Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh thông qua sách giáo khoa nhằm nâng cao chất lượng dạy học địa lý

Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh thông qua sách giáo khoa nhằm nâng cao chất lượng dạy học địa lý

A. Phần mở đầu:

I. Lý do chọn đề tài:

1) Lý luận:

Trong hệ thống các phương pháp dạy học tích cực thì việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học.

Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh – với sự bùng nổ thông tin, khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão – thì không thể nhồi nhét vào đầu học sinh khối lượng kiến thức ngày càng nhiều mà phải quan tâm dạy cho trẻ phương pháp tự học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đặc biệt cấp THCS.

Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh hoạt động học trong quá trình dạy học, nổ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên. Xin nhấn mạnh là đẩy mạnh bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh chứ không phải là đẩy mạnh tự học của học sinh như nhiều người vẫn hiểu đó là học ở nhà.

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 937Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh thông qua sách giáo khoa nhằm nâng cao chất lượng dạy học địa lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Caáu truùc cuûa ñeà taøi
	A. Ñaët vaán ñeà:
Lyù do choïn ñeà taøi:
Muïc ñích vaø phöông phaùp nghieân cöùu:
Giôùi haïn cuûa ñeà taøi:
Keá hoaïch thöïc hieän:
B. Phaàn noäi dung:
I. Cô sôû lyù luaän:
II. Cô sôû thöïc tieãn:
III. Thöïc traïng vaø maâu thuaãn:
IV.Caùc bieän phaùp giaûi quyeát vaán ñeà
V.Hieäu quaû aùp duïng:
C. Keát luaän
I. YÙ nghóa cuûa ñeà taøi
II. Khaû naêng aùp duïng
III. Baøi hoïc kinh nghieäm vaø höôùng phaùt trieån
IV.Ñeà xuaát vaø kieán nghò.
	Đề tài: 
BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA SÁCH GIÁO KHOA NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC ĐỊA LÝ
Phần mở đầu:
Lý do chọn đề tài:
Lý luận:
Trong hệ thống các phương pháp dạy học tích cực thì việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học.
Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh – với sự bùng nổ thông tin, khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão – thì không thể nhồi nhét vào đầu học sinh khối lượng kiến thức ngày càng nhiều mà phải quan tâm dạy cho trẻ phương pháp tự học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đặc biệt cấp THCS.
Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh hoạt động học trong quá trình dạy học, nổ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên. Xin nhấn mạnh là đẩy mạnh bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh chứ không phải là đẩy mạnh tự học của học sinh như nhiều người vẫn hiểu đó là học ở nhà.
Thực tiễn:
	Phương pháp tự học nói chung hay phương pháp tự học địa lý nói riêng là mục đích quan trọng của giáo dục phổ thông. Vì nếu nắm vững kỹ năng này thì học sinh mới có thể tự làm giàu tri thức và sáng tạo trong công việc.
	Thực tế giảng dạy ở các trường THCS hiện nay là đa số giáo viên chú trọng việc đổi mới phương pháp dạy học, còn việc bồi dưỡng phương pháp tự học địa lý cho học sinh chưa được nhiều giáo viên quan tâm. Hầu hết giáo viên chỉ dừng lại ở mức độ yêu cầu các em học thuộc bài cũ, xem trước bài mới.
Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu: Việc thực hiện đề tài này nếu thành công sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lý. Giúp học sinh biết cách tự chiếm lĩnh tri thức và vận dụng nó một cách hiệu quả, thêm yêu thích môn học và góp phần thay đổi nhận thức, cách nhìn nhận của giáo viên và học sinh về vấn đề tự học thường bị xem nhẹ, chỉ là ôn bài cũ, xem trước bài mới.
Phương pháp nghiên cứu: hệ thống các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này là: thu thập thông tin, quan sát khách quan, thực nghiệm, 
Giới hạn của đề tài:
	Trong phạm vi đề tài này, tôi tập trung hướng dẫn học sinh tự học với sách giáo khoa địa lý nhằm phát huy tính độc lập tích cực và tạo thói quen tự học cho học sinh.
Kế hoạch thực hiện: 
Thời gian nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành đề tài này trong năm học 2011-2012.
Kế hoạch cụ thể như sau:
TT
 Thời gian 
Nội dung
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11&12
Tháng 1&2
Tháng 3
1
Xác định đề tài
x
2
Lập kế hoạch thực hiện
x
3
Đặt vấn đề, xây dựng giả thiết
x
4
Thu thập kết quả, xử lý thông tin
x
5
Viết đề tài
x
6
Hoàn chỉnh đề tài, báo cáo
x
Phần nội dung:
Cơ sở lý luận:
Mục tiêu giáo dục của Đảng ta hiện nay là: “đào tạo con người làm chủ đất nước, bản thân, con người phát triển toàn diện, khi ra trường biết thích ứng linh hoạt với mọi hoàn cảnh lao động sản xuất, mọi tình huống”.
Để thực hiện mục tiêu trên, người giáo viên phải chú ý tăng cường hướng dẫn cho học sinh biết tự mình tìm ra kiến thức, giải đáp những câu hỏi, xử lý tình huốnggiúp người học sử dụng có hiệu quả các phương pháp, phương tiện dạy học và tự hoàn thiện mình.
Như vậy, chỉ có thể dạy cho học sinh tự học mới có thể giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng để có thể thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội.
Cơ sở thực tiễn:
Sách giáo khoa địa lý được biên soạn theo hướng tinh giảm các sự kiện, thông tin, chủ yếu tập trung vào những khái niệm, giải thích bản chất. Phần kênh chữ được viết cô đọng, súc tích, nêu bật được những thông tin cần thiết hoặc giải thích, phân tích các sự vật, hiện tượng địa lý. Như vậy, học sinh dễ dàng tự học với sách giáo khoa nếu có sự hướng dẫn của giáo viên. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, việc tự học với sách giáo khoa có ý nghĩa rất to lớn, giúp học sinh nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản, logic, khoa học cũng như các kỹ năng cần thiết để học sinh có hành trang tri thức chuẩn bị tốt cho việc tiếp tục ở các cấp học cao hơn.
Thực trạng và mâu thuẫn:
- Mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đã được thay đổi nhiều lần, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thông qua đó giáo viên có thể cập nhật tài liệu một cách dễ dàng và phù hợp thực tế khách quan.
- Đồ dùng dạy học phong phú đa dạng. Hệ thống các bản đồ tương đối đầy đủ, phù hợp các dạng bài địa lý. 
- Sách giáo khoa được biên soạn theo hướng tinh giảm sự kiện, phát huy năng lực sáng tạo, ứng dụng thực tiễn, rèn kỹ năng thực hànhrất thuận lợi cho việc tổ chức hướng dẫn học sinh học tập, củng cố tri thức, rèn luyện kỹ năng và đặc biệt là rèn kỹ năng tự học cho học sinh.
- Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy tôi nhận thấy vấn đề tự học thực ra không phải là vấn đề xa lạ nhưng lại rất khó thực hiện với không ít học sinh. Có những em học sinh thường xuyên không tập trung nghe giảng bài, hiểu bài một cách lơ mơ, có em thì hay nghịch ngợm, hay nói chuyện, ít tham gia xây dựng bài. Về nhà học bài, chuẩn bị bài một cách hời hợt theo kiểu học chiếu lệ. Cũng có không ít những em học sinh rất chịu khó học, rất chăm chỉ, siêng năng nhưng thời gian đối với những em này có lẽ là quá ít, các em luôn tự đẩy mình vào tình trạng không biết phải phân bố thời gian như thế nào cho hợp lý để có thể học hết khối lượng kiến thức dày đặc.
Xuất phát từ thực trạng đó, vấn đề bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh được xem như là vấn đề cốt lõi, nó không chỉ là đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực, mà còn là biện pháp hữu hiệu để góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn địa lý.
Các biện pháp giải quyết vấn đề:
Hướng dẫn học sinh tự lực khai thác kiến thức từ sách giáo khoa thông qua phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
	Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp thông qua đó giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề, hướng dẫn học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, tự tìm ra những tri thức mới.
	Sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề có vai trò quan trọng trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh. Bởi vì thông qua các hoạt động tự nghiên cứu sách giáo khoa của học sinh (dưới sự hướng dẫn của giáo viên) đặt học sinh vào tình huống có vấn đề buộc các em phải giải quyết các mâu thuẫn, tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức thông qua đó giúp phát triển năng lực tư duy sáng tạo của các em và giúp hình thành kiến thức cho học sinh một cách hệ thống có logic.
 	Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề có thể được sử dụng trong các khâu của quá trình dạy học, ví dụ được sử dụng khi dạy bài mới: tổ chức học sinh nắm khái niệm, định nghĩa; huy động kiến thức bài cũ để vận dụng trong bài mới, hoàn thành nhiệm vụ học tập, hoặc trong khâu củng cố, ôn tập, hoàn thiện tri thức. Phương pháp này cần hướng tới mọi đối tượng học sinh chứ không chỉ áp dụng riêng cho học sinh khá giỏi.
Để tự học với sách giáo khoa, phát huy năng lực chủ động, tự lực của học sinh, người thầy cần xem tài liệu sách giáo khoa thực sự là nguồn cung cấp thông tin, vừa là công cụ, vừa là phương tiện giúp giáo viên chuyển từ vai trò trung tâm thông báo sang vai trò hướng dẫn, tổ chức học sinh chủ động, tích cực tiếp cận tri thức mới.
Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề giúp học sinh tự lực khai thác kiến thức từ sách giáo khoa:
- Câu hỏi phải tạo được hứng thú học tập, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của học sinh. 
- Có tính hệ thống, tránh vụn vặt, manh mún theo kiểu đúng-sai hoặc chia nhỏ từng ý trong sách giáo khoa để hỏi.
- Câu hỏi phải mang tính vừa sức, buộc học sinh luôn ở trạng thái có nhu cầu giải quyết vấn đề mâu thuẫn.
- Sử dụng các câu hỏi để hướng dẫn học sinh tự học với sách giáo khoa cần kết hợp với các phương pháp dạy học khác như: đàm thoại gợi mở, thảo luận,
- Giáo viên cần định hướng rõ vấn đề nghiên cứu cho học sinh. Câu hỏi không nên mang tính chất đơn thuần là trình bày lại nội dung sách giáo khoa, mà cần phải có yêu cầu cao hơn: phân tích, so sánh, giải thích, chứng minh cho những kiến thức mà học sinh đọc được từ sách.
- Cần rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng: kỹ năng tách được nội dung bản chất đọc được từ sách và tự diễn đạt lại bằng lời, lập dàn bài, lập đề cương,
- Các bước thực hiện:
+ GV đặt ra câu hỏi tình huống, định hướng để học sinh tự giải quyết vấn đề.
+ Học sinh đọc sách giáo khoa, vận dụng các kỹ năng tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, liên hệ thực tế, để tìm ra kiến thức.
+ Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận (nếu có).
+ Học sinh trình bày kết quả làm việc.
+ Giáo viên kết luận, chuẩn xác kiến thức.
Ví dụ: Khi dạy bài 31: “Vùng Đông Nam Bộ”, giáo viên nêu vấn đề: “thường ở những nơi đông dân, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn trong phát triển, thế nhưng tại sao Đông Nam Bộ là vùng đông dân nhưng vẫn là vùng có trình độ phát triển cao so với trung bình cả nước?”
	Lúc này phát sinh mâu thuẫn giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, giữa cái đã biết với cái chưa biết cần phải khám phá buộc học sinh phải phân tích các thông tin, các số liệu trong sách giáo khoa để trả lời.	
Hướng dẫn học sinh tự lực khai thác kiến thức từ sách giáo khoa thông qua phiếu học tập.
Phiếu học tập là một tờ giấy rời, trên đó ghi các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học tập kèm theo gợi ý hướng dẫn; thông qua đó học sinh thực hiện, hoặc ghi các thông tin cần thiết để mở rộng, bổ sung kiến thức bài học. 
 	Phiếu học tập là công cụ hoạt động và giao tiếp giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Sử dụng phiếu học tập trong dạy học địa lý là một biện pháp dạy học tích cực góp phần kích thích tính tích cực, độc lập của học sinh, nếu sử dụng thường xuyên sẽ tạo cho học sinh một phong cách học tập mới, chống thói quen thụ động, tạo thói quen tự học. Đặc biệt trong dạy học bài mới, việc sử dụng phiếu học tập giúp học sinh tự lực khai thác được kiến thức mới dựa vào chính khả năng của mình.
Một số nguyên tắc khi sử dụng phiếu học tập để học sinh tự khai thác kiến thức trong sách giáo khoa:
- Phiếu học tập phải được giáo viên thiết kế sẵn, phù hợp với mục đích của phần mà giáo viên định cho học sinh làm việc với kênh chữ trong sách giáo khoa để khai thác kiến thức.
- Nhiệm vụ trong phiếu học tập phải vừa đủ, có thể là 1 đơn vị kiến thức hoặc từng mục nội dung kiến thức, không nên đặt quá nhiều nhiệm vụ trong một phiếu học tập gây sức ép đối với học sinh.
- Sử dụng phiếu học tập cần kết hợp với các phương pháp dạy học như: động não, đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề.
- Giáo viên cũng cần phải xây dựng một phiếu học tập hoàn chỉnh để sau khi học sinh trình bày kết quả phiếu học tập của mình có thể đối chiếu so sánh và tự đánh giá được kết quả tự học của mình.
- Các bước thực hiện sử dụng phiếu học tập:
+ Giao phiếu học tập cho từng học sinh.
+ Hướng dẫn học sinh dựa vào bài viết trong sách giáo khoa để thực hiện các yêu cầu trong phiếu học tập.
+ Học sinh độc lập làm việc với sách giáo khoa để hoàn thành phiếu học tập.
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày kết quả phiếu học tập, tạo cơ hội để học sinh phát huy hết những kỹ năng học tập và thể hiện kết quả của mình cho toàn thể lớp biết. Trong bước này giáo viên có thể cho các học sinh khác nhận xét, bổ sung phiếu học tập của bạn.
+ Giáo viên sửa chữa, bổ sung và chuẩn kiến thức.
Ví dụ: khi dạy bài thực hành: Đặc điểm các khu vực địa hình.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục 1 sách giáo khoa và hoàn thành phiếu học tập sau đây:
Đặc điểm
Vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ
Vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ
Độ cao trung bình
Đỉnh núi cao nhất
Hướng núi
Các dãy núi chính
Cảnh đẹp nổi tiếng
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa, chọn lọc thông tin.
+ Học sinh độc lập làm việc với sách giáo khoa để hoàn thành nhiệm vụ.
+ Học sinh trình bày kết quả làm việc của cá nhân (giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày trên bản đồ).
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét, bổ sung, so sánh và tự đánh giá kết quả làm việc của bản thân.
Phương pháp hướng dẫn học sinh tự diễn đạt nội dung đọc được từ sách giáo khoa.
	Diễn đạt nội dung được hiểu là sự thể hiện tri thức thông qua quá trình tiếp nhận thông tin từ sách giáo khoa. Do đó, những thông tin được học sinh tự tiếp nhận diễn đạt lại không còn nguyên bản như ban đầu về hình thức nhưng nội dung cơ bản vẫn không thay đổi. Đó chính là một sản phẩm tư duy, thể hiện khả năng ngôn ngữ của các em.
	Phương pháp này bấy lâu nay chưa được quan tâm đúng mức bởi nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan Đa số giáo viên hỏi và học sinh trả lời bằng cách đọc lại nguyên văn sách giáo khoa. Hoạt động này tuy đơn giản nhưng nếu giáo viên duy trì thường xuyên, không rèn luyện cho các em khả năng tự diễn đạt lâu ngày sẽ tạo cho các em tâm lý thụ động, lười suy nghĩ.
Để diễn đạt nội dung đọc được từ sách giáo khoa, chúng ta có thể hướng dẫn cho các em các hình thức sau:
- Diễn đạt bằng văn bản: tóm tắt, lập dàn ý, xác định ý chính, phát biểu lại nội dung đọc được (khái niệm, quy luật),
- Diễn đạt bằng sơ đồ: giáo viên yêu cầu các em khái quát hóa thành sơ đồ, lược đồ,
- Diễn đạt bằng bảng biểu hoặc phiếu học tập: lập bảng bao gồm các ô, cột chứa đựng các thông tin tương quan theo chiều dọc, chiều ngang.
Biện pháp thực hiện: giáo viên có thể tổ chức học sinh diễn đạt nội dung đọc được từ sách giáo khoa bằng các cách sau:
+ Cách 1: giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách: học sinh tự lực đọc, tự diễn đạt và ghi nhớ, sau đó học sinh trình bày lại. Cách này thường dùng để tổ chức dạy học các nội dung khó, nội dung mới hoặc đối với những học sinh đầu cấp. Đây là phương pháp phát huy tính tích cực thấp nhất.
+ Cách 2: Yêu cầu học sinh đọc nội dung sách giáo khoa, điền nội dung thông tin còn thiếu vào sơ đồ, bảng thống kê, phiếu học tập, học sinh tự lực đọc sách và hoàn thành hoặc trình bày lại trên sơ đồ, bảng thống kê, bản đồ, lược đồ
+ Cách 3: giáo viên đưa ra bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng thống kê, phiếu học tập  học sinh đọc sách giáo khoa, diễn đạt theo yêu cầu.
+ Cách 4: giáo viên yêu cầu đọc sách giáo khoa, học sinh xác định cách diễn đạt của riêng mình (sơ đồ, lập dàn ý, xác định ý chính,), sau đó học sinh trình bày. Đây là cách mà học sinh có thể lựa chọn hình thức diễn đạt theo cách sáng tạo và khả năng tư duy, thẩm mỹ của mình trong thời gian quy định. Hiện nay việc khuyến khích học sinh ghi chép và diễn đạt ý của mình thông qua phương pháp dạy và học theo bản đồ tư duy cũng là cụ thể hóa cách làm này.
Ví dụ: Khi tìm hiểu phần “sự đa dạng về hệ sinh thái” của bài “Đặc điểm sinh vật Việt Nam”. Giáo viên yêu cầu các em đọc sách giáo khoa và hoàn thành bảng sau:
Tên hệ sinh thái rừng
Nơi phân bố
Vị trí nơi phân bố có điều kiện gì thích hợp nổi bật với hệ sinh thái?
Rừng ngập mặn
Rừng kín thường xanh
Rừng thưa rụng lá
Rừng ôn đới núi cao
Để hoàn thành bảng thống kê, đòi hỏi các em phải biết chọn lọc thông tin đồng thời phải biết phân tích, vận dụng, liên hệ các kiến thức đã học và phải biết suy luận mới có thể giải thích được sự phân bố của các hệ sinh thái như đã nêu trên.
Hiệu quả áp dụng:
Sau gần một năm thử nghiệm, kết quả kiểm tra, đánh giá môn địa lý có sự cải tiến đáng kể.
Từ thói quen trước kia: học sinh chỉ học tập một cách thụ động, chỉ biết lắng nghe và chép bài một cách máy móc thì nay kết quả học tập của học sinh đã được nâng cao đáng kể do học sinh biết sử dụng các kỹ năng trong tư duy để tìm ra nội dung bài học, có ý thức chủ động tích cực hơn trong lĩnh hội kiến thức, biết tham gia đề xuất những thắc mắc, những chỗ chưa hiểu rõ để thầy giải đáp và cùng với giáo viên xây dựng bài. 
Từ đó rèn luyện được kỹ năng, kỹ xảo, hiểu kỹ, nhớ lâu những kiến thức của bài, giúp học sinh nắm được kiến thức một cách nhanh chóng, dễ dàng. 
Và vì vậy số lượng học sinh đạt khá giỏi được nâng lên rõ rệt, từ đầu năm là 32% thì nay tăng lên 74% khá giỏi. 
Hiệu quả làm việc của các em cũng được cải thiện đáng kể. Trước kia các em thường rụt rè sợ phải trình bày trước tập thể, sợ diễn đạt  thì nay các em đã năng động, linh hoạt hơn, tự tin hơn.
Hiệu quả giảng dạy của giáo viên cũng được nâng lên rõ rệt. Từ những tiết dạy nhàm chán, buồn tẻ trước kia, thì nay giáo viên đã có thể tổ chức những tiết học sinh động, hoạt động của thầy và trò nhịp nhàng, ăn ý; giáo viên có thể uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc về kiến thức cũng như kỹ năng của học sinh.
	Đạt được những thành tựu như trên là đã góp thêm một kinh nghiệm nhỏ làm phong phú, đa dạng hơn hệ thống các phương pháp dạy học mới hiện nay ở bậc THCS. Và quan trọng hơn việc nghiên cứu đề tài đã giúp cho bản thân có dịp nghiên cứu, thử nghiệm để tự nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Giúp học sinh có bản lĩnh, thêm tự tin và có khả năng vận dụng linh hoạt các kiến thức trong cuộc sống thực tiễn.	
Kết luận:
Ý nghĩa của đề tài và khả năng áp dụng:
Qua đề tài này, bản thân nghiên cứu và nhận thấy:
Các nội dung thực hiện mang tính vừa sức, phù hợp với thực tiễn dạy và học của đơn vị và các trường THCS hiện nay.
Tạo điều kiện tốt cho học sinh phấn đấu vươn lên trong học tập, thêm bản lĩnh, tự tin và yêu thích môn học.
Chất lượng học tập bộ môn của học sinh trong nhà trường cũng được cải thiện đáng kể. 
Giúp cho giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời đó cũng chính là dịp để giáo viên tự học, tự nghiên cứu để trau dồi thêm tri thức, kỹ năng sư phạm và tự hoàn thiện chính mình. 
Thay đổi phương pháp học của học sinh đòi hỏi sự nỗ lực, nhiệt tình và tâm huyết của giáo viên và nhà trường. Giáo viên phải xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho các em, thì các em học mới say mê, hứng thú, chủ động và tích cực hơn trong học tập.
Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển:
Nhìn chung, hầu hết các học sinh ở lứa tuổi đầu cấp THCS chưa có khả năng tự học mà chỉ tự học khi được giao các bài tập, nhiệm vụ học tập. Do đó, giáo viên cần thường xuyên giao nhiệm vụ học tập cho học sinh và có biện pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập của các em, có như vậy mới có thể tạo thói quen tự học cho các em.
Ở mức độ cao hơn, giáo viên có thể tập cho các em tập nghiên cứu khoa học. Ví dụ như tập quan sát và ghi chép các yếu tố thời tiết của địa phương bằng lịch thời tiết theo các ký hiệu đã được quy định (nhật ký quan trắc). Sau khi quan trắc, giáo viên hướng dẫn học sinh lập biểu đồ khí hậu năm.
Tóm lại, hình thành khả năng tự học cho học sinh là phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi và cần thiết cho việc dạy học. Trong đó giáo viên là người giữ vai trò quyết định trong hoạt động học tập của học sinh. Vì vậy cần phải có những biện pháp dạy học thích hợp nhằm hình thành năng lực tự học cho các em.
Đề xuất, kiến nghị:
	Cần có những chuyên đề, hội thảo bàn sâu hơn về vấn đề bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh.
	Giáo viên cần quan tâm và bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh thường xuyên hơn, nhất là đối với những học sinh đầu cấp.
	Giáo viên chủ nhiệm có thể trau đổi vấn đề này với phụ huynh trong các phiên họp phụ huynh để tranh thủ sự phối hợp, hỗ trợ về mặt tinh thần từ phía gia đình.	
Phương Trà, ngày 05 tháng 3 năm 2012
Người viết đề tài
	Bùi Thị Mai Uyên

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong dan cach tu hoc.doc