Giáo án Tin học Lớp 8 - Tiết 53: Bài tập - Năm học 2011-2012

Giáo án Tin học Lớp 8 - Tiết 53: Bài tập - Năm học 2011-2012

1) Kiến thức:

 Củng cố lại kiến thức về vòng lặp While do.

 Vận dụng vòng lặp While do để có thể giải quyết được một số bài toán cơ bản trong chương trình Pascal.

 Biết lựa chọn câu lệnh lặp While do hoặc For do phù hợp với tình huống cụ thể.

 Hiểu được hoạt động của vòng lặp While do.

2) Kĩ năng:

 Rèn luyện khả năng đọc chương trình Pascal.

 Rèn luyện tính tư duy logic, cách suy luận chặt chẽ.

3) Thái độ:

 Yêu thích bộ môn Tin học.

 Có thái độ tích cực và nghiêm túc trong giờ học.

B. DỰ KIẾN PHƯƠNG PHÁP:

 Phương pháp thuyết trình.

 Phương pháp vấn đáp.

 Phương pháp quan sát.

 Phương pháp dạy học bằng phương tiện trực quan( bảng phụ, bảng đen

 

doc 5 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 8 - Tiết 53: Bài tập - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên GV hướng dẫn: 
Môn dạy: Tin Học 	Lớp: 8
Tiết: 53
Giáo sinh
Tuần: 25. 	Ngày soạn: 17/02/2012. 	Ngày giảng: 21/02/2012.
Tên bài giảng:
BÀI TẬP
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Củng cố lại kiến thức về vòng lặp Whiledo.
Vận dụng vòng lặp Whiledo để có thể giải quyết được một số bài toán cơ bản trong chương trình Pascal.
Biết lựa chọn câu lệnh lặp While do hoặc Fordo phù hợp với tình huống cụ thể.
Hiểu được hoạt động của vòng lặp While do.
Kĩ năng:
Rèn luyện khả năng đọc chương trình Pascal.
Rèn luyện tính tư duy logic, cách suy luận chặt chẽ.
Thái độ:
Yêu thích bộ môn Tin học.
Có thái độ tích cực và nghiêm túc trong giờ học.
DỰ KIẾN PHƯƠNG PHÁP:
Phương pháp thuyết trình.
Phương pháp vấn đáp.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp dạy học bằng phương tiện trực quan( bảng phụ, bảng đen).
CHUẨN BỊ CỦA GV, HS:
Giáo viên: 
Bảng phụ 
Phòng học.
Giáo án.
Học sinh:
Sách giáo khoa tin học Quyển 3.
Vở ghi chép. 
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định lớp: Ổn định trật tự, tạo tâm lí tốt để bắt đầu tiết dạy (2 phút).
Sĩ số:.. Có mặt:.Vắng mặt:..
Kiểm tra bài cũ: ( 7 phút)
Câu 1: Em hãy viết cú pháp của vòng lặp với số lần biết trước và cú pháp của vòng lặp chưa biết trước số lần lặp?
Câu 2: Cho biết kết quả của các bài tập sau:
BT1: 
for i:=1 to 5 do writeln(‘chao ban’);
BT2: 
so:=1;
while so <=5 do
begin 
	writeln(so);
so:=so+1;
	end;
Bài mới:
Thời gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung ghi bảng
1 phút
Đặt vấn đề: Trong tiết trước các em đã thực hành sử dụng câu lênh Whiledo. Làm thế nào để sử dụng hiệu quả vòng lặp chưa biết trước số lần lặp phù hợp với yêu cầu của từng bài toán? Chúng ta sẽ tiếp tục chuyển qua tiết “Bài tập” để nghiên cứu sâu hơn về vòng lặp này.
Nghe giảng
Tiết 53: BÀI TẬP
Hoạt động 1 : Bài tập 1
20 phút
GV nêu đề BT1: “Viết chương trình tính tổng 100 số tự nhiên đầu tiên khác 0”
GV nêu ý tưởng bài toán: “ Bài toán yêu cầu cần tính tổng các số từ 1 cho đến 100, sử dụng vòng lặp cho biến i tăng dần từ 1 đến 100, sau mỗi lần lặp ta cộng dồn i vào tổng. Cuối cùng, xuất ra tổng”.
GV: “Em sử dụng vòng lặp nào để giải quyết bài toán này? Vì sao? ”
GV: “ Đối với bài tập này chúng ta có thể sử dụng Fordo hay While do đều được, nhưng cô muốn yêu cầu các em sử dụng vòng lặp Whiledo”.
GV: “Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu thuật toán của bài toán này”
GV trình bày thuật toán.
Bước 1: Khởi tạo S¬0; i¬1.
Bước 2: Nếu i<= 100 thì chuyển tới bước 3. Ngược lại chuyển qua bước 4.
Bước 3: i¬i+1; S¬S+i. và quay lại bước 2.
Bước 4: Kết thúc thuật toán. In S.
Viết chương trình:GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, mỗi bàn là 1 nhóm, viết ra giấy thời gian là 7 phút.
Gọi đại diện 1 nhóm lên bảng viết chương trình.
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Yêu cầu học sinh về nhà viết chương trình BT1 theo vòng lặp For...do.
Ghi đề bài
Nghe giảng
Trả lời câu hỏi.
Ghi bài.
HS thảo luận nhóm
Ghi kết quả chương trình lên bảng.
Bài tập 1: “Viết chương trình tính tổng 100 số tự nhiên đầu tiên khác 0”
Thuật toán:
Bước 1: Khởi tạo S¬0; i¬1.
Bước 2: Nếu i<=100 thì chuyển tới bước 3. Ngược lại chuyển qua bước 4.
Bước 3: i¬i+1; S¬S+i. và quay lại bước 2.
Bước 4: Kết thúc thuật toán. In S.
Chương trình:
program bt1;
uses crt;
var i, S: integer;
begin
clrscr;
S:=0; i:=1;
while i<=100 do
 begin
 S:= S+i;
 i:= i+1;
 end;
write(‘tong la’, S);
end.
Hoạt động 2: Bài tập 2
10 phút
GV nêu để BT 2: “Tính tích của n số tự nhiên đầu tiên khác 0 sao cho tích nhỏ nhất lớn hơn 100”
Thuật toán:
Bước 1: Khai báo tich¬1; n¬1;
Bước 2: Nếu tich<=100 thì chuyển tới bước 3. Ngược lại qua bước 4.
Bước 3: tich:=tich*n; n:=n+1 và quay lại bước 2.
Bước 4: Kết thúc thuật toán. In ra n nhỏ nhất, tích nhỏ nhất đầu tiên lớn hơn 100.
Bài toán này em cần sử dụng mấy biến?
GV yêu cầu HS về nhà viết chương trình của BT2.
Trả lời câu hỏi: cần sử dụng 2 biến (tich:logint; n:integer)
Bài tập 2: “Tính tích của n số tự nhiên đầu tiên khác 0 sao cho tích nhỏ nhất lớn hơn 100”
Kết luận: Đối với từng dạng bài toán, có nhiều dạng chỉ có thể sử dụng vòng lặp While...do hoặc chỉ có thể sử dụng vòng lặp For...do, cũng có thể sử dụng cả hai vòng lặp này để giải quyết bài toán.
Hoạt động 3: Củng cố(7 phút)
Câu 1: Trong câu lệnh fordo, mỗi vòng lặp biến đếm thay đổi như thế nào?
Tăng lên 1
Tăng lên 1 hoặc giảm đi 1.
1 giá trị bất kì.
1 giá trị khác 0.
ÞĐáp án: A
Câu 2: Trong số các hoạt động dưới đây,hãy chỉ ra những hoạt động nào sẽ được thực hiện lặp lại với số lần chưa biết trước?
Tính tổng của 20 số tự nhiên đầu tiên.
Nhập một số hợp lệ, ví dụ số nguyên khoảng từ 0 đến 10 vào máy tính. Nếu số nhập vào không hơp lệ thì yêu cầu nhập lại.
Đánh răng 2 lần mỗi ngày.
Tắm 2 lần một ngày.
ÞĐáp án: B
Câu 3:Chọn câu đúng
While 1=1 do write (toi lap trinh gioi);
While i:=1 do t:=10;
While a<=b; do write( ‘b khong nho hon a’);
So:=1;
While so<10 do begin write(so); so:=so+1; end.
ÞĐáp án: D
Câu 4: Tìm ra lỗi sai của đoạn chương trình sau và sửa lại:
i:=1;
while i <=5 do writeln(i);
i:=i+1;
DẶN DÒ ( 2 phút)
Viết bài tập 2 bằng vòng lặp Whiledo.
Hoàn thành bài tập 1 bằng cách sử dụng vòng lặp Fordo.
Chuẩn bị Bài 9: “ Làm việc với dãy số”
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:
GV hướng dẫn kí duyệt	Sinh viên 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai giang Pascal 2.doc