Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng học tập môn Hóa học lớp 8

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng học tập môn Hóa học lớp 8

A. MỞ ĐẦU

1/ Lý do chọn đề tài :

Để từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn hóa học trong nhà trường THCS, nhất thiết công tác đổi mới phương pháp dạy học của người thầy phải được quan tâm tối ưu nhằm tăng khả năng tiếp thu và luôn gây hứng thú, thu hút học sinh vào mỗi tiết học để có hiệu quả đối với bộ môn.

 Đáp ứng phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của giáo viên và học sinh trong giai đoạn mới. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy của các bộ môn nói chung, và hóa học nói riêng là một việc làm rất cần thiết và cấp bách.

- Dạy tốt và học tốt là nhiệm vụ chung của giáo viên và học sinh, để giúp giáo viên phát huy tính sáng tạo của mình trong dạy học, giúp học sinh hoạt động tích cực trong các giờ học nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng cao trong dạy và học. Việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, đòi hỏi mỗi học sinh phải trang bị cho mình một vốn kiến thức nhất định để đáp ứng những yêu cầu hiện nay. Nhìn chung tình hình hiện nay chất lượng học tập của học sinh vẫn còn yếu ở các môn nói chung, và môn hóa học nói riêng, khả năng học tập còn hạn chế. Vì lẽ đó mỗi giáo viên ở các trường trung học cơ sở nói chung, và bản thân tôi nói riêng cần phải tìm phương pháp giảng dạy thích hợp đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của học sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập cũng như đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá hiện nay.

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 3991Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng học tập môn Hóa học lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN CAO LÃNH
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN ĐỪNG 
***********
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC LỚP 8 
Người thực hiện : Nguyễn Văn Mẫn 
Năm học : 2011 – 2012 
BẢNG TÓM TẮT SKKN
- Tên đề tài :Giải pháp nâng cao chất lượng học tập môn hóa học lớp 8-
 Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn Mẫn - Đơn vị công tác : Trường THCS Nguyên Văn Đừng 
1. Lý do chọn đề tài : 
- Do đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá.
- Học sinh học chưa tốt môn hóa học.
2. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu quá trình vận dụng giải pháp của giáo viên dạy môn hóa học.
- Nghiên cứu hiệu quả học tập của học sinh trong quá trình giáo viên vận dụng giải pháp trong giảng dạy .
b. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu SGK, SGV, các loại sách tham khảo khác phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn hóa học.
Điều tra:
+ Qua thực tế giảng dạy.
+ Qua các lần kiểm tra đối với các lớp.
+ Qua đối chiếu kết quả học tập các lần kiểm tra trước và sau sử dụng giải pháp.
+Qua dự giờ đồng nghiệp.
3/. Đề tài đưa ra giải pháp mới: 
- Đề tài đã đưa ra được một số dạng bài tập áp dụng giúp học sinh định hướng và biết cách làm các bài tập đó.
4./ Hiệu qủa áp dụng: 
- Đề tài đã từng bước nâng cao chất lượng của học sinh đối với môn hoá Trường THCS Nguyễn Văn Đừng năm học 2011 – 2012.
5/. Phạm vi áp dụng:
- Đã áp dụng có hiệu quả trong đơn vị, cụ thể là lớp 8 trường THCS Nguyễn Văn Đừng, và có thể áp dụng được đối với một số đối tượng khác.
 Phong Mỹ, ngày 29 tháng 2 năm 2012
 Người thực hiện
 Nguyễn Văn Mẫn 
“GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC LỚP 8”
MỞ ĐẦU 
1/ Lý do chọn đề tài :
Để từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn hóa học trong nhà trường THCS, nhất thiết công tác đổi mới phương pháp dạy học của người thầy phải được quan tâm tối ưu nhằm tăng khả năng tiếp thu và luôn gây hứng thú, thu hút học sinh vào mỗi tiết học để có hiệu quả đối với bộ môn.
 Đáp ứng phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của giáo viên và học sinh trong giai đoạn mới. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy của các bộ môn nói chung, và hóa học nói riêng là một việc làm rất cần thiết và cấp bách.
 Dạy tốt và học tốt là nhiệm vụ chung của giáo viên và học sinh, để giúp giáo viên phát huy tính sáng tạo của mình trong dạy học, giúp học sinh hoạt động tích cực trong các giờ học nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng cao trong dạy và học. Việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, đòi hỏi mỗi học sinh phải trang bị cho mình một vốn kiến thức nhất định để đáp ứng những yêu cầu hiện nay. Nhìn chung tình hình hiện nay chất lượng học tập của học sinh vẫn còn yếu ở các môn nói chung, và môn hóa học nói riêng, khả năng học tập còn hạn chế. Vì lẽ đó mỗi giáo viên ở các trường trung học cơ sở nói chung, và bản thân tôi nói riêng cần phải tìm phương pháp giảng dạy thích hợp đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của học sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập cũng như đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá hiện nay. 
 Hóa học lớp 8 là năm đầu tiên các em được nghiên cứu, học tập. Nội dung kiến thức khó, đòi hỏi giáo viên phải có những phương pháp tốt giúp các em nắm vững kiến thức khoa học làm nền tảng cho các lớp tiếp theo.
 Đó cũng là lí do mà tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng học tập
 môn hóa học lớp 8 ”.
2. Đối tượng nghiên cứu:
a/ Đối với giáo viên :
 Dự giờ các tiết dạy, nhằm đánh giá và rút ra phương pháp giảng dạy - theo hướng tích cực. ( dự chuyên đề, thao giảng)
 Nghiên cứu quá trình thực hiện, giải pháp trong giảng dạy của bản thân giúp cho học sinh nâng cao hiệu quả học tập môn hóa học trong năm học qua.
b/ Học sinh : 
 Nghiên cứu hiệu quả học tập của học sinh khối 8 trong suốt quá trình giáo
 viên thực hiện giải pháp. 
 +Phân chia học sinh theo các nhóm sau : 
 1-Nhóm học sinh khá giỏi : Nhóm đối tượng này việc tiếp thu kiến thức tốt .
2-Nhóm học sinh yếu kém có thể do:
 - Mất căn bản kiến thức một số môn liên quan ( toán , lý ..) nhưng khả năng tiếp thu bài còn nhanh.
 - Khả năng tiếp thu bài chậm so với học sinh bình thường.
 - Làm bài không cẩn thận.
 - Chưa có phương pháp học tập đúng đắn.
Các nhóm đối tượng này: Giáo viên cần có phương pháp riêng, cụ thể, kiến thức đi từ đơn giản rồi nâng dần ngang tầm nhận thức của các em, tránh bắt các em nắm bắt hết các kiến thức bài học một lần sẽ dẫn đến những tác động xấu ( không hiểu bài, chán học, bỏ liều  ) 
 3-Nhóm học sinh yếu : Không chịu học do chưa có động cơ học tập đúng đắn. Đối với nhóm đối tượng này giáo viên cần kiên trì và có nhiều thời gian. Phải có sự kết hợp chặt chẽ của nhiều bộ phận cùng tác động định hướng cho các em. Đặc biệt giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp thường xuyên với gia đình học sinh, giáo viên bộ môn. Từ đó mới mang lại kết quả giáo dục mong muốn. 
 3. Phạm vi nghiên cứu:
– Nghiên cứu thực trạng học tập môn hóa học của học sinh lớp 8 Trường THCS Nguyễn Văn Đừng, nắm được điểm mạnh, các tồn tại, từ đó tìm nguyên nhân giúp học sinh học tập tốt hơn đối với môn học.
4. Phương pháp nghiên cứu:
* Nghiên cứu tài liệu:
* Đọc các tài liệu giảng dạy phục vụ cho bộ môn như: sách giáo viên, sách giáo khoa hóa học 8, sách thiết kế bài giảng hóa học 8, một số sách hướng dẫn bài tập môn hóa học trung học cơ sở, sách hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học.
* Điều tra:
+ Qua thực tế giảng dạy của bản thân đối với bộ môn.
+ Qua các lần kiểm tra: Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ.
+ Qua đối chiếu kết qủa học tập của từng tháng điểm, các môn học liên quan ( Toán, Lý ).
+ Dự giờ đồng nghiệp.
Giả thuyết khoa học:
* Phần lớn các em rất sợ học môn hóa học, vì hóa học là môn học còn mới lạ đối với các em. Song song đó, việc giải nhiều bài tập còn mang tính phức tạp là điều mà các em không tránh khỏi hoang mang. Vì vậy mỗi giáo viên cần có những biện pháp giúp đỡ các em kịp thời. Bên cạnh đó đưa ra những bài tập phù hợp với các em, từng bước tăng dần, gây hứng thú học tập cho các em.
- Học tập sẽ không có kết quả cao, nếu không có sự hoạt động nhận thức tích cực của học sinh, nếu các em không có lòng ham muốn, không tập trung vào vấn đề nghiên cứu.
B.NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận.
 Thực hiện nghị quyết số 40 của Quốc Hội, chỉ thị số 14/2001/CT – TTG của thủ tướng chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở các cấp học.
 Thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung do Bộ GD & ĐT phát động, trong đó có nội dung “Chống bệnh thành tích trong giáo dục” là một trong những chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước ta hiện nay, nhằm đánh giá thực chất chất lượng học sinh. Bên cạnh đó cũng phản ánh được chất lượng và hiệu quả giảng dạy của giáo viên. Những học sinh lên lớp là những học sinh có kiến thức thực sự, xứng đáng được lên lớp. Những học sinh không đảm bảo được yêu cầu sẽ không được lên lớp. Xuất phát từ vấn đề này, chúng ta không thể hiểu theo hướng là vô tư để học sinh yếu kém “ở lại lớp” mà không có trách nhiệm của giáo viên trong đó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu kém gồm có chủ quan và khách quan. Nếu giáo viên kịp thời quan tâm, giáo dục sẽ giúp cho nhiều học sinh yếu kém tiến bộ và thoát khỏi tình trạng yếu kém.
 Bản thân mỗi giáo viên phải thi đua dạy tốt để hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Muốn làm dược điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải có phương pháp dạy tốt.
 Trong giảng dạy ngoài việc phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên cũng cần phải giúp đỡ học sinh bằng cách hướng dẫn tích cực, và tạo hứng thú trong mỗi tiết học để kích thích học sinh yêu thích bộ môn.
II. Cơ sở thực tiễn:
1/ Thực tiễn vấn đề nghiên cứu:
 Học sinh chưa có kĩ năng giải bài tâp, phương pháp giải bài tập còn chậm, khả năng vận dụng toán học vào lý luận giải bài tập hóa học còn yếu. Thậm chí có học sinh lúng túng trong việc chuyển vế giữa các phép tính, thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia còn gặp nhiều khó khăn chưa phù hợp việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá hiện nay.
 Đưa ra những phương pháp mới, giải bài tập nhanh, phù hợp với học sinh.
2/ Sự cần thiết của đề tài:
 Trước hết muốn học tốt môn hóa học thì học sinh phải nắm vững những kiến thức cơ bản của bộ môn. 
 Bản thân giáo viên cũng cần giành thời gian đọc các tài liệu bộ môn để nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân, ngoài ra tìm những phương pháp giải bài tập hay, phù hợp với học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả trong giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho học sinh.
III. Nội dung vấn đề
1/ Vấn đề đặt ra:
Mức độ tiếp thu kiến thức bài mới, phương pháp giải bài tập còn chậm. Đó là những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng lượng học sinh.
2/ Giải pháp, chứng minh vấn đề giải quyết:
 Để đạt được ước vọng “ nâng cao chất lượng học tập môn hóa học của học sinh ”. Bản thân tôi phải tiến hành những công việc sau :
 a/ Trước hết phải nắm được cấu trúc chương trình của từng lớp học, của từng cấp học, và cả chương trình của bộ môn. Trong quá trình giảng dạy giúp học sinh vận dụng các kiến thức cũ có liên quan đến bài học mới, trên cơ sở đó xây dưng kiến thức mới. Mặt khác, giúp cho các em nhận thấy các kiến thức ở nội dung bài học mới gần gũi với các em hơn.
 b/ Xác định đúng dạng bài để dạy đúng phương pháp đặc trưng của bộ môn, và đúng với phương pháp của từng loại bài dạy. Đối với môn hóa học có các dạng bài như sau:
– Dạng bài lý thuyết.
– Dạng bài thực hành.
– Dạng bài luyện tập.
– Dạng bài ôn tập tổng kết.
 c/ Đọc kĩ bài dạy để hiểu đúng ý của người viết sách giáo khoa, về kiến thức cơ bản và cách trình bày của tác giả, nắm được mối quan hệ giữa các kiến thức từ đó khắc sâu kiến thức trọng tâm cho học sinh, làm cho các em thấy rõ con đường đi đến kiến thức, phát hiện ra kiến thức.
 d/ Phải nắm rõ đặc điểm đối tượng học sinh lớp mình phụ trách: tỉ lệ số học
 sinh khá giỏi – trung bình – yếu kém. Từ đó đưa ra các phương pháp thích
 hợp cho từng đối tượng làm thế nào để học sinh yếu kém cũng nắm được kiến thức cơ bản của bài dạy .
IV. Hoạt động : Hướng dẫn học sinh xây dựng kiến thức mới
 1. Kỹ năng học sinh cần đạt được: 
Học sinh nắm vững lý thuyết vì lý thuyết là phần rất quan trọng gồm có: lý thuyết cơ bản, viết PTHH, tính chất hóa học, các chất điều chế, tách chất, nhận biết các chất,... đó là những cơ sở mà HS phải nắm vững mới làm được bài tập.
Giúp HS biết cách giải một bài hóa học đơn giản để có thể đi từ dễ đến khó, biết xác định dạng bài tập, từ đó tìm ra định hướng và tìm ra cách giải.
Giúp HS có khả năng suy luận chính xác về nội dung đã tiếp thu và trình bày bài làm với lời giải chuẩn mực, phải nắm được các bước giải và thiết kế được quy trình từng bước giải.
Giúp HS có khả năng xử lý kiến thức, tìm tòi  nhiều lời giải, biết huy động và vận dụng vốn kiến thức đã học cùng một lúc vào việc giải quyết các bài tập trong tiết học (bài tập có nhiều cách giải, HS giải theo cách ngắn gọn, dễ hiểu,  khoa học), để lựa chọn câu trả lời tối ưu nhất.
Giúp HS xác định được dạng bài tập hóa học. Ngoài việc xác định đúng giả thiết, dữ kiện của bài tập HS còn phải phân tích và phân loại được các dạng bài tập, từ đó đưa bài tập cần giải về gần với dạng các bài tập đã biết, đã giải, luôn tìm ra cái đã biết và cố gắng tìm ra “ cái cốt lõi” của bài tập là “cần tìm cái gì?”,...
2. Một số ví dụ minh họa : 
VD1 ; Dạy bài “ Hóa trị” 
1/Xác định hóa trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử trong hợp chất với H Quy ước H hóa trị I .Chỉ số của H là hóa trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử : 
 HCl : chỉ số H là 1 => Cl hóa trị I 
 Từ đó học sinh dễ dàng xác định hóa trị của nguyên tố, hoặc nhóm nguyên tử : 
 H2O => O (II) 
 H2SO4 => nhóm SO4 ( II) 
 CH4 => C ( IV) 
hoặc trong công thức hợp chất với oxi (hợp chất 2 nguyên tố ) lấy chỉ số O nhân 2 rồi chia lại cho chỉ số của nguyên tố cần xác định hóa trị .
 Na2O => Hóa trị Na = 1x2 : 2 = 1 => Na (I) 
 Fe2O3 => hóa trị của Fe = 3 x 2 : 3 = 3 => Fe (III)
2- Lập công thức hóa học hợp chất theo hóa trị .
 Vd 1 : Lập công thức hóa học của Al( III) và O(II ) .
Các bước : 
 + Công thức chung : 
 AlxOy 
Theo quy tắt hóa trị : x . III = y . II
Chuyển thành tỉ lệ : 
 x =2 
 y = 3
Công thức hóa học của hợp chất : Al2O3 
Để lập công thức nhôm oxit theo trình tự trên với học sinh khá giỏi rất dễ dàng, nhưng với học sinh yếu kém có thực hiện được không ? Việc lập biểu thức theo quy tắt hóa trị đã khó, còn việc chuyển vế để hình thành tỉ lệ đối với các em chắc cũng không dễ . Từ đó tôi hình thành cho các em cách lập công thức đơn giản sau : 
Viết công thức chung : AB ( chỉ ghi ký hiệu các nguyên tố )
Xác định hóa trị của nguyên tố Avà nguyên tố B sau khi rút gọn ( 2 : 2 = 1 : 1 , 6 : 2 = 3 : 1 ) ghi hóa trị các nguyên tố lên phía trên kí hiệu ( viết chì ghi rồi xóa ) rồi kéo chéo xuống : 
A ( hóatrị a ) 
B ( hóa trị b )
 a b
 Ab Ba 
Cũng VD1 trên : 
 3 2
Al2O3 => Al2O3 
 hoặc lập công thức Mg (II) và O (II) 
 Các em viết nhanh : (2 : 2 = 1: 1 ) => MgO.
VD2 : Dạy bài “ Tính Theo Phương Trình Hóa Học” 
Đây là một dạng bài toán hóa học khó đối với học sinh, khi gặp bài toán các em không biết giải như thế nào, bắt đầu giải từ đâu? 
Để xây dựng cách giải một bài toán hóa học đơn giản, tôi yêu cầu học sinh thực hiện các bước sau: 
Tóm tắt bài toán: Cho chất gì? Tính chất gì? Ghi lại các công thức liên quan. 
Tìm số mol chất đã cho.
Viết phương trình hóa học.
Tìm số mol chất cần tìm.
Tính toán theo đề yêu cầu.
Trong đó tóm tắt bài toán tôi cho là rất quan trọng. Nếu các em tóm tắt chính xác thì việc giải bài toán trở nên đơn giản.
 Bài toán :
 Đốt cháy 16 gam lưu huỳnh trong khí oxi.Tính thể tích khí lưu huỳnh đioxit (SO2) thu được ở điều kiện tiêu chuẩn.
 Giải 
 Tóm tắt : 
 Cho: - Số mol lưu huỳnh : 
 m S = 16 gam . 
 Tính : - Phương trình phản ứng : 
 = n . 22,4 ( lít) S + O2 SO2 
 1 mol 1 mol 
 0,5 mol ? mol 
 Số mol S = 
 Thể tích khí SO2 : 
 = 0,5 . 22,4 = 11,2( lít )
Qua ví dụ ta thấy việc tóm tắt bài toán hình thành kỹ năng giải toán hóa học ban đầu là hết sức cần thiết, nó định hướng cho học sinh biết : Bài toán này phải giải từ đâu và bằng những công thức liên quan nào .
Sau đó tôi cho một bài tương tự cho học sinh yếu kém, và một bài khó hơn cho học sinh khá giỏi .
 Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, trong quá trình dạy học giáo viên cần tiến hành các thí nghiệm sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời giúp các em khắc sâu kiến thức hơn.
 VD3 . Khi dạy phần tính chất hóa học của nước ( Giáo viên đã tiến hành làm các thí nghiệm,hoặc hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm ).Khi tiến hành củng cố,có thể làm bài tập sau: 
 Giáo viên lấy 3 cóc thủy tinh, cho vào đó 3 dung dịch :NaOH (dung dịch bazơ), HCl ( dung dịch axít ), NaCl ( dung dịch muối), mẫu giấy quỳ tím. yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm nhận biết 3 dung dịch trên .
 Học sinh lần lượt nhúng giấy quỳ tím vào 3 dung dịch,dựa vào hịện tượng : 
Quỳ tím chuyển sang màu xanh => Cốc đựng dung dịch NaOH.
Quỳ tím chuyển sang màu đỏ => Cốc đựng dung dịch HCl.
Quỳ tím không đổi màu => Cốc đựng dung dịch NaCl.
Qua bài tập giúp học sinh nắm lại kiến thức tốt hơn và tạo ra niềm say mê thích học môn hóa học .
Khi tiến hành thí nghiệm giáo viên cần kiểm tra hóa chất ( như giấy quỳ tím để lâu sẽ không cho chỉ thị màu đỏ với dung dịch axít ) nếu không sẽ dẫn đến hiệu quả giáo dục không cao . 
V. Một số biện pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu kém:
 Để giúp đỡ học sinh yếu kém, tôi đã tiến hành một số biện pháp sau:
- Phân loại học sinh yếu kém theo những nguyên nhân chủ yếu và có kế hoạch giúp đỡ thích hợp với từng loại. Việc này tôi tiến hành trong suốt năm, trong quá trình đó có sự điều chỉnh HS theo nhóm trình độ, phù hợp với kế hoạch giúp đỡ.
- GV tìm phương pháp giảng dạy thích hợp, có trọng tâm, nhằm thẳng vào các yêu cầu quan trọng nhất, với mức độ yêu cầu vừa sức các em để nâng dần lên. Không nôn nóng, sốt ruột, khắc phục tính ngại khó và những định kiến thiếu tin tưởng vào tiến bộ của học sinh.
- Khi giảng dạy, tôi thường xuyên theo dõi sự chú ý của học sinh yếu kém, kiểm tra kịp thời sự tiếp thu bài giảng. Khi hướng dẫn bài tập tôi thường làm cụ thể hơn đối với các học sinh này.
- Mọi nhiệm vụ được giao cho các em cần được kiểm tra cụ thể, các sai lầm mắc phải luôn được tôi phân tích và sửa chữa. Khuyến khích, động viên đúng lúc khi các em đạt kết quả ( dù khiêm tốn), đồng thời cũng phải phân tích, phê phán đúng mức thái độ vô trách nhiệm hoặc lơ là đối với nhiệm vụ học tập được giao. Nhưng vẫn cố gắng tránh thái độ lời nói chạm tới lòng tự ái hoặc mặc cảm của học sinh.
- Tổ chức cho học sinh khá, giỏi thường xuyên giúp đỡ các bạn yếu, kém về cách học tập, về phương pháp vận dụng kiến thức.
- Tổ chức kèm cặp, phụ đạo cho các em. Trong các buổi này, tôi chủ yếu kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức giảng dạy trên lớp, nếu thấy các em chưa chắc, tôi tiến hành ôn tập củng cố kiến thức để các em nắm vững chắc hơn. Tìm hiểu thêm những chỗ các em chưa hiểu hoặc chưa nắm chắc để bổ sung, củng cố. Hướng dẫn phương pháp học tập: học bài, làm bài, việc tự học ở nhà.
·Kết quả của đề tài :
  Nhờ quá trình tích cực vận dụng giải pháp đến nay giúp cho học sinh lớp 8 trường Nguyễn Văn Đừng nói chung học tập có hiệu quả.
+ Nắm vững kiến thức sau mỗi bài học.
+ Xác định đúng phương pháp giải bài tập cho mỗi dạng bài tập khác nhau. Cách giải bài tập, chuyển đổi công thức tính toán, trình bày có lời giải rõ ràng, kỹ năng trình bày tinh tế, phù hợp cho việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá hiện nay. Trong quá trình thực hiện giải pháp từ đầu năm đến giữa học kì II năm học 2011 - 2012, tôi nhận thấy học sinh trong quá trình học tập có tiến bộ rõ rệt qua các lần kiểm tra thể hiện như sau:
Tháng điểm 9 + 10
LỚP 
SỈ SỐ
GIỎI 
KHÁ 
TB
YẾU
KÉM
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
TS
TL%
TS
TL%
8A1
40
3
7.5
10
25
20
50
6
15
2
5
8A2
40
8
20
11
27.5
10
25
10
25
1
2.5
8A3
39
9
23.1
8
20.5
11
28.2
10
25.6
1
2.6
TC
119
20
16.8
29
24.4
41
34.5
26
21.8
4
3.4
KẾT QUẢ HỌC KỲ I
LỚP
TSHS
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
Kém
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
8A1
41
4
9.8
11
26.8
22
53.7
4
9.8
0
8A2
40
4
10
14
35
17
42.5
5
12.5
0
8A3
40
11
27.5
7
17.5
17
42.5
3
7.5
1
2.5
TC
121
19
15.7
32
26.4
56
46.3
12
9.9
1
0.8
Kết quả tháng điểm 1 + 2 .
LỚP
TSHS
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
Kém
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL
8A1
38
16
42,11
10
26,32
12
31,38
8A2
40
8
20
12
30
17
42,5
3
7.5
8A3
39
13
33,33
10
25.64
11
28,21
5
15,82
TC
117
37
31,62
32
27,35
40
34,18
8
6,8
C. KÊT LUẬN,
1. Bài học kinh nghiệm
 Qua việc áp dụng đề tài này vào giảng dạy tôi thấy rằng để có được kết quả cao trong quá trình giảng dạy các em trên lớp thì trước hết người thầy phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Giáo viên cần chọn phối hợp các phương pháp theo hướng tích cực, linh động sáng tạo phù hợp với nội dung, kiểu bài lên lớp, tạo điều kiện cho học sinh học tập tích cực, chủ động độc lập sáng tạo khám phá xây dựng kiến thức mới từ bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên phải luôn luôn vận dụng mối quan hệ giũa kiến thức cũ và mới trong quá trình dạy học, để xây dựng được nhiều bài học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh nhằm đem lại hiệu quả trong giảng dạy.
- Việc giải bài tập phải có có sự lựa chọn phương pháp giải bài tập phù hợp với học sinh, tránh giải nhiều dạng bài tập khác nhau liên tục làm cho học sinh hoang man, có cảm giác nặng nề với bài tập. Vì vậy để có hiệu quả trong việc giải bài tập phải từng bước tăng dần để nâng cao chất lượng học sinh.
2. Hướng áp dụng phổ biến của đề tài :
 Với kết quả đạt được như trên bản thân tôi sẽ đem trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp ở tổ, ở trường, các bạn đồng nghiệp giảng dạy môn hóa học nói chung và các môn khác nói riêng, để cùng nhau áp dụng vào tiết dạy, đồng thời góp ý kiến xây dựng để đề tài được hoàn thiện hơn.
* Khi thực hiện thành công tại đơn vị, giải pháp có thể áp dụng cho một số đối tượng khác có yêu cầu .
3. Hướng nghiên cứu tiếp đề tài :
 Với những kinh nghiệm đã được, bản thân tôi đề ra hướng nghiên cứu mới là:“ Một số giải pháp thực hiện thành công các thí nghiệm hóa học ”
-Tri thức loài người là vô hạn, phương pháp giáo dục là đa dạng. Với sự hiểu biết còn hạn hẹp, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Nhưng với tâm niệm không ngừng học tập, nghiên cứu để phục vụ tốt cho sự nghiệp giáo dục, rất mong sự đóng góp chân tình của các cấp lãnh đạo, quý đồng nghiệp, giúp tôi có những phương pháp tốt trong giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng tốt hơn. Chân thành cám ơn.
 Tháng 2 năm 2012 
Ý kiến của Hội đồng khoa học nhà trường:
..
Phong Mỹ, ngày tháng năm 2012
TM. HĐKH
CHỦ TỊCH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng dạy SGK lớp 8 ( 2005 )
Tác giả : 
- Lê Xuân Trọng 
- Cao thị Thặng 
- Ngô Văn Vụ
- Nguyễn Phú Tuấn
- Phạm Đình Hiến
- Vũ Anh Tuấn
2. SGK hoá học 8: Lê Xuân Trọng và Nguyễn Cương NXB Giáo Dục.
3. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học THCS (2008)
Tác giả :
- Cao Thị Thặng 
- Vũ Anh Tuấn 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiai phap nang cao chat luong hoc tap mon hoa hoclop 8.doc