, giúp các em định hướng được nghề nghiệp, làm quen được với một số nghề cơ bản, lựa chọn được nghề mình yêu thích sau này.
- Về phụ huynh và lực lượng ngoài xã hội: Xem đây là một hoạt động cần thiết, bổ ích giúp các em hiểu biết cơ bản về một số nghề để các em lựa chọn sau này.
* Tồn tại
- GVCN, GVBM chỉ quan tâm đến chất lượng các bộ môn văn hoá, chưa quan tâm đến chất lượng của hoạt động hướng nghiệp. Một số giáo viên cho rằng hoạt động HN chỉ là hoạt động phụ, trách nhiệm chính phải là Trung tâm giáo dục thường xuyên. Việc hướng nghiệp cho học sinh không phải thực hiện trong thời gian dài chỉ cần tập trung một vài buổi là có thể làm tốt công tác đó.
-Về học sinh: Một số học sinh khối 9 cho rằng công tác hướng nghiệp là hoạt động phụ không liên quan đến kết quả học tập, trong giờ học không chú ý, các em cho rằng việc chọn nghề bây giờ chưa quan trọng, sau này nếu không vào được trường phổ thông thì cứ chọn một nghề nào đó rồi đi học là được.
-Về phụ huynh và lực lượng ngoài xã hội: Một số phụ huynh cho rằng chỉ cần học văn hoá cho tốt là được, còn việc định hướng nghề và học nghề biết cũng được mà không cũng không sao.
2. Thực hiện kế hoạch và chương trình hoạt động: 
*Ưu điểm:
Về cán bộ quản lý, hội đồng sư phạm quán triệt được đường lối, chủ trương của Đảng, nhà nước và ngành.
Hiệu trưởng có kế hoạch cụ thể và đã thực hiện chường trình hoạt động HN theo yêu cầu của Sở và Bộ GD- ĐT. 
- Đưa hoạt động HN vào hoạt động dạy học chính khoá hướng nghiệp được bố trí 9tiết/năm học bằng việc đưa một số nội dung GDHN tích hợp sang hoạt động ngoài giờ lên lớp và tích hợp ở một số môn học trong chương trình chính khóa.
- Về học sinh: Tham gia khá đầy đủ các buổi học HN và học nghề, nắm được một số kiến thức cơ bản về nghề nghiệp các em tự chọn.
- Về phụ huynh và lực lượng ngoài nhà trường: Đã nắm được cơ bản của công tác HN thông qua dịp họp phụ huynh học sinh của trường tổ chức.
*Tồn tại :
- Một số giáo viên bộ môn, GVCN chưa coi trọng công tác HN cho học sinh chưa thấy được trách nhiệm của mình, công tác HN thì trách nhiệm thuộc người phụ trách hướng nghiệp. GVCN chỉ nhắc nhở HS tham gia học đầy đủ các buổi học HN là đủ.
- Học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của công tác HN và học nghề. Nhiều buổi học sinh nghỉ học với lý do học bù hoặc lý do cá nhân khác.
- Đối với HS trong số 50 em được hỏi về suy nghĩ của em về công tác HN trong trường THCS có tầm quan trọng như thế nào thì có 90% học sinh thấy đựợc công tác HN trong trường THCS rất cần thiết cho các em định hướng nghề nghiệp sau này, còn 4% cho rằng hoạt động HN không cần thiết cho lúc này, 6% cho rằng có cũng được và không có cũng được.
Mẫu1: Trắc nghiệm lấy ý kiến 50 học sinh kết quả như sau:
Câu hỏi
Suy nghĩ của học sinh
Cho biết suy nghĩ của em về hoạt động của công tác hướng nghiệp-dạy nghề
Cần thiết
Không cần thiết
Có cũng được và không cũng được
Học sinh
45/50 hs
2/50 hs
3/50 hs
Tỉ lệ
90 %
4%
6 %
- Đối với Cha mẹ HS trong số 50 người được hỏi về suy nghĩ của phụ huynh về công tác HN trong trường THCS có tầm quan trọng như thế nào? Nhận định của cha mẹ học sinh rất cao về công tác HN như sau: có 47/50 tỉ lệ 94% ý kiến cho rằng công tác HN trong nhà trường THCS hiện nay là rất cần thiết, còn 3/50 tỉ lệ 6 % cho rằng có cũng được, không có cũng được. 
Mẫu2: Trắc nghiệm lấy ý kiến 50 cha mẹ HS kết quả như sau:
Câu hỏi
Suy nghĩ của cha mẹ HS
 Cho biết suy nghĩ của em về hoạt động của công tác hướng nghiệp-dạy nghề
Cần thiết
Không cần thiết
Có cũng được và không cũng được
Học sinh
47/50 CMHS
3/50 CMHS
Tỉ lệ
94 %
6 %
3. Nội dung và hình thức tổ chức:
*Ưu điểm:
+ Cán bộ quản lý cùng hội đồng sư phạm đã bám sát nội dung chương trình, kế hoạch của công tác HN hướng học
+ Đã tổ chức hướng nghiệp, hướng học cho HS khối 9: 1 tiết /1tháng.
+ Công tác HN hướng học được tiến hành ngay đầu năm học .
*Tồn  ...  thú cho học sinh.
	Thành lập Ban chỉ đạo hướng nghiệp .
- Hiệu trưởng: 	Trưởng ban
- P.Hiệu trưởng: 	Phó trưởng ban
- TT.TCM :	Thành viên
- GVCN lớp 9:	Ủy viên 
- Tổng phụ trách: 	Ủy viên
- BT chi đoàn: 	Ủy viên
Ban chỉ đạo hướng nghiệp học kỳ họp hai lần và có sự phân công trách nhiệm cụ thể.
Để hoạt động hướng nghiệp có hiệu quả, có chất lượng thì không chỉ là nhiệm vụ của cán bộ quản lý, của giáo viên được phân công làm công tác hướng nghiệp, mà là nhiệm vụ của tất cả hội đồng sư phạm và học sinh. Vì vậy bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ giáo viên là một việc làm cần thiết.
Hiện nay nội dung chương trình hướng nghiệp có yêu cầu cao, song GV phụ trách công tác hướng nghiệp chưa được tập huấn nhiều vì vậy để làm tốt công tác hướng nghiệp cần tổ chức các đợt tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ tổ chức công tác hướng nghiệp, cho giáo viên tham quan học tập một số cơ sở sản xuất trong địa bàn tỉnh và một số địa phương khác.
	Đối với TPT thông qua hoạt động sinh hoạt dưới cờ, hoạt động GDNGLL giáo dục cho học sinh ý thức tham gia hoạt động HN và các buổi học nghề.
4. Giải pháp 4:Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động.
Công tác hướng nghiệp được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau đòi hỏi phải đầu tư nhiều kinh phí cho việc mua sắm trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động này. Hàng năm huyện đều dành một phần kinh phí trong ngân sách để xây dựng cơ sở vật chất mua sắm trang thiết bị dạy học.
Tham mưu với Đảng bộ, UBND xã Gáo Giồng, Hội phụ huynh trường để tranh thủ hỗ trợ một số kinh phí để mua sắm trang thiết bị giảng dạy cho giáo viên phụ trách, như sách tham khảo, tài liệu hướng nghiệp, những mô hình sản phẩm mô tả nghề .
5. Giải pháp 5: Thường xuyên quan tâm theo dõi hoạt động HN trong nhà trường.
	CBQL phối hợp với Ban chỉ đạo hướng nghiệp, các đoàn thể trong nhà trường phải thường xuyên theo dõi giúp đỡ các chuyên đề hoạt động hướng nghiệp để hoạt động có hiệu quả.
	Thường xuyên tham dự các buổi hoạt động HN để đánh giá chất lượng và hiệu quả của tiết dạy, hình thức tổ chức không phù hợp để kịp thời điều chỉnh và có biện pháp bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên.
	Kiểm tra việc thực hiện chương trình theo đúng quy định của Bộ và Sở GD-ĐT.
	Sau khi kiểm tra cần đánh giá cụ thể những mặt mạnh, mặt yếu từ đó rút ra kinh nghiệm về hình thức, phương pháp hoạt động để bổ sung vào kế hoạch.
V. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
 Giúp cho học sinh THCS hiểu rõ về khả năng của bản thân và truyền thống, điều kiện gia đình để lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS cho phù hợp. Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức xã hội về nghề nghiệp một cách có khoa học
 Giúp học sinh phát triển toàn diện, định hướng được nghề nghiệp trong tương lai, có sự cân nhắc khi lựa chọn nghề sau khi tốt nghiệp bậc THCS. Học sinh ý thức được nhiệm vụ của mình là phải tham gia đầy đủ các buổi tổ chức HN.
 Cha, mẹ học sinh cùng các em thấy được sự cần thiết và lợi ích của việc đánh giá đúng năng lực bản thân, hoàn cảnh kinh tế, để lựa chọn con đường học tập cho phù hợp. Việc đi vào các hướng khác nhau sau khi tốt nghiệp THCS là bình thường và hợp lí.
C. KẾT LUẬN
I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC 
Việc thực hiện hướng nghiệp tong trường THCS, đây là điều không mới nhưng rất khó, mà cũng là điều học sinh và phụ huynh hết sức quan tâm để định hướng nghề nghiệp giúp chọn ngành nghề thích hợp để theo đuổi cả đời, để bảo đảm phát triển sự nghiệp với điều kiện cụ thể của mỏi học sinh trong bối cảnh đất nước phát triển đi lên theo hướng hội nhập quốc tế.
Thực tế có em biết theo học nghề, nhưng khi chọn nghề nghiệp còn nặng cảm tính, chưa xuất phát đúng từ năng khiếu và sở thích cá nhân, điều kiện kinh tế gia đình và nhu cầu của thị trường lao động dẫn đến kết quả học sinh không đủ điều kiện theo học hết chương trình, có học sinh tốt nghiệp không được hỗ trợ việc làm gây lãng phí kinh tế và làm nản chí các em đã qua đào tạo.
Hướng học, hướng nghề có thể nói là điều rất quan trọng đối với học sinh cho nên với đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS” là một điều kiện hết sức cần thiết. Bởi vì chọn nghề là chọn tương lai của mỗi người, chọn một nghề là chọn cho mình một tương lai, là điều cực kỳ quan trọng vì công việc là một phần của cuộc sống.
II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Trọng tâm của đề tài là công tác hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS theo phương pháp giáo dục tích cực, nhưng việc thực hiện đạt kết quả như thế nào? Để khẳng định điều đó, qua quá trình thực nghiệm công tác giảng dạy hưởng nghiệp lớp 9 tại trường THCS Gáo Giồng với những giải pháp nêu trên nhận thấy rằng có nhiều tích cực và hiệu quả. 
Cùng với việc nghiên cứu vấn đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS”, qua thực tế quá trình thực nghiệm tại trường THCS Gáo Giồng.
 Với giải pháp trên tôi đã tiến hành trao đổi, quan sát, tổng hợp từ kết quả hoạt động của HS để đánh giá, rút ra kết luận về việc vận dụng nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp là nhu cầu cấp thiết trong việc giáo dục học sinh theo theo phương pháp giáo dục tích cực. Vì thế cần được sự quan tâm nhân rộng mô hình để góp phần thúc đẩy cho công tác hướng nghiệp ở trường THCS ngày càng có hiệu quả.
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM, HƯỚNG PHÁT TRIỂN 
Trường đã tổ chức nghiêm túc các buổi hoạt động hướng nghiệp theo phân phối chương trình của bộ cho học sinh khối 9, ngoài ra ở các tiết sinh hoạt lớp, chào cờ đều có lồng ghép để tư vấn hướng nghiệp cho các em theo chủ đề từng tháng. Trường có phối hợp cùng với Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp, TT GTVL tỉnh Đồng tháp thuộc Sở Lao động thương binh và xã hội để tư vấn cho học sinh cũng như những thông tin tuyển sinh hàng năm. Trường cũng phối hợp cùng với địa phương Hội đồng giáo dục xã, phụ huynh và các khách mời như: Phòng GD ĐT huyện Cao Lãnh, Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Cao Lãnh, Trường Trung cấp nghề . . ., tổ chức chuyên đề Hội thảo hướng nghiệp cho phụ huynh và học sinh khối 9 hàng năm. Qua các buổi hoạt động có 100% học sinh tham gia đầy đủ các buổi hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp do nhà trường tổ chức. Vận động gia đình đưa được 3/4 HS sau khi tốt nghiệp THCS nghỉ học ra lớp học trung cấp nghề tỉ lệ 75% và 6/9 HS học lớp 10 và 11 nghỉ học không theo học phổ thông ra lớp học các lớp TCN như: điện gia dung; kế toán, văn thư hành chính tỉ lệ 66,7%.
Để hoạt động HN có chất lượng, hiệu quả thì đồi hổi cần phải duy trì những mặt mạnh như sau:
- Đội ngũ CBQL, Hội đồng sư phạm nhà trường phải có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và năng lực tổ chức quản lý hoạt động HN ở khối 9 .
- Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch, phương hướng chỉ đạo hoạt động HN.
- Xây dựng Ban hướng nghiệp và có sự phân công cụ thể, đánh giá trách nhiệm của từng bộ phận.
- Cần phải xây dựng nội dung hoạt động cụ thể để hướng dẫn học sinh chọn nghề.
- Trong sự phân công giáo viên làm công tác hướng nghiệp, đối với những giáo viên thật sự có tâm huyết, có sự đam mê, tìm tòi, tận tụy trong công tác hướng nghiệp.
Vì vậy muốn thực hiện công tác HN có hiệu quả phải có sự phối hợp 4 thành phần: Nhà trường, chính quyền địa phương, cơ sở sản xuất địa phương, cha mẹ học sinh.
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Để thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện học sinh nhà trường phải nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, đối chiếu thực trạng và tình hình thực tiễn của trường, của địa phương để có tầm nhìn chính xác hệ thống, khoa học, sau đó nhân rộng và rút ra bài học kinh nghiệm về công tác tổ chức HN, tạo tiền đề cho các lớp tiếp theo đáp ứng yêu cầu giáo dục, yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, thời kỳ toàn cầu hoá.
Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và thực trạng hoạt động HN ở khối 9 trường THCS Gáo Giồng cho thấy:
- Việc đưa chương trình HN và trường phổ thông là một việc làm có tác dụng tích cực góp phần thức đẩy các hoạt động khác của nhà trường.
- Việc tổ chức hoạt động HN theo nội dung chương trình quy định của Bộ, Sở GD-ĐT, hình thức tổ chức phong phú đa dạng hơn, thiết thực hơn trước đây, tạo điều kiện cho việc định hướng và phân luồng học sinh sau này.
2. Kiến nghị
- Đối với Sở GD-ĐT cần tổ chức tập huấn bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ phụ trách công tác HN.
- Đối với Phòng giáo dục
+ Cần phải có một bộ phận chuyên môn của phòng để chỉ đạo công tác HN trên địa bàn .
+ Cần duy trì phối hợp tổ chức Hội thảo về công tác HN cho các trường THCS và THPT, các Trường trung cấp nghề và Cao đẳng nghề trên địa bàn huyện và tỉnh.
+ Khi tổ chức Hội thảo về công tác hướng nghiệp trên địa bàn huyện cần, mời hết giáo viên thực hiện nhiệm vụ hướng nghiệp cho học sinh ở các trường THCS, THPT về dự để có được sự chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế với những thuận lợi và khó khăn cũng như những bài học tâm đắc trong công tác hướng nghiệp.
-Về phía nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về môi trường trang bị phòng tư vấn, kinh phí hoạt động cho công tác Hội thảo, chuyên đề tư vấn của các trường THCN, THN, các chuyên đề giáo dục HN để đạt hiệu quả.
-Học sinh phải có ý thức nghiêm túc trong quá trình học tập, các em cần có sự tham vấn ý kiến từ gia đình để sự phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS có hiệu quả hơn.
Trên đây là một số giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp, sự phân luồng cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS rất có hiệu quả. Xin được chia sẻ cùng quý đồng nghiệp để góp phần nâng cao chất lượng công tác hướng nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Người viết SKKN
Nguyễn Hồng Tâm
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Nghị Quyết TW2 BCH TW Đảng khóa VIII
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Hoạt động giáo dục hướng nghiệp của Bộ GD&ĐT dự án phát triển Giáo Dục THCS
Cẩm nang chọn nghề 2011 của NXB Đại học công nghiệp TP HCM
Tài liệu hướng dẫn trắc nghiệm tư vấn hướng học của Sở GD&ĐT Đồng Tháp
Phân luồng đào tạo hướng nghiệp tuyển sinh sau khi tốt nghiệp THCS của Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Tháp
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
A. PHẦN MỞ ĐẦU
2
I. Lý do chọn đề tài
2
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu
2
 1. Mục đích nghiên cứu
2
 2. Phương pháp nghiên cứu
2
III. Giới hạn của đề tài
2
IV. Kế hoạch thực hiên
3
B. PHẦN NỘI DUNG
4
I.Cơ sở lý luận
4
II. Cơ sở thực tiễn
4
III. Thực trạng và những mâu thuẫn
5
1. Về nhận thức
5
2. Thực hiện kế hoạch và chương trình hoạt động
5
3. Nội dung và hình thức tổ chức
6
4. Cơ sở vật chất
7
5. Quản lý chỉ đạo
7
IV. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp ở lớp 9 Trường THCS Gáo Giồng
9
V. Hiệu quả áp dụng
17
C. KẾT LUẬN
18
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác 
18
II. Khả năng áp dụng
18
III. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển 
18
IV. Đề xuất, kiến nghị
19
 1.Kết luận
19
 2.Kiến nghị
19
Tài liệu tham khảo
21
Mục lục
22

Tài liệu đính kèm:

  • docGiai phap nang cao hieu qua tu van huong nghiep chohoc sinh trong truong THCS.doc