Giáo án tự chọn Ngữ văn 7 - Trường THCS Tân Dương

Giáo án tự chọn Ngữ văn 7 - Trường THCS Tân Dương

Tiết 1: Ngày dạy:

 ÔN TẬP VĂN TỰ SỰ

I. Kết quả cần đạt:

 Giúp học sinh:

 _ Củng cố một số kiến thức về văn tự sự.

 _ Nắm được chủ đề và dàn bài bài văn tự sự.

 _ Rèn luyện kỹ năng làm bài văn tự sự.

II. Chuẩn bị:

 _ GV: Đọc tài liệu, soạn giáo án, các bài văn mẫu.

 _ HS: Xem lại phần tự sự đã được học.

III. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định lớp: (1’)

 2. Kiểm tra bài cũ: (không)

 3. Giới thiệu bài mới: (1’)

 Các em đã được tìm hiểu về chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự ở tiết học chính khóa. Để củng cố lại kiến thức về văn tự sự, hôm nay, chúng ta sẽ đi vào chủ đề: “ Ơn tập văn tự sự” để nắm vững hơn về cách làm bài.

 

doc 50 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 889Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 7 - Trường THCS Tân Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 
Tiết 1: Ngày dạy: 
 ƠN TẬP VĂN TỰ SỰ
I. Kết quả cần đạt:
 Giúp học sinh:
 _ Củng cố một số kiến thức về văn tự sự.
 _ Nắm được chủ đề và dàn bài bài văn tự sự.
 _ Rèn luyện kỹ năng làm bài văn tự sự.
II. Chuẩn bị:
 _ GV: Đọc tài liệu, soạn giáo án, các bài văn mẫu.
 _ HS: Xem lại phần tự sự đã được học.
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)	
 2. Kiểm tra bài cũ: (không)
 3. Giới thiệu bài mới: (1’)
 Các em đã được tìm hiểu về chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự ở tiết học chính khóa. Để củng cố lại kiến thức về văn tự sự, hôm nay, chúng ta sẽ đi vào chủ đề: “ Ơn tập văn tự sự” để nắm vững hơn về cách làm bài.
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 Nội dung
30’
35’
_ Muốn lập dàn ý của bài văn tự sự ta phải thực hiện gồm mấy phần?
_ Các phần đó thực hiện những yêu cầu gì?
_ Nhận xét, chốt lại.
_ Cho hs đọc văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.
_ Tìm ý?
_ Nhận xét.
_ Lập dàn bài cho đề văn sau: kể lại truyện “Sự tích hồ gươm”.
Cho hs thảo luận.
_ Gọi hs nhận xét.
_ Nhận xét và chốt lại.
Đấy là dàn bài của bài văn tự sự. Vậy để làm bài văn tự sự ta phải thực hiện mấy bước và cách làm ra sao thì mời các em sang phần 2.
_ Để làm bài văn tự sự, ta phải thực hiện mấy bước?
_ Vì sao phải tìm hiểu đề?
_ Hãy lập dàn bài cho đề bài sau: Kể truyện Thánh gióng. Cho hs thảo luận và trình bày.
_ Gọi hs nhận xét.
_ Nhận xét.
_ Dựa vào dàn bài, em hãy viết thành đoạn văn.
_ cho hs trình bày bài làm của mình.
_ Gọi hs nhận xét.
_ Nhận xét, sửa chữa.
-> 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
-> + Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật.
+ Thân bài: kể diễn biến của sự việc.
+ Kết bài: kể kết cục của sự việc.
-> theo dõi.
-> đọc to, rõ.
-> hs tìm ý cho bài văn.
-> theo dõi.
-> Thảo luận:
+ Mở bài: giới thiệu sự việc, nhân vật:
+ Thân bài: kể diễn biến của sự việc:
* Lê Thận bắt được lưỡi gươm.
* Lê Lợi bắt được chuôi gươm.
* Tra gươm vào chuôi thì vừa như in.
* Lê Lợi được tôn làm minh chủ.
* Diệt quân giặc.
* Đất nước thanh bình, Lê Lợi làm vua.
+ Kết bài:
* Long Quân đòi gươm.
* Lê Lợi trả gươm -> sự tích Hồ gươm.
-> nhận xét.
-> theo dõi.
-> 4 bước:
+ Tìm hiểu đề.
+ Lập ý và xác định nội dung.
+ Lập dàn ý và sắp xếp ý.
+ Viết thành bài văn hoàn chỉnh theo bố cục 3 phần.
-> để nắm vững yêu cầu của đề.
-> Thảo luận:
+ Mở bài: giới thiệu nhân vật Thánh Gióng.
+ Thân bài:
* Hoàn cảnh ra đời của Gióng.
* Gióng đòi đánh giặc.
* Gióng đánh thắng giặc.
* Gióng bay về trời.
-> nhận xét.
-> theo dõi.
-> viết thành đoạn văn.
-> hs lắng nghe và nhận xét.
-> nhận xét.
-> theo dõi.
I. Dàn bài của bài văn tự sự:
Dàn bài thường gồm có phần:
+ Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật.
+ Thân bài: Kể diễn biến của sự việc.
+ Kết bài: Kể kết cục của sự việc.
II. Cách làm bài văn tự sư:
Gồm 4 bước:
_ Tìm hiểu đề.
_ Lập ý và xác định nội dung.
_ Lập dàn ý và sắp xếp ý.
_ Viết thành bài văn theo bố cục 3 phần.
 4. Củng cố: (5’)
 _ Nêu cách làm bài văn tự sự?
 5. Dặn dò: (3’)
 _ Về nhà học bài, xem lại kiến thức cũ về văn tự sự.
 _ Chuẩn bị chủ đề mói.
 Ngày soạn: 
Tiết 2: Ngày dạy: 
 ƠN TẬP VĂN TỰ SỰ(tt)
I. Kết quả cần đạt:
 Giúp học sinh:
 _ Tiếp tục củng cố kiến thức về văn tự sự.
 _ Nắm được ngôi kể và thứ tự kể trong văn tự sự.
 _ Rèn luyện kỹ năng làm bài văn tự sự.
II. Chuẩn bị:
 _ GV: Đọc tài liệu, soạn giáo án, các bài văn mẫu.
 _ HS: Xem lại phần văn tự sự đã được học.
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (không)
 3. Giới thiệu bài mới: (1’)
 Tiết trước các em đã ôn lại cách làm và dàn bài của bài văn tự sự. Để nắm vững hơn về cách làm, hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục đi vào các bài viết.
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 Nội dung
25’
20’
10’
10’
_ Ghi đề lên bảng:
Đề: Em hãy kể lại một câu chuyện mà em thích bằng lời văn của em.
_ Yêu cầu hs nhắc lại yêu cầu đề bài?
_ Nhắc lại yêu cầu đề bài.
_ Yêu cầu hs lập dàn ý?
_ Gọi hs trình bày?
_ Yêu cầu hs nhận xét.
_ Nhận xét, sửa chữa lỗi.
_ Yêu cầu hs viết thành văn từ dàn bài đã lập?
_ Gọi hs trình bày?
_ Gọi hs nhận xét?
_ Nhận xét, sửa chữa, chốt lại.
_ Em hãy kể lại truyện “ Cây bút thần”?
_ Gọi hs nhận xét.
_ Nhận xét, sửa chữa.
_ Đọc cho hs nghe một bài văn mẫu.
-> theo dõi và ghi vào vở.
-> nhắc lại yêu cầu đề.
-> lắng nghe.
-> lập dàn ý.
-> trình bày:
* Mở bài:
_ Giới thiệu Lạc Long Quân:
 + Mình Rồng _ con thần Long Nữ.
 + Lên bờ dạy dân trồng trọt.
 + Diệt trừ yêu quái giúp dân.
_ Giới thiệu Âu Cơ:
 + Ở vùng núi cao phương Bắc _ dòng dõi Thần Nông.
 + Xinh đẹp tuyệt trần.
* Thân bài:
 _ Lạc Long Quân lấy Âu Cơ:
 + Âu Cơ xuống đất Lạc chơi, gặp Lạc Long Quân.
 + Họ yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, sống ở cung điện Long Trang.
_ Âu Cơ sinh bọc trăm trứng.
 + Âu Cơ có mang sinh bọc trăm trứng.
 + Trăm trứng nở trăm con trai, không cần bú mớm, lớn nhanh như thổi.
_ Lạc Long Quân và Âu Cơ chi tay:
 + Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên về thủy cung với mẹ.
 + Âu Cơ buồn nhớ, gọi chàng lên than thở.
 + Lạc Long quân an ủi: Lạc Long Quân nòi Rồng, Âu cơ dòng Tiên, tập quán, tính tình không hợp, mỗi người mang theo năm mươi con, Long Quân xuống biển, Âu Cơ lên núi, xa nhau nhưng không quên lời hẹn ước.
* Kết bài:
_ Người con trưởng theo mẹ lên ngôi vua lấy hiệu Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, cha truyền con nối làm vua.
_ Người Việt Nam tự hào là con Rồng cháu Tiên.
-> nhận xét.
-> lắng nghe.
-> viết thành văn.
-> trình bày.
-> nhận xét bài làm của bạn.
-> lắng nghe và rút kinh nghiệm.
-> kể cho cả lớp nghe.
-> nhận xét phần trình bày của bạn.
-> lắng nghe.
- theo dõi.
III. Luyện tập:
Đề: Em hãy kể lại một câu chuyện mà em thích bằng lời văn của em.
 4. Củng cố: (5’)
 _ Nhắc lại cách làm bài văn tự sự?
 5. Dặn dò: (3’)
 _ Về nhà xem lại cách làm bài văn tự sự và các bài luyện tập
 Ngày soạn:
Tiết 3: Ngày dạy: 
 ƠNTẬP VĂN TỰ SỰ
I. Kết quả cần đạt:
 Giúp học sinh:
 _ Tiếp tục củng cố kiến thức về văn tự sự.
 _ Nắm được ngôi kể và thứ tự kể trong văn tự sự.
 _ Rèn luyện kỹ năng làm bài văn tự sự.
II. Chuẩn bị:
 _ GV: Đọc tài liệu, soạn giáo án, các bài văn mẫu.
 _ HS: Xem lại phần văn tự sự đã được học.
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (không)
 3. Giới thiệu bài mới: (1’)
 Tiết trước chúng ta đã ôn lại cách làm và dàn bài của bài văn tự sự. Khi làm văn tự sự, người viết sẽ kể với ngôi kể nào và thứ tự kể ra sao? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ nắm vững hơn.
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 Nội dung
10’
30’
10’
_ Cho hs đọc một đoạn văn trích trong văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên”.
_ Đoạn văn kể theo ngôi kể nào?
_ Vậy, em hãy nhắc lại thế nào là ngôi kể thứ I?
_ Kể theo ngôi kể thứ I có tác dụng gì?
_ Cho hs đọc lại đoạn văn trong văn bản “ Sơn Tinh, Thủy Tinh”.
_ Đoạn văn kể theo ngôi kể nào?
_ Vậy, thế nào là ngôi kể thứ 3?
_ Kể theo ngôi kể thứ 3 có tác dụng gì?
_ Em hãy kể lại truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” bằng ngôi kể thứ I và nhận xét?
_ Gọi hs nhận xét.
_ Nhận xét.
_ Kể lại truyện “ Em bé thông minh” theo ngôi kể thứ nhất và đưa ra nhận xét.
_ Gọi hs nhận xét.
_ Nhận xét.
_ Gọi hs đọc truyện “ Cây bút thần”.
_ Yêu cầu hs tóm tắt truyện.
_ Gọi hs nhận xét.
_ Nhận xét.
_ Cho biết thứ tự kể?
_ Kể theo thứ tự đó có tác dụng gì?
_ Gọi hs nhận xét.
_ Nhận xét, chốt lại.
-> đọc to, rõ.
-> ngôi 1.
-> người kể xưng tôi và chỉ được kể những việc mình biết hoặc mình đã trãi qua.
-> kể chuyện một cách chân thật, chính xác, trực tiếp, thể hiện tình cảm, cảm xúc.
-> đọc to, rõ.
-> ngôi 3.
-> là người kể giấu mình, gọi nhân vật bằng tên.
-> kể linh hoạt, cốt truyện phong phú, hấp dẫn.
-> hs kể theo ngôi I.
-> Nhận xét.
-> theo dõi.
-> kể lại truyện và đưa ra nhận xét.
-> nhận xét.
-> chú ý.
-> đọc to, rõ.
-> tóm tắt.
-> nhận xét.
-> chú ý.
-> thứ tự thời gian.
-> làm cốt truyện mạch lạc, cảm xúc, người đọc dễ theo dõi.
-> nhận xét.
-> theo dõi.
I. Ngôi kể và thứ tự kể trong văn tự sự:
1. Ngôi kể:
 Ngôi kể là vị tí giao tiếp mà người kể sử dụng trong kể chuyện.
 _ Kể theo ngôi I là người kể xưng tôi, chỉ được kể những điều mình chứng kiến.
 _ Kể theo ngôi 3 là người kể giấu mình và gọi tên nhân vật bằng tên. Kể theo ngôi thứ 3 có thể kể linh hoạt hơn.
2. Thứ tự kể:
 Thứ tự trước sau => làm cốt truyện mạch lạc.
 4. Củng cố: (2’)
 _ Nhắc lại ngôi kể và thứ tự kể trong văn tự sự.
 5. Dặn dò: (1’)
 _ Về nhà xem lại bài.
 Ngày soạn: 
Tiết 4; 5 Ngày dạy: 
 ƠN TẬP VĂN MIÊU TẢ
I. Kết quả cần đạt:
 Giúp học sinh:
 _ Củng cố kiến thức đã học về văn miêu tả.
 _ Biết viết bài văn miêu tả người và cảnh.
 _ Rèn luyện kỹ năng làm bài tập làm văn.
II. Chuần bị:
 _ GV: Đọc tài liệu, soạn giáo án, bài văn mẫu.
 _ HS: Kiến thức về văn miêu tả.
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (không)
 3. Giới thiệu bài mới: (1’)
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 Nội dung
5’
15’
35’
15’
10’
_ Liên hệ kiến thức cũ, hãy cho biết miêu tả là gì?
_ Cho đề bài: Em hãy miêu tả loài cây em thích.
_ Yêu cầu hs vie ... p
_ Hồi tưởng kỉ niệm quá khứ.
_ Suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai.
_ Tưởng tượng những tình huống gợi cảm.
_ Quan sát, suy nghĩ.
=> Người thân ấy là ai. Họ có đậc điểm gì về hình dáng, tính tình, kỉ niệm giữa mình và người thân.
Suy nghĩ, nhớ lại
Nhớ lại
=> Dàn bài : Cảm nghĩ về một người bạn thân.
Mở bài: Giới thiệu người bạn thân: Hiền lành, dễ mến.
Thân bài: Cảm xúc, tình cảm biểu hiện về người bạn thân
_ Hình dáng
_ Tính tình
_ Những kỉ niệm vui buồn của mình với bạn
Kết bài: Tình cảm ,nhận định về tình bạn.
=> a) Nụ cười của mẹ
b) Người bạn thân
c) Loài hoa
d)Cánh đồng vào mùa nước lũ
=> Có tác dụng khơi gợi cảm xúc
Tiến hành thảo luận
=> a) Những lần ta gặp chuyện buồn, hoặc bị phê bình
_ Những lần ta được thấy cô khen hay làm được nhiều việc tốt 
_ Lần mẹ đi vắng nhà hoặc lúc te xa mẹ thời gian dài.
b) Kể lại những kỉ niệm của mình và bạn
 c) Kể lại những lúc em chăm sóc cho hoa hoặc cùng bạn bè đi hái hoa, trông 2 hoa,..
 d) Kể lại những kỉ niệm khi cùng bạn bè đi tắm đồng, giăng câu, câu cá, hái hoa súng, bông điên điển,....
=> a) Tả lại những nét cười của mẹ
b) Tả lại chân dung của người bạn thân
c) Tả lại màu sắc của loài hoa 
d) Tả lại cảnh sắc của toàn cánh đồng vào mùa nước lũ.
=> Đẹp, gian khổ, cần cù.
=> _Yêu quê qua con nước đổ mênh mông, trắng xoá ngập cà cánh đồng;
_ Yêu quê qua những người dân hiền lành, chịu thương, chịu khó, gắn bó với nghề dăng câu dăng lưới.
_ Yêu quê qua những chiếc xuồng câu bé nhỏ, nhửng rặng điên điển trỗ vàng, những đầm hoa súng xinh xắn và là thứ ăn ngon trong mùa nước nổi.
_ Yêu quê qua những món ăn dân dã; mắm kho, cang chua ca lóc, cá rô kho tộ,canh cua,.
_ Nguyện gắn bó và luôn nhớ về quê hương dù ở bất cứ nơi đâu đến suốt cuộc đời.
Viết 
II.Lập dàn bài 
 Cảm nghĩ về một người bạn thân.
Mở bài: Giới thiệu người bạn thân: Hiền lành, dễ mến.
Thân bài: Cảm xúc, tình cảm biểu hiện về người bạn thân
_ Hình dáng
_ Tính tình
_ Những kỉ niệm vui buồn của mình với bạn
Kết bài: Tìnhcảm,
nhận định về tình bạn
Bài tập vận dụng:Tìm ý cho đề bài : “ Quê em mùa nước lũ”
=> _Yêu quê qua con nước đổ mênh mông, trắng xoá ngập cà cánh đồng;
_ Yêu quê qua những người dân hiền lành, chịu thương, chịu khó, gắn bó với nghề dăng câu dăng lưới.
_ Yêu quê qua những chiếc xuồng câu bé nhỏ, nhửng rặng điên điển trỗ vàng, những đầm hoa súng xinh xắn và là thứ ăn ngon trong mùa nước nổi.
_ Yêu quê qua những món ăn dân dã; mắm kho, cang chua ca lóc, cá rô kho tộ,canh cua,.
_ Nguyện gắn bó và luôn nhớ về quê hương dù ở bất cứ nơi đâu đến suốt cuộc đời.
4. Cùng cố: (10’)
	_ Nhắc lại những cách lập ý thường gặ của bài văn biểu cảm ?
	_ Vai trò của yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm như thế nào ?
5. Dặn dò:
Tiết 18: Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
 CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. Kết quả cần đạt:
 Giúp học sinh:
 _ Củng cố kiến thức về tạo lập văn bản, đặc điểm kiểu văn nghị luận chứng minh.
 _ Nắm được các bước cụ thể trong quá trình làm một bài văn chứng minh.
 _ Rèn luyện kỹ năng làm bài văn nghị luận.
II. Chuẩn bị:
 _ GV: Đọc tài liệu, soạn giáo án, bài văn mẫu.
 _ HS: Kiến thức về văn nghị luận.
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. kiểm tra bài cũ: (không)
 3. Giới thiệu bài mới: (1’)
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 Nội dung
5’
10’
5’
10’
_ Để làm bài văn nghị luận, trước hết ta đi vào đặt vấn đề. Đó là nêu lên vấn đề cần chứng minh.
_ Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận.
_ Cho hs nhắc lại luận điểm là gì?
_ Vậy luận cứ là gì?
_ Lập luận là như thế nào?
_ Tìm luận cứ của câu ca dao: 
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”
_ Sau khi tìm luận điểm xong, chúng ta dùng luận cứ và lập luận để làm sáng tỏ vấn đề trên.
_ Kết thúc vấn đề chúng ta cần phải làm gì?
_ Quy trình của một bài văn nghị luận_ chứng minh gồm có mấy bước?
-> lắng nghe.
-> chú ý.
-> là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối.
-> là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.
-> là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.
-> tư tưởng đoàn kết dân tộc thể hiện trong đời sống của nhân dân Vn từ xưa đến nay.
-> lắng nghe.
-> khẳng định vấn đề cần chứng minh. Liên hệ với hiện tại, với bản thân để thấy ý nghĩa, tác dụng vấn đề ấy.
-> gồm 4 bước:
+ tìm hiểu đề.
+ tìm ý và lập ý.
+ viết thành bài văn hoàn chỉnh.
+ kiểm tra lại, sửa chữa.
I. Đặt vấn đề:
Nêu vấn đề cần chứng minh, phương hướng chứng minh.
II. Giải quyết vấn đề:
_ Lần lượt nêu lên các khía cạnh chứng minh theo một trình tự hợp lý.
_ Sử dụng các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ và cụ thể hóa vấn đề.
_ Các khía cạnh của vấn đề nhằm xác nhận vấn đề đó đúng hoàn toàn.
_ Các dẫn chứng cần được chính xác, tiêu biểu, toàn diện, sát với vấn đề cần chứng minh, nhất quán, hệ thống, cân đối và đầy đủ. Ngoài ra các dẫn chứng cũng phải sắp xếp theo một trình tự hợp lý và chặt chẽ.
III. Kết thúc vấn đề:
_ Khẳng định vấn đề cần chứng minh.
_ Liên hệ với cuộc sống thực tế, bản thân để thấy ý nghĩa, tác dụng của vấn đề.
 4. Củng cố: (5’)
 _ Nhắc lại cách làm bài văn nghị luận?
 _ Quy trình của một bài văn nghị luận gồm những bước nào?
 5. Dặn dò: (3’)
 _ Về nhà xem lại bài. Xem trước, nắm vững về lý thuyết để làm bài tập.
Tiết 19,20: Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
 LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. Kết quả cần đạt:
 Giúp học sinh:
 _ Củng cố kiến thức đã học về văn chứng minh.
 _ Nắm vững các bước làm văn chứng minh.
 _ Rèn luyện kỹ năng làm bài văn nghị luận.
II. Chuẩn bị:
 _ GV: Đọc tài liệu, soạn giáo án, các bài làm mẫu.
 _ HS: Lý thuyết về văn chứng minh.
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)	
 2. Kiểm tra bài cũ: (không)
 3. Giới thiệu bài mới: (1’)
TG
 Hoạt động của Gv
 Hoạt động của HS
 Nội dung
5’
10’
15’
30’
5’
15’
_ Ghi đề lên bảng:
“Thiên nhiên là người bạn tốt của con người, con người cần yêu quý và bảo vệ thiên nhiên”. Em hãy chứng minh ý kiến trên.
_ Cho hs nhắc lại yêu cầu đề bài.
_ Hướng dẫn hs làm bài.
_ Yêu cầu hs viết phần mở bài.
_ Gọi 1 vài hs trình bày.
_ Gọi hs khác nhận xét.
_ Nhận xét và sửa chữa.
_ Yêu cầu hs viết phần thân bài.
_ Cho hs trình bày.
_ Gọi hs nhận xét.
_ Nhận xét, sửa chữa.
_ Yêu cầu hs viết phần kết bày.
_ Cho hs trình bày bài làm của mình.
_ Gọi hs khác nhận xét.
_ Nhận xét và sửa chữa.
-> theo dõi. Ghi vào vở.
-> suy nghĩ và nhắc lại.
-> chú ý.
-> viết phần mở bài.
-> trình bày:
Từ khi chưa có con người, thiên nhiên đã xuất hiện. Chính thiên nhiên đã làm nên môi trường sống cho con người. Trong cuộc sống sinh tồn của mình, con người đã không ngừng đấu tranh, chinh phục, nhưng cũng có lúc, con người lại hủy hoại thiên nhiên. Thực tế đã cho thấy, “thiên nhiên là người bạn tốt của con người”. Do đó, “con người cần yêu quý và bảo vệ thiên nhiên”.
-> nhận xét bài làm của bạn.
-> lắng nghe và rút kinh nghiệm.
-> viết phần thân bài.
-> + thiên nhiên là người bạn tốt của con người: không khí, thức ăn, nước uống,.thiên nhiên không thể thiếu trong đời sống con người.
+ mặt trời cung cấp ánh sáng, năng lượng cho đời sống và sản xuất.
+ rừng núi là nguồn lâm sản, phong phú, nhiều loại cây gỗ, động vật quý hiếm. Rừng còn điều hòa khí hậu, chống xoái mòn.
+ tuy nhiên vân còn một số người chưa có ý thức bảo vệ thiên nhiên, tàn phá thiên nhiên.
+ gây hậu quả lớn đến đời sống con người.
-> nhận xét bài làm của bạn.
-> lắng nghe và rút kinh nghiệm.
-> viết phần kết bài.
-> trình bày:
Bảo vệ thiên nhiên là trách nhiệm và quyền lợi của chúng ta. Vì bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp chính là chúng ta bảo vệ tốt nhất cho cuộc sống con người.
-> nhận xét.
-> theo dõi.
Đề: “Thiên nhiên là người bạn tốt của con người, con người cần yêu quý và bảo vệ thiên nhiên”. Em hãy chứng minh ý kiến trên.
Mở bài:
Từ khi chưa có con người, thiên nhiên đã xuất hiện. Chính thiên nhiên đã làm nên môi trường sống cho con người. Trong cuộc sống sinh tồn của mình, con người đã không ngừng đấu tranh, chinh phục, nhưng cũng có lúc, con người lại hủy hoại thiên nhiên. Thực tế đã cho thấy, “thiên nhiên là người bạn tốt của con người”. Do đó, “con người cần yêu quý và bảo vệ thiên nhiên”.
Thân bài:
+ thiên nhiên là người bạn tốt của con người: không khí, thức ăn, nước uống,.thiên nhiên không thể thiếu trong đời sống con người.
+ mặt trời cung cấp ánh sáng, năng lượng cho đời sống và sản xuất.
+ rừng núi là nguồn lâm sản, phong phú, nhiều loại cây gỗ, động vật quý hiếm. Rừng còn điều hòa khí hậu, chống xoái mòn.
+ tuy nhiên vân còn một số người chưa có ý thức bảo vệ thiên nhiên, tàn phá thiên nhiên.
+ gây hậu quả lớn đến đời sống con người.
Kết bài:
Bảo vệ thiên nhiên là trách nhiệm và quyền lợi của chúng ta. Vì bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp chính là chúng ta bảo vệ tốt nhất cho cuộc sống con người.
 4. Củng cố: (5’)
 _ Nhắc lại cách làm bài văn nghị luận.
 5. Dặn dò: (3’)
 _ Về nhà xem lại lý thuyết và bài tập.
 _ Chuẩn bị tiết sau viết bài viết

Tài liệu đính kèm:

  • docTU CHO N 7 BON COT.doc