Kiểm tra học kỳ II năm học: 2010 – 2011 môn: Sinh học 8 - Trường THCS Long Bình

Kiểm tra học kỳ II năm học: 2010 – 2011 môn: Sinh học 8 - Trường THCS Long Bình

A. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất

1. Hệ bài tiết có vai trò gì đối với cơ thể sống?

A. Giúp cơ thể hấp thụ lại các chất dinh dưỡng

B. Giúp cơ thể thực hiện quá trình trao đổi chất

C. Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra môi trường

D. Giúp cơ thể điều hòa chức năng tiêu hóa và bài tiết

2. Nơi tập trung nhiều tế bào thụ cảm thị giác:

A. màng lưới B. màng mạch

C. màng cứng D. dịch thủy tinh

3. Chức năng nào sau đây là của tủy sống?

A. Điều hòa hoạt động của các nội quan (Hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn )

B. Phối hợp điều hòa các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể

C. Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt

D. Là trung khu của các phản xạ không điều kiện

 

doc 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 990Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ II năm học: 2010 – 2011 môn: Sinh học 8 - Trường THCS Long Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS long Bình
Họ và tên: 
Lớp 8
SBD: 
KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học: 2010 – 2011
Môn : SINH HỌC
Thời gian: 45 phút
Chữ ký
GT 1
GT 2
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
Chữ ký
GK 1
GK 2
ĐỀ BÀI:
A. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất 
1. Hệ bài tiết có vai trò gì đối với cơ thể sống? 
A. Giúp cơ thể hấp thụ lại các chất dinh dưỡng
B. Giúp cơ thể thực hiện quá trình trao đổi chất
C. Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra môi trường
D. Giúp cơ thể điều hòa chức năng tiêu hóa và bài tiết
2. Nơi tập trung nhiều tế bào thụ cảm thị giác: 
A. màng lưới
B. màng mạch
C. màng cứng
D. dịch thủy tinh
3. Chức năng nào sau đây là của tủy sống?
A. Điều hòa hoạt động của các nội quan (Hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn)
B. Phối hợp điều hòa các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể
C. Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt
D. Là trung khu của các phản xạ không điều kiện
4. Da có cấu tạo gồm 3 lớp, đó là: 
A. Lớp biểu bì, lớp bì và lớp tế bào sống
B. Lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da
C. Lớp biểu bì, lớp bì và tầng sừng
D. Lớp biểu bì, tầng sừng và lớp mỡ dưới da
5. Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm: 
A. cầu thận, nang cầu thận và ống thận
B. cầu thận, nang cầu thận
C. cầu thận, ống thận
D. nang cầu thận, ống thận
6. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ da ?
A. Cạy bỏ các mụn trên da
B. Giữ da tránh xây xát và không bị bỏng
C. Mang nhiều vật nặng
D. Thường xuyên tắm nắng vào buổi trưa
B. Tự luận (7 điểm)
1. - Ốc tai có cấu tạo như thế nào? 
- Trình bày cơ chế truyền âm và sự thu nhận cảm giác âm thanh? (2đ)
2. So sánh sự giống và khác nhau giữa thần kinh giao cảm và đối giao cảm? (3đ)
3. Làm thế nào để có một hệ bài tiết nước tiểu khỏe mạnh? Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó. (2đ)
Bài làm :
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
A. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất 
Câu
Đáp án
Điểm
1
C
0.5 đ
2
A
0.5 đ
3
D
0.5 đ
4
B 
0.5 đ
5
A
0.5 đ
6
B
0.5 đ
B . Tự luận (7 điểm)
Câu
Đáp án
Biểu điểm
1
* Cấu tạo ốc tai: Ốc tai xoắn 2 vòng rưỡi gồm
- Ốc tai xương ( ở ngoài )
- Ốc tai màng ( ở trong )
+ Màng tiền đình ( ở trên)
+ Màng cơ sở ( ở dưới) . Có cơ quan Coóc ti chứa các tế bào thụ cảm thính giác.
* Cơ chế truyền âm và sự thu nhận cảm giác âm thanh: 
Sóng âmà màng nhĩ à chuỗi xương tai à cửa bầu à chuyển động ngoại dịch và nội dịch à rung màng cơ sởà kích thích cơ quan Coóc ti xuất hiện xung thần kinhà vùng thính giác ( phân tích cho biết âm thanh).
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
1.0 đ
2
* Giống nhau: 
- Về cấu tạo đều gồm 2 bộ phận là trung ương và phần ngoại biên
- Đều có chức năng điều khiển và điều hòa hoạt động của các nội quan (Cơ quan sinh sản và cơ quan dinh dưỡng)
* Khác nhau:
Thần kinh giao cảm
Thần kinh đối giao cảm
- Trung ương nằm ở sừng bên của tủy sống (Từ đốt sống ngực I đến đốt thắt lưng III)
- Hạch thần kinh nằm gần cột sống (Trung ương) và xa cơ quan phụ trách
- Sợi trục của nơ ron trước hạch ngắn
- Sợi trục của nơ ron sau hạch dài
- Trung ương nằm ở trụ não và đoạn cùng của tủy sống
- Hạch thần kinh nằm xa trung ương ( Trụ não và tủy sống) và ở gần hoặc cạnh cơ quan phụ trách
- Sợi trục của nơ ron trước hạch dài
- Sợi trục của nơ ron sau hạch ngắn
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
3
* Các biện pháp để có một hệ bài tiết nước tiểu khỏe mạnh? Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó:
- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu -> Hạn chế tác hại của các vi sinh vật gây bệnh
- Khẩu phần ăn uống hợp lí:
+ Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi 
-> Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi thận
+ Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại -> Hạn chế tác hại của chất độc
+ Uống đủ nước
- Không nên nhịn tiểu lâu -> Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo thành nước tiểu được liên tục, hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái
0.5 đ
1.0 đ
0.5 đ
Tổng điểm
7 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi HKII Sinh8 Co ma tran dap an.doc