Nâng cao chất lượng tiết dạy thực hành quan sát tế bào và mô - Sinh học 8

Nâng cao chất lượng tiết dạy thực hành quan sát tế bào và mô - Sinh học 8

Thế kỷ XXI- thế kỷ của sự phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ. Yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và những thách thức bị tụt hậu trên con đường tiến lên CNXH đòi hỏi các nhà trường phải đào tạo nên những con người lao động mới: thông minh, sáng tạo.

Để đạt được mục tiêu đó, hiện nay việc đổi mới chương trình và phương pháp dạy học ở các trường THCS đã và đang được quan tâm rất lớn.

Sinh học là khoa học thực nghiệm, phương pháp dạy học gắn bó chặt chẽ với thiết bị dạy học, do đó dạy Sinh học không thể thiếu các phương tiện trực quan như mô hình, tranh vẽ, mẫu vật, phim ảnh. Và vì là khoa học thực nghiệm nên việc cho học sinh THCS làm quen với các tiết thực hành là điều rất quan trọng, nó không những giúp học sinh hổ trợ cho các tiết học lí thuyết mà còn giúp học sinh phát triển các kỹ năng trong các tiết học thực hành.

 

doc 6 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 838Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng tiết dạy thực hành quan sát tế bào và mô - Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT DẠY THỰC HÀNH QUAN SÁT TẾ BÀO VÀ Mễ - SINH HỌC 8
I. Đặt vấn đề
Thế kỷ XXI- thế kỷ của sự phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ. Yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và những thách thức bị tụt hậu trên con đường tiến lên CNXH đòi hỏi các nhà trường phải đào tạo nên những con người lao động mới: thông minh, sáng tạo. 
Để đạt được mục tiêu đó, hiện nay việc đổi mới chương trình và phương pháp dạy học ở các trường THCS đã và đang được quan tâm rất lớn.
Sinh học là khoa học thực nghiệm, phương pháp dạy học gắn bó chặt chẽ với thiết bị dạy học, do đó dạy Sinh học không thể thiếu các phương tiện trực quan như mô hình, tranh vẽ, mẫu vật, phim ảnh. Và vì là khoa học thực nghiệm nên việc cho học sinh THCS làm quen với các tiết thực hành là điều rất quan trọng, nó không những giúp học sinh hổ trợ cho các tiết học lí thuyết mà còn giúp học sinh phát triển các kỹ năng trong các tiết học thực hành.
Một trong những tiết thực hành giúp học sinh THCS phát triển kỹ năng về làm tiêu bản và quan sát kính hiển vi (KHV) là bài thực hành “ Quan sát tế bào và mô” ở chương trình sinh học lớp 8.
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả tiết dạy này tôi xin mạnh dạn viết nên đề tài “ Nâng cao chất lượng tiết dạy thực hành quan sát tế bào và mô”
II. Thực trạng ban đầu
Mặc dù là học sinh nông thôn, được tiếp xúc hằng ngày với 
Qua các tiết dạy tôi đã lên lớp nhận thấy những hạn chế trên, để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo hứng thú cho học sinh trong những tiết thực hành tôi đã tìm hiểu, học hỏi và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tiết dạy thực hành quan sát tế bào và mô. 
III. Giải pháp thực hiện.
Để giúp học sinh nâng cao hiệu quả học tập và phát triển kỹ năng thực hành tôi xin đưa ra một số giả pháp sau:
Giúp học sinh sử dụng thành thạo KHV
• KHV là dụng cụ rất quan trọng đối với khoa học đặc biệt là là bộ môn sinh học, để học sinh có thể sử dụng thành thạo KHV giáo viên nên giới thiệu cấu tạo KHV để từ đó học sinh có hiểu biết cơ bản về nó, cụ thể giáo viên có thể giới thiêu cho học sinh các bộ phận sau:
- Chân kính
- Thân kính:
	+ Ống kính :
	- Vật kính: là một thấu kính hội tụ, dùng để tạo ảnh thật lớn hơn vật rất nhiều lần. Có nhiều vật kính với độ phóng đại khác nhau(x10, x20, x40, x100)
- Thị kính: là một thấu kính hội tụ, như kính lúp dùng để quan sát ảnh thật nêu trên.
	- Đĩa quay gắn các vật kính
	+ Ốc điều chỉnh
	- Ốc to ( ốc chỉnh thô)
	- Ốc nhỏ ( ốc chỉnh tinh)
- Bàn kính: nơi đặc tiêu bản để quan sát, có 2 ốc để di chuyển tiêu bản theo hai chiều khác nhau, có kẹp bằng sắt để giữ tiêu bản.
- Bộ phận lấy ánh sáng : đa số là dùng gương, gương này gồm hai mặt lõm và phẳng, có thể quay về các hướng để nhân ánh sáng.
• Sau khi giới thiệu cấu tạo KHV giáo viên giới thiệu cách sử dụng KHV cho học sinh:
- Lấy ánh sáng cho KHV
+ Đưa vị trí vật kính vào vị trí có thể nhận được nguồn sáng
+ Mắt nhìn vào thị kính đồng thời dùng tay điều chỉnh gương phản chiếu để tập trung nguồn sáng vào tâm điểm của thị trường quan sát
- Hướng dẫn cách chỉnh KHV để quan sát tiêu bản( phần sau)
Hướng dẫn học sinh làm tiêu bản
 Ngoài những hướng dẫn như SGK, giáo viên có thể lưu ý thêm các điểm sau đây:
- Chuẩn bị cho học sinh các kim mũi mác thật sắt, nhọn, hoặc chuẩn bị thêm một số dao lam → giúp học sinh lấy được những sợi mảnh ở tế bào bắp cơ dễ dàng hơn.
- Để tránh tiêu bản làm ra không có bọt khí giáo viên nên hướng dẫn kỹ cách đậy lamen, làm mẫu cho học sinh xem và làm theo.
Hướng dẫn học sinh quan sát tiêu bản
Sau khi cho học sinh lấy nguồn sáng như các bước ở phần trên, giáo viên hướng dẫn cụ thể cho học sinh các bước quan sát tiêu bản:
- Đặt tiêu bản lên bàn kính và kẹp chặc lại
- Nhìn vào thị kính điều chỉnh tiêu bản để chon vùng quan sát
- Nhìn vào vật kính và di chuyển nó xuống gần tiêu bản với khoảng cách thích hợp để nhìn ảnh rõ và đẹp.
- Nhìn vào thị kính, điều chỉnh nhẹ nhàng, thận trọng các ốc chỉnh thô rồi ốc chỉnh tinh cho đến khi thấy rõ ảnh của mẫu vật.
- Có thể điều chỉnh hai ốc ở bàn kính.
	Ngoài một số giải pháp trên để nâng cao hiệu quả và chất lượng tiết học, khi giảng dạy giáo viên nên quan tâm đến những nhóm yếu, hướng dẫn cụ thể để nhưng nhóm đó có hứng thú hơn trong học tập.
IV. Kết quả
Sau khi áp dụng các phương pháp nêu trên trong các tiết dạy thực hành đối với học sinh lớp 8, kết quả thu được qua khảo sát:
- Đa số học sinh có hứng thú thật sự trong tiết học.
- Đa số học sinh nắm được cấu tạo cơ bản của KHV
- Tất cả các học sinh tham gia tiết học có khả năng điều chỉnh KHV, có khả năng sử dụng kính để quan sát các tiêu bản.
- Phần lớn học sinh biết làm tiêu bản, mặc dù chất lượng tiêu bản chưa đẹp nhưng có thể sử dụng để quan sát. 
V. Bài học kinh nghiệm
- Để thực hiên tốt đề tài nói trên người giáo viên không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức, phát triển các kỹ năng thực hành nhằm hoàn thiên bản thân.
- Trong lúc giảng dạy giáo viên nên giáo dục ý thức yêu thích bộ môn, yêu thích các tiết thực hành từ đó tạo tiền đề tốt trong ý thức của học sinh về tầm quan trọng của tiết thực hành trong học tập nói chung và bộ môn sinh học nói riêng.
- Giáo viên cần có những biện pháp giáo dục thích đáng với các học sinh có tư tưởng xem nhẹ tiết thực hành để nâng cao ý thức học tập của các em.
VI. Kết luận
- Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trong các tiết dạy thực hành là điều rất quan trọng đối với mỗi giáo viên. Qua bài SKKN này tôi muốn đưa ra môt số phương pháp để giảng dạy một tiết thực hành được hiệu quả hơn.
- Mặc dù đã cố gắng trong tìm tòi học tập nhưng trong lúc viết đề tài này không thể không có hạn chế và thiếu sót mong các bạn đồng nghiệp góp ý để SKKN được phong phu hơn, tiết dạy thực hành của chúng ta được hiệu quả hơn. Xin chân thành cảm ơn.
	Giáo viên
	 Trần Như Hoàng
í KIẾN NHẬN XẫT
CỦA HỘI ĐềNG XẫT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ HƯƠNG TOÀN
XẾP LOẠI:..
 Hương Toàn, Ngàythỏngnăm 2009
 Hiệu trưởng – Chủ tịch Hội đồng
í KIẾN NHẬN XẫT
CỦA HỘI ĐỒNG XẫT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHềNG
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG TRÀ
XẾP LOẠI:.
 Hương Trà, Ngày.thỏng......năm 2009
 Trưởng phũng – Chủ tịch Hội đồng

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN(1).doc