Giáo án Sinh học tiết 3: Quần cư - Đô thị hoá

Giáo án Sinh học tiết 3: Quần cư - Đô thị hoá

 Tuần: 2 Tiết:3

QUẦN CƯ - ĐÔ THỊ HOÁ

A/ Mục tiêu:

1/ Về kiến thức: H/sinh cần

- Nắm được những đặc điểm về quần cư nông thôn và quần cư thành thị.

- Biết được vài nét về lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị.

2/ Kĩ năng:

- Nhận biết được quần cư đô thị và quần cư nông thôn qua ảnh chụp hoặc qua thực tế.

- Nhận biết được các siêu đô thị đông dân nhất thế giới.

B/ Chuẩn bị:

 - Bản đồ dân cư và các đô thị trên thế giới

C/ Hoạt động dạy học:

 I/ 1/ Tổ chức lớp: 1

 2/ Kiểm tra: 5

 Câu 1: - Dựa vào lược đồ hình 2.1 SG k cho biết :

 - Dân cư thế giới tập trung đông và thưa thớt ở các khu vực nào? Tại sao?

Câu 2: Một địa phương hay một nước được coi là có mật độ dân số cao khi:

 A. Có nhiều người sống thọ trên 70 tuổi

 B. Có dân cư đông đúc

 C. Có nhiều người sinh sống trên một diện tích đất nhỏ hẹp

 D. Đất đai trở nên chật hẹp so với số người sinh sống.

Câu 3: Để phân biệt các chủng tộc các nhà khoa học đã căn cứ vào đâu?

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 770Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học tiết 3: Quần cư - Đô thị hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:09/9 /06 Ngày giảng:16/9 /06 
 Tuần: 2 Tiết:3
quần cư - đô thị hoá
A/ Mục tiêu: 
1/ Về kiến thức: H/sinh cần
- Nắm được những đặc điểm về quần cư nông thôn và quần cư thành thị.
- Biết được vài nét về lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị.
2/ Kĩ năng: 
- Nhận biết được quần cư đô thị và quần cư nông thôn qua ảnh chụp hoặc qua thực tế.
- Nhận biết được các siêu đô thị đông dân nhất thế giới.
B/ Chuẩn bị:
 - Bản đồ dân cư và các đô thị trên thế giới 
C/ Hoạt động dạy học:
 I/ 1/ Tổ chức lớp: 1’
 2/ Kiểm tra: 5’
 Câu 1: - Dựa vào lược đồ hình 2.1 SG k cho biết :
 - Dân cư thế giới tập trung đông và thưa thớt ở các khu vực nào? Tại sao? 
Câu 2: Một địa phương hay một nước được coi là có mật độ dân số cao khi:
 A. Có nhiều người sống thọ trên 70 tuổi
 B. Có dân cư đông đúc
 C. Có nhiều người sinh sống trên một diện tích đất nhỏ hẹp
 D. Đất đai trở nên chật hẹp so với số người sinh sống.
Câu 3: Để phân biệt các chủng tộc các nhà khoa học đã căn cứ vào đâu? 
 II/ Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
- Gv giới thiệu vào bài 
- Yêu cầu hs đọc thuật ngữ Quần cư”
- G/v Yêu cầu H/s quan sát hình 3.1, 3.2 
H: Cho biết nội dung của 2 ảnh?
- Gv chia nhóm và yêu cầu h/s thảo luận theo nội dung trong bảng sau:
Các yếu tố
Quần cư nông thôn
Quần cư đô thị
Cách tổ chức sinh sống
Nhà cửa xen ruộng đồng
Mật độ dân số
Hoạt động kinh tế
Lối sống
Tuân thủ theo p/luật
- Nhóm chẵn tìm hiểu q/cư nông thôn.
- Nhóm lẻ tìm hiểu q/cư đô thị
- Sau t/gian 3’gv yêu cầu đại diện 2 nhóm chẵn, lẻ báo cáo kết qủa 
- Gv giới thiệu thêm về lối sống của 2 kiểu quần cư do ảnh hưởng của cuộc sống CN
H: Hiện nay tỉ lệ người sống ở nông thôn và đô thị có xu hướng ntn?
- G/v chuyển ý 
- Yêu cầu hs đọc đoạn đầu phần 2 SGK
H: Đô thị xuất hiện từ khi nào? Phát triển mạnh nhất thế kỉ nào? Nguyên nhân xuất hiện các đô thị đó? 
H: Hãy chứng minh đô thị phát triển nhanh?
H: Nguyên nhân nào làm tốc độ đô thị hoá nhanh? 
- G/v Yêu cầu H/s quan sát bản đồ trên bảng và hình 3.3 sgk
H: Có bao nhiêu đô thị trên thế giới, hãy kể tên? Châu lục nào nhiều siêu đô thị nhất? Các siêu đô thị phần lớn ở nhóm nước nào?
H: Sự tăng nhanh, tự phát của số dân trong các đô thị gây ra những hậu quả cho những vấn đề gì của xá hội?
- Gv mở rộng thêm về hậu quả của đô thị tự phát
- H/sinh đọc 
- H/sinh quan sát 
- H/sinh nêu nội dung 2 ảnh
- H/s thảo luận trong thời gian 3’ 
+ Quần cư nông thôn: 
- Cách tổ chức sinh sống: Nhà cửa xen ruộng vườn, tập hợp thành làng xóm
- Mật độ dân số: Thưa
- Hoạt động kinh tế: Sản xuất nông, lâm ngư nghiệp
- Lối sống: Dựa vào truyền thống gia đình, dòng họ, phong tục
+ Quần cư đô thị: 
- Cách tổ chức sinh sống: Nhà cửa san sát xd thành phố, phường.
- Mật độ dân số: Dân tập trung đông
- Hoạt động kinh tế: Công nghiệp, dích vụ
- Lối sống: Có tổ chức tuân theo pháp luật 
- Tỉ lệ người sống ở nông thôn có xu hướng giảm dần, ở đô thị tăng lên do sự phát triển của ngành công nghiệp, dịch vụ
- H/s đọc
- Đô thị xuất hiện từ thời cổ đại, có các đô thị như: Trung Quốc, ấn Độ, La Mã, đô thị p/triển mạnh nhất thời kí thế kỉ XIX do sự phát triển mạnh của công nghiệp và dịch vụ
- Hs chứng minh qua số liệu SGK
- Nguyên nhân: Thời kì đầu là do nhu cầu trao đổi hàng hoá, sau là sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ
- H/sinh quan sát 
- Hs trả lời.
- Hậu quả: Giao thông ùn tắc,môi trường ô nhiễm, Sức khoẻ con người giảm sút, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội. 
1/ Quần cư nông thôn và quần cư đô thị: 15’
+ Quần cư nông thôn: 
+ Quần cư đô thị:
2/ Đô thị hoá, các siêu đô thị: 18’
- Đô thị phát triển từ rất sớm và phát triển rất nhanh .
- Hiện nay số dân đô thị chiếm 50% số dân thế giới,số siêu đô thị ngày càng tăng.
+ Nguyên nhân:
- Hậu quả:
III/Củng cố : 5’
 1/ Đọc phần ghi nhớ SGK :
 2/ luyện tập :
 a/ Đặc điểm # nhau của 2 loại quần cư chính?
 b/ Trình bày quá trình đô thị hoá, nguyên nhân, hậu quả của vấn đề đó 
IV/ Hướng dẫn về nhà : 1’
 + Học bài và làm bài tập trong tập bản đồ .
 + Làm bài tập 2 sgk: Khai thác số liệu thống kê
 - Từng cột từ trên-> dưới, từ trái -> phải để rút ra sự thay đổi của 10 siêu đô thị đông dân nhất
 - Theo ngôi thứ:
 - Theo châu lục:
Nhận xét:
 + Ôn lại cách đọc tháp tuổi, Kĩ năng nhận xét phân tích tháp tuổi.

Tài liệu đính kèm:

  • docfggg.doc