Sáng kiến kinh nghiệm Cần phải làm gì để giờ Luyện tập môn Hóa học 8 đạt kết quả?

Sáng kiến kinh nghiệm Cần phải làm gì để giờ Luyện tập môn Hóa học 8 đạt kết quả?

 Trong tiến trình đổi mới toàn diện về giáo dục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng đất nước theo hướng CNH-HĐH. Đổi mới phương pháp dạy học là đòi hỏi tất yếu và được xem là khâu then chốt có ý nghĩa góp phần vào sự thắng lợi của sự nghiệp giáo dục, bởi phương pháp dạy học, kết quả dạy học phản ánh chất lượng giáo dục. Chỉ có phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, biết cách tự học với động cơ đúng đắn thì quá trình học tập của các em mới đạt kết quả cao về tri thức, kĩ năng và thái độ.

 Như vậy, định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được khẳng định: Cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động đòi hỏi người thầy phải chuyên cần trong khâu soạn giảng, đặc biệt trong những giờ luyện tập thì lượng kiến thức các em chỉ mang tính chất ôn tập lại và vận dụng vào bài tập, cần tránh học sinh học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc, không vận dụng lí thuyết được vào bài tập, tạo tiết học thiếu sinh động, nhàm chán. Bên cạnh đó, việc kết hợp tốt các phương pháp và phương tiện dạy học giúp rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết với thực hành làm cho quá trình nhận thức của học sinh trở nên đơn giản hơn, mở rộng và khắc sâu những kiến thức cơ bản cần thiết cho các em. Vì vậy mỗi giáo viên chúng ta không ngừng học hỏi nghiên cứu tìm ra phương pháp dạy hay giúp học sinh mình đạt được kết quả tốt nhất, với những nội dung đó tôi xin chia sẽ kinh nghiệm của mình trong đề tài này.

 

doc 16 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1626Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cần phải làm gì để giờ Luyện tập môn Hóa học 8 đạt kết quả?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
“Cần phải làm gì để giờ Luyện tập môn Hóa học 8 đạt kết quả?”
 Trong tiến trình đổi mới toàn diện về giáo dục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng đất nước theo hướng CNH-HĐH. Đổi mới phương pháp dạy học là đòi hỏi tất yếu và được xem là khâu then chốt có ý nghĩa góp phần vào sự thắng lợi của sự nghiệp giáo dục, bởi phương pháp dạy học, kết quả dạy học phản ánh chất lượng giáo dục. Chỉ có phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, biết cách tự học với động cơ đúng đắn thì quá trình học tập của các em mới đạt kết quả cao về tri thức, kĩ năng và thái độ.
 Như vậy, định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được khẳng định: Cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động đòi hỏi người thầy phải chuyên cần trong khâu soạn giảng, đặc biệt trong những giờ luyện tập thì lượng kiến thức các em chỉ mang tính chất ôn tập lại và vận dụng vào bài tập, cần tránh học sinh học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc, không vận dụng lí thuyết được vào bài tập, tạo tiết học thiếu sinh động, nhàm chán. Bên cạnh đó, việc kết hợp tốt các phương pháp và phương tiện dạy học giúp rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết với thực hành làm cho quá trình nhận thức của học sinh trở nên đơn giản hơn, mở rộng và khắc sâu những kiến thức cơ bản cần thiết cho các em. Vì vậy mỗi giáo viên chúng ta không ngừng học hỏi nghiên cứu tìm ra phương pháp dạy hay giúp học sinh mình đạt được kết quả tốt nhất, với những nội dung đó tôi xin chia sẽ kinh nghiệm của mình trong đề tài này.
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
 Dạy học là quá trình phối hợp chặt chẽ giữa người dạy và người học. Người học muốn tiếp thu bài tốt cần nhiều yếu tố trong đó có phương pháp dạy học của người thầy. Thật vậy, đối với những bài Luyện tập trong sách giáo khoa Hóa 8 chưa có sự thống nhất về phương pháp dạy học, chuẩn kiến thức cũng không đề cập đến những dạng bài dạy này vì thông thường các tiết Luyện tập lượng kiến thức mang tính chất tái hiện ( kiến thức cũ), mặt khác cấu trúc của các bài Luyện tập bao gồm 2 phần, phần I: Kiến thức cần nhớ và phần II: Bài tập vì vậy cần giúp học sinh hệ thống lại toàn chương đã học, có cách nhìn tổng quát nên mỗi giáo viên chúng ta cần tìm ra phương pháp dạy hay, gây hứng thú tránh nhàm chán trong khi học những giờ Luyện tập như thế, có vậy các em mới yêu thích môn học mình. Như chúng ta đã biết hóa học là môn khoa học thực nghiệm, lí thuyết gắn liền bài tập, thí nghiệm thực hành giúp minh họa lí thuyết, nó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cho nên không nhất thiết chúng ta phải thiết kế bài giảng theo cấu trúc sgk nghĩa là dạy hết lí thuyết sau đó làm bài tập hoặc tiết luyện tập thì không cần làm thí nghiệm vì quan niệm như thế là sai mà chúng ta cần kết hợp tốt các phương pháp trên thì tiết học mang lại hiệu quả cao. Vì thế tôi tiến hành nghiên cứu, tìm ra phương pháp dạy học như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất trong những giờ dạy các bài Luyện tập Hóa 8, đó là lí do tôi chọn đề tài “ Cần phải làm gì để giờ Luyện tập môn Hóa học 8 đạt kết quả?”
Mục đích và phương pháp nghiên cứu.
 Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm muốn trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm của mình về phương pháp giảng dạy đối với những bài Luyện tập Hóa 8 với các bạn đọc nhằm tìm ra phương pháp dạy và học có hiệu quả nhất, đổi mới cách dạy học truyền thụ kiến thức một chiều, đồng thời có tính sáng tạo trong cách dạy bài Luyện tập, qua đó thu hút các em vào môn học, làm nổi bật được lý thuyết, khắc sâu lý thuyết và vận dụng vào bài tập tốt hơn.
 Trên cơ sở đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với những phương pháp sau:
 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của học sinh: thông qua các lần kiểm tra để tìm hiểu mức độ lĩnh hội kiến thức và kĩ năng giải bài tập ở học sinh.
 Phương pháp phân tích so sánh, đối chiếu: dựa trên kết quả học tập của học sinh tôi phân tích, đối chiếu với chỉ tiêu nhằm điều chỉnh phương pháp dạy của mình.
 Phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề: trong khi nghiên cứu đề tài thì trên lớp tôi giả sử tình huống, áp dụng vào tiết dạy để thử giải quyết vấn đề đặt ra.
 Phương pháp quan sát: dùng phương pháp này để quan sát, nghiên cứu đối tượng là học sinh đồng thời nghiên cứu các hoạt động dạy và học.
 Phương pháp đối thoại: trực tiếp trao đổi với bạn đồng nghiệp, học sinh để bổ sung cho phương pháp thực hiện đề tài.
Giới hạn của đề tài.
 Đề tài nghiên cứu trong phạm vi sách giáo khoa Hóa 8, tìm ra phương pháp dạy học có hiệu quả đối với một số bài luyện tập trong chương trình đang học, từ đó áp dụng trên đối tượng là học sinh khối 8 tại trường THCS Gáo Giồng. Cách phối hợp giảng dạy giữa phần lý thuyết ( phần kiến thức cần nhớ) với bài tập nhằm làm rõ hơn cho phần lý thuyết đồng thời tránh học sinh có thói quen học vẹt, không biết vận dụng lý thuyết vào bài tập. Vì trên thực tế giảng dạy nhiều năm thì phần lớn các em hiểu bài trên lớp về nhà học bài thuộc nhưng đến khi làm bài tập thì nhiều em vận dụng chưa thành thạo lý thuyết vào bài tập, kể cả một số học sinh không làm được. Đây là điều làm cho mỗi nguời thầy cần phải suy nghĩ, cần tìm ra phương pháp dạy học như thế nào đạt hiệu quả vì “phương pháp tốt là làm đơn giản những phức tạp”nên cần khai thác tối đa kiến thức đặc biệt trong những giờ Luyện tập. Vì vậy, giới hạn của đề tài dừng lại ở phương pháp giảng dạy một số bài Luyện tập Hóa 8.
Kế hoạch thực hiện.
 Đề tài bắt đầu nghiện cứu từ tháng 10/2011 kết hợp với những kinh nghiệm tích lũy của bản thân và học hỏi kinh nghiệm từ các bạn đồng nghiệp.
 Đến tháng 12/2011 đã nghiên cứu và viết sơ lược về cách thực hiện một số bài luyện tập Hóa 8 trong chương trình. Có đối chiếu so sánh trên thực tế những bài đang dạy trên lớp và những tiết dự giờ từ bạn đồng nghiệp để đánh giá lại những mặt được và chưa được.
 Đến tháng 01/2012 tiếp tục suy nghĩ để khắc phục những mặt chưa được khi thực hiện thử trên thực tế, tìm hiểu thêm nhiều nguồn thông tin trong đó có chuẩn kiến thức kĩ năng, một số bài giảng trên violet.
 Đến tháng cuối tháng 02/2012 đã hoàn thành đề tài.
PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lí luận
 Luật Giáo dục 2005 ( Điều 5) đã quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Chương trình giáo dục phổ thông kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu: phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đem lại niềm vui và hứng thú cũng như trách nhiệm học tập cho học sinh. Thật vậy, quan niệm về triết lí “Thầy giỏi có thể vừa dạy cho mọi người hiểu được, vừa tối ưu hóa năng lực cụ thể” nên chăng mỗi giáo viên chúng ta không ngừng tự học, tự phấn đấu bản thân, tìm ra phương pháp dạy hay, kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp nhằm đa dạng hóa các hình thức dạy học, biến kiến thức phức tạp từ sgk đến với học sinh là những kiến thức đơn giản, dễ hiểu có thế dạy học mới đem lại hiệu quả.
Cơ sở thực tiễn
 Dạy học là những định hướng tổng thể cho các hành động phương pháp, trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học làm nền tảng, những cơ sở lí thuyết của lí luận dạy học là một quá trình giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức, biến tri thức của người thầy đến bản thân mình nhằm tiếp thu và vận dụng một cách có hiệu quả. Thật vậy, việc giảng dạy bộ môn Hóa học ở trường phổ thông nhằm mục đích trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức hóa học cơ bản, phổ thông góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, làm nền tảng vững chắc cho các em tiếp thu kiến thức ở các cấp học, bậc học tiếp theo.
 Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy môn Hóa học THCS điều nhất thiết là mỗi giáo viên phải suy nghĩ tìm ra phương pháp giảng dạy gây hứng thú học tập tích cực ở các em, làm cho học sinh yêu thích bộ môn mình, đặc biệt các em bước đầu làm quen với hóa học 8, đây là kiến thức vở lòng đòi hỏi người thầy phải sáng tạo trong phương pháp dạy, hệ thống hóa được kiến thức trọng tâm, củng cố qua những giờ luyện tập, không để học sinh bị hỏng kiến thức để tạo hành trang cho các em bước vào học Hóa 9 và những năm học tiếp theo. 
Thực trạng và những mâu thuẫn
 Từ thực tế giảng dạy nhiều năm môn Hóa tại trường THCS, sự kết hợp với phương pháp dạy học tích cực, đa dạng hóa các hình thức dạy học, kết quả cho thấy học sinh có hướng tích cực, khả năng vận dụng lý thuyết vào bài tập tương đối tốt. So với nhiều năm trước thì việc giảng dạy các bài luyện tập còn mang tính gập khuôn của sgk, vì thế giờ dạy trên lớp đối với các bài luyện tập chưa thực hiện được nhiều bài tập, còn mang nặng về lý thuyết. Sau khi được dự giờ, trao đổi từ bạn đồng nghiệp thì cải tiến phương pháp dạy đối với các bài Luyện tập này mang lại hiệu quả hơn cũng như khi dự giờ ở các chuyên đề tổ chức thì một bộ phận giáo viên chưa thật sự đổi mới trong cách dạy các bài luyện tập.Qua trao đổi họ cho là dạy như thiết kế sgk nghĩa là giảng dạy và làm rõ phần lí thuyết sau đó mới vận dụng vào bài tập, họ quên rằng lượng kiến thức lí thuyết này các em đã được tìm hiểu ở từng bài vì thế giờ luyện tập tránh mang nặng lí thuyết mà cần vận dụng lí thuyết vào bài tập. Quá trình vận dụng lí thuyết vào bài tập thành công mới phản ảnh được mức độ kiến thức mà học sinh lĩnh hội được.
 Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp dạy học cần có sự thống nhất và kế thừa theo hướng thiết kế của sgk, vì thế một số nội dung kiến thức chưa thể thực hiện được. Mặt khác, do sự hạn chế của bản thân nên vẩn còn đâu đó sự kết hợp các phương pháp chưa thật hay rất mong được chia sẽ .
Các biện pháp giải quyết vấn đề qua các tiết Luyện tập.
 Từ những thực trạng và mâu thuẫn trên, kết hợp với những kinh nghiệm áp dụng thành công của bản thân, tôi xin đề xuất một số giải pháp giảng dạy các bài Luyện tập trong sgk Hóa học 8 như sau:
 *Bài 8: Bài luyện tập 1 ( trang 29).
-Khi dạy về mục I.2. “Tổng kết về chất, nguyên tử, phân tử”, do các khái niệm này học sinh được tìm hiểu ở các bài trước vì vậy tiết luyện tập này chỉ nhắc lại giúp học sinh nhớ các khái niệm. Mặt khác, chúng là những khái niệm trừu tượng, khó nhớ, kênh chữ nhiều nên mục này tôi thiết kế dạng câu hỏi, tổ chức cho các em chơi trò chơi “ Giải ô chữ” ( ô chữ là những khái niệm và gợi ý là nội dung của khái niệm). Qua áp dụng thấy các em có nhiều hứng thú, sôi động trong giờ học, ghi nhớ và khắc sâu được nội dung khái niệm vả lạ ... ớ có thể thực hiện như sau:
-Cho HS nhắc lại thành phần của nước, tỉ lệ về thể tích và khối lượng. (HS: thành phần của nước gồm hidro và oxi, trong đó tỉ lệ theo thể tích là 2 phần hidro và 1 phần oxi; theo khối lượng là H-1 phần, O-8 phần).Sau đó cho HS làm bài tập: Hoàn thành các phương trình sau:
 1/ Zn + HCl ---à
 2/ K + H2O ---à
 3/ BaO + H2O --à
 4/ SO3 + H2O ----à
HS: 
 1/ Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.
 2/ 2K + 2H2O → 2KOH + H2.
 3/ BaO + H2O → Ba(OH)2.
 4/ SO3 + H2O → H2SO4.
Sau khi hoàn thành bài tập, nhận xét, đánh giá. Khai thác thêm qua gợi ý sau: Tương tự cho bài tập trên, lấy ví dụ chất khác thay thế cho K, BaO, SO3 đem tác dụng với nước, từ đó nêu tính chất hóa học của nước (yêu cầu như thế nhằm giúp HS viết được đa dạng phương trình, từ đó nêu được tính chất hóa học của nước đồng thời gợi ý thực hiện được BT1 sgk, cần khai thác thêm loại phản ứng hóa học)
Đáp án BT1 sgk trang 131: 
 2K + 2H2O → 2KOH + H2.
 Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2.
Các phản ứng trên thuộc loại phản ứng thế.
-Từ sản phẩm của các phương trình trên, chỉ ra chất nào là axit, bazo, muối.
 HS: Axit: H2SO4 
 Bazo: Ba(OH)2, KOH, Ca(OH)2.
 Muối: ZnCl2 .
 Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó? (HS: do chất tham gia phản ứng và thành phần của chất tạo thành). Thử gọi tên các sản phẩm trên. HS: Axit: H2SO4 ( axit sunfuric)
 Bazo: Ba(OH)2:(barihidroxit) , KOH(kalihidroxit), Ca(OH)2(canxihidroxit).
 Muối: ZnCl2 ( kẽm clorua)
Từ đó khái quát nên công thức chung của các hợp chất axit, bazo, muối. 
HS: công thức chung: + Axit: HnA ( n: hóa trị của A và A là gốc axit)
	 +Bazo: M(OH)a: (a là hóa trị của M và M là kim loại).
	 +Muối: MnAa.
 -Tiến hành thực hiện bài tập 3 sgk, đồng thời hướng dẫn BT5 sgk về nhà.
Đáp án: (BT3 sgk) CTHH của những muối có tên gọi dưới đây:
 Đồng (II)clorua: CuCl2.	
 Kẽm sunfat: ZnSO4.
 Sắt (III)sunfat: Fe2(SO4)3.
 Magiehidrocacbonat: Mg(HCO3)2.
 Canxiphotphat: Ca3(PO4)2.
 Natrihidrophotphat: Na2HPO4.
 Natri dihidrophotphat: NaH2PO4.
→Qua các câu hỏi dẫn dắt từ bài tập, sự kết hợp đa dạng phương pháp như trò chơi hoặc thí nghiệm hay kết hợp giảng dạy giữa lý thuyết và bài tập một cách khoa học giúp HS khắc sâu kiến thức đã học và vận dụng lý thuyết đã học vào bài tập một cách có hiệu quả, rèn cho các em kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng làm bài tập một cách thành thạo mang lại hiệu quả cao trong những giờ luyện tập, nhẹ nhàng trong khi ôn tập kiểm tra từ đó thì chất lượng học tập của học sinh ngày một nâng lên.
Hiệu quả áp dụng
 Qua thực tế áp dụng học sinh có khả năng phát huy tốt năng lực tư duy độc lập của mình, làm cho không khí học tập sôi nổi hào hứng hơn, các em tích cực tham gia vào các hoạt động tìm kiếm kiến thức bằng các hình thức tổ chức của giáo viên như trò chơi, hoạt động nhóm, thí nghiệm, Chính vì thế kiến thức và kĩ năng được củng cố vững chắc kết quả học tập của học sinh không ngừng nâng lên, chất lượng của những giờ dạy bài luyện tập mang lại hiệu quả cao được thể hiện thông qua các bài kiểm tra của học sinh. Vì vậy người giáo viên đóng vai trò quyết định cho sự thành công của chất lượng dạy học. Điều này cũng được các bạn đồng nghiệp đánh giá rất cao về tính sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp, tìm ra phương pháp dạy học hay, mang lại hiệu quả. Kết quả là học sinh của tôi phụ trách thì phần đông rất nhiều em vận dụng lí thuyết tốt vào bài tập, giải được rất nhiều bài tập, giờ học môn Hóa các em yêu thích hơn. Thể hiện ở kết quả thi học kì I năm học 2011-2012 thì có trên 98% học sinh trên trung bình và ở năm học 2010-2011 thì 100% học sinh lớp 8 được lên lớp hẳn, tỉ lệ học sinh khá giỏi rất cao vượt chỉ tiêu đề ra. Điều này minh chứng qua chất lượng học sinh giỏi nhiều năm giảng dạy thì khả năng ghi nhớ và vận dụng kiến thức của các em rất tốt.
 KẾT LUẬN
Ý nghĩa của đề tài đối với công tác
 Sự kết hợp phương pháp dạy nêu trong đề tài với các bài Luyện tập như đã đề cập trong ví dụ trên đã được áp dụng vào thực tiễn hơn 2 năm nay dựa trên những thành công trong công tác giảng dạy, từ những thành quả đạt được nên tôi tích lũy những kinh nghiệm để viết nên đề tài đồng thời giúp tôi so sánh với chương trình đổi mới sgk trong những năm tới nhằm để điều chỉnh phương pháp dạy cho phù hợp dựa trên những kế thừa thành công của đề tài. Thật vậy, đề tài này đã mang lại cho tôi được kết quả mong muốn thể hiện ở chất lượng học tập của HS trong những giờ dạy hay qua các bài luyện tập, HS của tôi được thực hành với nhiều bài tập khác nhau, các thí nghiệm minh họa thành công, nhìn chung phần lớn các em yêu thích bộ môn mình, mặt dù môn Hóa học còn mới mẻ với các em, lượng kiến thức trừu tượng, khó hiểu, các kiến thức mắc xích và đan xen nhau, khó học như thế nhưng thầy và trò cùng quyết tâm khắc phục khó khăn để vươn đến sự thành công, phản ánh qua kết quả học tập của học sinh. Chất lượng bộ môn được nâng lên tạo cho người giáo viên niềm vui và động lực để phấn đấu hơn trong công tác giảng dạy.
Khả năng áp dụng
 Đề tài nghiên cứu về cải tiến phương pháp dạy đối với các bài luyện tập sgk Hóa 8 vì thế bản thân đã áp dụng cho học sinh khối 8 tại trường, đồng thời cũng đã chia sẽ kinh nghiệm này trong lúc dự giờ đồng nghiệp ở các lần tổ chức chuyên đề cụm trong huyện hoặc ngoài huyện. Nên có thể nói, mức độ nhân rộng của đề tài cũng được vươn xa, được đông đảo bạn đồng nghiệp hưởng ứng. Hiện nay, với phương pháp giảng dạy các bài Luyện tập trong chương trình Hóa 8 tôi đã áp dụng thành công, đồng nghiệp của tôi trong cụm như trường TH-THCS Gáo Giồng và THCS Phương Thịnh đã có tham khảo phương pháp giảng dạy này và vừa rồi chúng tôi đã dự giờ qua lại lẫn nhau, nhằm chia sẽ những kinh nghiệm đạt được và mong muốn đưa chất lượng giảng dạy bộ môn ngày càng tốt hơn. Vì thế bước đầu tôi đã áp dụng thành công đề tài này.
Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển
 Qua thời gian nghiên cứu các phương pháp, tôi đã rút ra cho mình một số kinh nghiệm như sau: hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp nêu trong đề tài giúp học sinh hoạt động tìm kiếm kiến thức, rèn được kĩ năng vận dụng lý thuyết vào bài tập, làm rõ hơn những nội dung lý thuyết mang tính trừu tượng thông qua các bài luyện tập nhằm giúp các em khắc sâu được kiến thức. Sự phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả giữa dạy phần kiến thức cần nhớ với bài tập, sự minh họa của thí nghiệm vào những giờ luyện tập giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, tránh áp đặt kiến thức; đồng thời phần nào tránh được học vẹt của học sinh vì thế trong quá trình dạy tôi không yêu cầu học sinh nội dung kiến thức nào cũng phải thuộc lòng, cần linh hoạt, trong các giờ dạy tôi thường giúp học sinh hiểu bài, một khái niệm hoặc công thức thì dẫn dắt từ thực tế để học sinh rút ra được kết luận, có như thế nên học sinh nhớ bài lâu hơn.
 Việc áp dụng đề tài có hiệu quả nên trong thời gian tới cần phát huy hơn nữa trong các giờ dạy trên lớp. Tăng cường dự giờ lẫn nhau đặc biệt các tiết luyện tập để trao đổi, chia sẽ rộng rãi từ các bạn đồng nghiệp nhằm đưa chất lượng bộ môn đạt kết quả cao trong toàn huyện.
Đề xuất và khuyến nghị.
 Để đề tài được nhân rộng ra với các bạn đồng nghiệp và thể hiện thành công hơn nữa, bản thân xin đề xuất một số ý kiến sau:
-Ngành giáo dục cần động viên khuyến khích giáo viên tham gia viết đề tài hoặc sáng kiến kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo cơ hội chia sẽ những kinh nghiệm đó với đông đảo các bạn đồng nghiệp học hỏi và áp dụng vào công tác giảng dạy của mình.
-Nên tổ chức nhiều chuyên đề về công tác dự giờ, trao đổi về phương pháp dạy học,Đặc biệt dự giờ đối với các bài Luyện tập, bài khó dạy của chương trình để cùng nhau trao đổi, thảo luận tìm ra phương pháp dạy tối ưu, mang lại hiệu quả cao.
-Song song đó ngành giáo dục cũng cần tổ chức hội thi thí nghiệm thực hành đối với cấp THCS nhằm nâng cao việc khai thác thiết bị, thí nghiệm thực hành, rèn cho người giáo viên kĩ năng làm thí nghiệm tốt, học sinh được học nhiều thí nghiệm hơn, rèn kĩ năng làm thí nghiệm của học sinh. Từ đó thu hút các em vào bộ môn Hóa học tạo tiền đề lên cấp THPT thi thí nghiệm thực hành. Để đạt được những kết quả như mong muốn về các thí nghiệm thực hành môn Hóa cần đòi hỏi về khâu thiết bị, hóa chất cũng như phòng thực hành đúng yêu cầu, bởi nhìn chung hiện nay phần lớn các trường THCS trong huyện chưa được trang bị tốt phòng thực hành bộ môn cũng như cách xử lí các khí độc hại,gây khó khăn trong công tác giảng dạy.
-Với lãnh đạo nhà trường nên tranh thủ những điều kiện có thể cùng tổ chuyên môn tổ chức nhiều Câu lạc bộ, chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, về thí nghiệm thực hànhnhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy. Đồng thời phân công đội ngũ giáo viên có tâm huyết, có năng lực để giảng dạy Hóa 8 ( vì đây là môn học mới đối với các em).
 Tuy bản thân đã cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những sai sót. Rất chân thành và lắng nghe góp ý của các thầy cô giáo, quý vị độc giả để tôi có điều kiện hoàn thiện lại đề tài của mình, đồng thời vận dụng vào công tác dạy và học có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường nói riêng cũng như của ngành giáo dục nói chung.
Tài liệu tham khảo
1.Sách giáo khoa hóa 8.
2.Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Hóa học.
3.Sách giáo viên Hóa 8.
4.Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở môn Hóa học – NXB GD.
5.Một số bài giảng điện tử trên violet.
CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Các từ hoặc cụm từ viết tắt
Ý nghĩa từ viết tắt
THCS
Trung học cơ sở
TH-THCS
Tiểu học- Trung học cơ sở.
THPT
Trung học phổ thông
HS
Học sinh
PTN
Phòng thí nghiệm
sgk
Sách giáo khoa
dd
Dung dịch
CTHH
Công thức hóa học
MỤC LỤC
..***..
	Trang 
A.PHẦN MỞ ĐẦU:
I.Lí do chọn đề tài:	2
II.Mục đích và phương pháp nghiên cứu	2
III.Giới hạn của đề tài	3
IV.Kế hoạch thực hiện	3
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận	3-4
II.Cơ sở thực tiễn	4
III. Thực trạng và những mâu thuẫn	4
IV.Các biện pháp giải quyết vấn đề qua các tiết luyện tập	5
V.Hiệu quả áp dụng	12
C.KẾT LUẬN
I.Ý nghĩa của đề tài đối với công tác	12
II.Khả năng áp dụng	13
III.Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển	13
IV.Đề xuất và khuyến nghị	13-14
Tài liệu tham khảo	14
Chú thích từ viết tắt.	14.
 Người viết
 Phạm Thị Ánh Thu

Tài liệu đính kèm:

  • docCan phai lam gi de gio Luyen tap mon Hoa hoc 8dat ket qua.doc