Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 20

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 20

 Tiết 73 Văn bản :

TụC NGữ Về THIÊN NHIÊN Và LAO ĐộNG SảN XUÂT

 I. MụC TIÊU

1.Về kiến thức:

- Hiểu được sơ lược về tục ngữ.

- Hiểu nội dung và một số hình thức nghệ thuật( kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.

2.Về kỹ năng: rèn luyện kĩ năng học thuộc lòng, phân tích những câu tục ngữ trong văn bản.

3.Về thái độ: giáo dục lòng tự hào về vốn văn học dân gian dân tộc.

II.CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH

1.Chuẩn bị của GV

 Nghiên cứu SGK, SGV tham khảo thiết kế bài giảng ngữ văn 7 tập 2.

 Soạn giáo án.

2.Chuẩn bị của HS

Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi trong SGK, chuẩn bị bài mới.

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUầN 20 
BàI 18
 Kết quả cần đạt
Hiểu thế nào là tục ngữ. Hiểu nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật ( kết cấu, nhịp điệu và cách lập luận) của những câu tục ngữ trong bài học. Học thuộc lòng những câu tục ngữ đó.
Nắm được yêu cầu và cách thức sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ địa phương.
Hiểu rõ nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị
 luận.
Ngày soạn: 2/1/2009 Ngày dạy: 5/1/2009 Dạy lớp 7A
	 Ngày dạy: /1/2009 Dạy lớp 7C	
 Tiết 73 Văn bản : 
TụC NGữ Về THIÊN NHIÊN Và LAO ĐộNG SảN XUÂT
 I. MụC TIÊU 
1.Về kiến thức: 
- Hiểu được sơ lược về tục ngữ.
- Hiểu nội dung và một số hình thức nghệ thuật( kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.
2.Về kỹ năng: rèn luyện kĩ năng học thuộc lòng, phân tích những câu tục ngữ trong văn bản.
3.Về thái độ: giáo dục lòng tự hào về vốn văn học dân gian dân tộc.
II.CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH
1.Chuẩn bị của GV 
	Nghiên cứu SGK, SGV tham khảo thiết kế bài giảng ngữ văn 7 tập 2.
 Soạn giáo án.
2.Chuẩn bị của HS
Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi trong SGK, chuẩn bị bài mới.
III.TIếN TRìNH BàI DạY
 * ổn định tổ chức:
 	Kiểm tra sĩ số HS: lớp 7A:
 	 lớp 7C :
1.Kiểm tra bài cũ : 
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. 
Nhắc nhở HS ý thức học tập trong học kì 2.
* Đặt vấn đề vào bài mới:
 Các em thân mến! Tục ngũ là một thể loại văn học dân gian. Nó được ví là kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian, là túi khôn dân gian vô tận. Tục ngữ là thể loại triết lí nhưng đồng thời cũng là cây đời xanh tươi. Tục ngữ có nhiều chủ đề . Tiết học hôm nay các em sẽ được học 8 câu có chủ đề về thiên nhiên và lao động sản xuất. Đây chỉ là số ít những câu tục ngữ được lựa chọn trong từ kho tàng tục ngữ rất phong phú của nhân dân.
 ( GV ghi tên bài lên bảng )
2.Dạy nội dung bài mới
* Gọi HS đọc chú thích * SGK tr. 3
Tb? Em hiểu thế nào là tục ngữ?
- GV giảng thêm: Về hình thức : mỗi câu tục ngữ là một câu nói diễn đạt một ý trọn vẹn. Câu tục ngữ có đặc điểm là ngắn gọn, hàm súc, kết cấu bền vững. Tục ngữ giầu hình ảnh, nhịp điệu.
 Về nội dung: Tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất và về con người, xã hội.
 Nói tới tục ngữ thường phải chú ý tới nghĩa đen và cả nghĩa bóng ( cũng có thể gọi là nghĩa bề mặt và nghĩa hàm ẩn). Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gắn với sự việc, hiện tượng ban đầu. Nghĩa bóng là nghĩa gián tiếp, nghĩa ẩn dụ, biểu trưng. Chẳng hạn câu tục ngữ: “Lạt mền buộc chặt thể hiện một kinh nghiệm lao động: sợi lạt chẻ mỏng, ngâm nước cho mềm, nối buộc sẽ bền chặt; còn nghĩa bóng của câu tục ngữ này là: Ai mềm mỏng, khéo léo trong quan hệ giao tiếp thì dễ đạt được mục đích.
 Đa số trường hợp nghĩa đen phản ánh kinh nghiệm quan sát thiên nhiên và kinh nghiệm lao động sản xuất, nghĩa bóng thể hiện kinh nghiệm về con người, xã hội. Tuy nhiên không phải câu tục ngữ nào cũng có nghĩa bóng.
 Các em đã học thành ngữ, giữa thành ngữ và tục ngữ có sự giống và khác nhau:
- Giống nhau : Tục ngữ và thành ngữ đều là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ và lời nói, đều dùng hình ảnh để diễn đạt, dùng cái đơn nhất để nói cái chung và đều được sử dụng ở nhiều hoàn cảnh khác nhau trong đời sống.
- Khác nhau: 
 + Thành ngữ thường là đơn vị tương đương như từ, mang hình thức cụm từ cố định. Còn tục ngữ thường là câu hoàn chỉnh. Thành ngữ có chức năng định danh - gọi tên sự vật, tính chất, trạng thái hay hành động của sự vật hiện tượng; tục ngữ diễn đạt trọn vẹn một phán đoán hay kết luận, một lời khuyên.
 +Thành ngữ chưa thể coi là một văn bản trong khi mỗi câu tục ngữ được xem như là một văn bản đặc biệt, một tổng thể thi ca nhỏ nhất( R. Gia-cốp sơn).
* Phân biệt tục ngữ và ca dao: Tục ngữ là câu nói, ca dao là lời thơ và thường là lời của những bài dân ca.
 GV ghi bảng khái niệm tục ngữ :
 * Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội ) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian. ( Tục : thói quen có lâu đời được mọi người công nhận; Ngữ: lời nói ).
* GV hướng dẫn đọc: Các câu tục ngữ trong bài học hôm nay rất ngắn gọn, cần đọc rõ ràng, chậm rãi để hiểu nghĩa của từng câu.
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp đến hết. Gọi 1 HS đọc lại toàn bộ.
Y? Hãy giả thích nghiã các từ : ráng, thì, thục?
- HS dựa vào chú thích SGK trả lời.
Kh? Dựa vào nội dung có thể chia 8 câu tục ngữ thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên mỗi nhóm?
- Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành 2 nhóm:
 + Nhóm 1 : Câu 1, 2, 3, 4 là những câu tục ngữ về thiên nhiên.
 + Nhóm 2 : Các câu 5, 6, 7, 8 là những câu tục ngữ nói về lao động sản xuất.
* Chúng ta sẽ phân tích văn bản theo bố cục nội dung trên:
GV ghi bảng câu 1: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Tb? Hãy nhận xét cách gieo vần và biện pháp nghệ thuật trong câu tục ngữ? Cách diễn đạt đó có tác dụng như thế nào? Hãy giải thích hiện tượng tự nhiên đó?
- Câu tục ngữ vừa có vần lưng ( năm với nằm, mười với cười vần với nhau) vừa có đối ( đêm và ngày; tháng năm và tháng mười, nằm và cười, sáng và tối, đối nhau. Cách nói hồn nhiên, hóm hỉnh: lấy giấc ngủ chưa nằm đã sáng để đo chiều dài đêm tháng năm, chỉ ra đêm mùa hè là ngắn, rất ngắn; lấy tiềng cười để đo chiều dài ngày tháng mười, ngày mùa đông là ngắn, rất ngắn, chưa chiều đã tối. Dùng cách nói quá: chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối, nhằm nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười. Gây ấn tượng độc đáo khó quên. ở nước ta tháng 5 thuộc mùa hạ, vào mùa hạ đêm ngắn do mặt trời mọc sớm, lặn muộn( người ta ngủ muộn) vì vậy ngày dài. Còn tháng 10 thuộc mùa đông, trời mau tối, lâu sáng nên ngày ngắn, đêm dài.
Tb? Câu tục ngữ nhắc nhở con người những điều gì?
- Câu tục ngữ giúp con người có ý thức chủ động nhìn nhận, sử dụng thời gian, công việc, sức lao động vào những thời điểm khác nhau trong năm, ví dụ như định đi đâu, làm việc gì vào mùa đông phải khẩn trương, nhanh chóng vì ngày ngắn, còn mùa hè cần phải ngủ đúng giờ giấc để đảm bảo sức khoẻ vì đêm ngắn, đồng thời có lịch làm việc khác nhau. Đây là một câu tục ngữ đặc sắc.
 GV rút ý ghi bảng: * Câu tục ngữ giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận, sử dụng thời gian, xắp xếp công việc,sức lao động vào những thời điểm khác nhau trong một năm.
GV ghi bảng câu 2 : Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Y? Câu tục ngữ có mấy vế? Nghĩa của từng vế như thế nào?
- Câu tục ngữ có 2 vế mỗi vế gồm 4 chữ đối nhau, chữ nắng vần với chữ vắng. Đó là một cách nói vần vè dễ nhớ.
 Mau có nghĩa là nhiều, dày, mau sao là nhiều sao, dày sao và sao xuất hiện sớm,mọc sớm. Về mùa hè, trời vừa chập tối, nhiều sao sáng xuất hiện trên bầu trời xanh qua đó nhân dân ta biết ngày mai và những ngày sắp tới trời nắng, rất đẹp trời, để chủ động trong những ngày cày bừa, cấy hái.. vắng sao là thưa sao, hoặc không có sao trên bầu trời. Đó là hiện tượng cho biết trời sắp mưa. Biết trước trời mưa, nắng thì mọi công việc làm ăn, nhất là nghề nông mới chủ động tích cực, mới tránh được rủi ro, thiệt hại. Câu tục ngữ Dày sao thì nắng vắng sao thì mưa là một kinh nghiệm hay về dự báo thời tiết về mùa hè. Tuy nhiên không phải đêm nào trời ít sao cũng mưa, vì phán đoán trong tục ngữ, do dựa vào kinh nghiệm nên không phải lúc nào cũng đúng.
Tb? Câu tục ngữ này giúp con người điều gì?
- HS trả lời, GV góp ý ghi bảng: 
 * Câu tục ngữ giúp con người có ý thức biết nhìn sao để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc.
GV ghi bảng câu 3 : Ráng mỡ gà có nhà phải giữ.
Tb? Hãy giải thích nghĩa câu tục ngữ này?
- Theo từ điển Tiếng Việt ráng là đám mây màu sắc hồng hoặc vàng do ánh mặt trời buổi sáng sớm hoặc chiều tà chiếu vào. Ráng mỡ gà là ráng vàng tươi như màu mỡ gà xuất hiện ở trên bầu trời, nhân dân ta biết trời sắp nổi gió to, sắp bão, cần phải giữ gìn, chằng buộc, chống đỡ, nhất là nhà gianh vách đất. 
Y? Vậy kinh nghiêm được đúc rút từ hiện tượng ráng mỡ gà là gì?
- Đó là khi chân trời xuất hiện ráng có màu mỡ gà tức là sắp có bão. Đây là một trong rất nhiều kinh nghiệm dự báo bão. 
 GV rút ý- ghi bảng: * Biết dự đoán bão thì sẽ có ý thức chủ động giữ gìn nhà cửa hoa màu.
GV ghi bảng câu 4: Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt.
Kh? Xác định và giải thích nghĩa của từng vế câu tục ngữ trên?
- Câu tục ngữ có 2 vế. Có vần lưng bò và lo vần với nhau. Vế thứ nhất: Tháng bảy, ở đây được tính theo âm lịch. Kiến bò: có nghĩa là kiến ra khỏi tổ từng đàn. Vế thứ hai: lo lại lụt, đã lụt rồi và còn sẽ lụt nữa.
Kh? Vì sao nhân dân lại có câu tục ngữ này?
- Vì ở nước ta, mùa lũ xẩy ra vào tháng 7( âm lịch) nhưng có khi kéo dài sang cả tháng 8 (âm lịch). Từ kinh nghiệm quan sát, nhân dân tổng kết quy luật: kiến bò nhiều vào tháng 7- thường là bò lên cao- là điềm báo sắp có lụt. Kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với sự thay đổi của khí hậu, thời tiết, nhờ cơ thể có những tế bào cảm biến chuyên biệt. Khi trời chuẩn bị có những đợt mưa to kéo dài hay lũ lụt, kiến sẽ từ trong tổ kéo ra dài hàng đàn để tránh mưa, lụt và để lợi dụng đất mềm sau mưa làm những tổ mới. Còn một số câu tục ngữ tương tự như: “Kiến cánh vỡ tổ bay ra, bão táp mưa sa gần tới; “Kiến đen tha trứng lên cao, thế nào cũng có mưa rào rất to
GV rút ý ghi bảng:
 *Nạn lũ lụt thường xuyên xảy ra ở nước ta, vì vậy nhân dân có ý thức dự đoán lũ lụt từ rất nhiều hiện tượng tự nhiên để chủ động phòng chống.
 Chuyển: Những câu tiếp theo nói về những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, chủ yếu là trong nghề nông, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.
GV ghi bảng câu 5: Tấc đất tấc vàng .
GV: Tấc đất chỉ một mảnh đất rất nhỏ.( tấc: đơn vị cũ đo chiều dài, bằng 1/10 thước mộc (0,0425) hoặc 1/10 thước đo vải(0,0645); đơn vị đo diện tích đất, bằng 1/10 thước, tức 2,4 m2 (tấc Bắc Bộ), hay 3,3 m2 (tấc Trung Bộ). Vàng là kim loại quý thường được cân đo bằng cân tiểu li, hiếm khi đo bằng thước, tấc. Tấc vàng chỉ số lượng vàng lớn, quý giá vô cùng. Câu tục ngữ đã lấy cái rất nhỏ ( tấc đất ) để so sánh với cái rất lớn( tấc vàng ) để nói lên giá trị của đất.
Tb? Hãy nhận xét số chữ trong câu tục ngữ trên ?Em hiểu ý nghĩa câu tục ngữ như thế nào?
- Câu tục ngữ chỉ có 4 chữ rất ngắn gọn, chia thành 2 vế đối nhau: tấc đất >< tấc vàng, nêu nhận xét: đất là vàng, đất quý như vàng,
Tb? Người ta có thể sử dụng câu tục ngữ này trong những trường hợp nào?
- Người ta có thể sử dụng câu tục ngữ này trong nhiều trường hợp. Chẳng hạn: 
 + Để phê phán hiện tượng lãng phí đât;
 + Để đề cao giá trị của đất.
 GV rút ý: * Đất được coi như vàng, quý như vàng.
 GV ghi bảng câu 6: 
 Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
Kh? Hãy giải thích từng tiế ... . ( 5điểm)
*Đặt vấn đề vào bài mới
 Các em thân mến! Chúng ta đã được học về ca dao, tục ngữ của dân tộc Việt Nam. ở địa phương chúng ta, một vùng núi với đa phần là các dân tộc thiểu số cũng có một kho tàng văn học dân gian phong phú, trong đó là các bài ca dao tục ngữ đặc sắc của các dân tộc cũng rất đa dạng. Để góp phần bảo tồn vốn văn hoá dân gian ấy chúng ta phải biết sưu tầm, thu lượm, ghi chép. Tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em một số vấn đề thuộc lĩnh vực này.
 ( GV ghi tên bài lên bảng)
2.Nội dung bài mới
Tb? Em hãy nhắc lại thế nào là ca dao, dân ca?
Y? Nêu khái niệm về tục ngữ?
Tb? Để có thể sưu tầm được các bài ca dao, tục ngữ ở địa phương Sơn La nói về địa phương cần làm như thế nào?
GV cho HS tập xếp thứ tự theo bảng chữ cái 8 câu tục ngữ đã học ở tiết trước.
I- Yêu cầu : (8’)
- Phải sưu tầm những bài ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương, đặc biệt là những câu nói về địa phương mình. Số lượng là 20 câu. Các dị bản được phép tính thành một câu.
- Bài tập này vừa có tính chất văn vừa có tính chất tập làm văn. 
 + Về văn : phân biệt ca dao, tục ngữ.
 + Về tập làm văn : biết cách xắp xếp, tổ chức một văn bản sưu tầm.
II- Đối tượng sưu tầm: Là các bài ca dao, dân ca; tục ngữ (10)
- Ca dao, dân ca : Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc. Ca dao là lời thơ của dân ca. Ca dao còn gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật nói chung với lời thơ dân ca.
- Tục ngữ : Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt( tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội ) được nhân dân vận dụng vào đời sống suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày.
- Đối tượng sưu tầm là các bài ca dao, tục ngữ lưu hành ở địa phương Sơn la chúng ta, nói về địa phương Sơn La. Có thể là những câu tục ngữ, ca dao của các đồng bào dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú Những bài ca dao, tục ngữ ở địa phương Sơn La chúng ta co rất nhiều, nhưng nói về địa phương là phạm vi hẹp, yêu cầu các em phải tìm tòi.
III- Nguồn sưu tầm : ( 5)
- Hỏi cha mẹ, người địa phương, người già cả, nghệ nhân, các nhà văn địa phương
- Lục tìm trong sách báo ở địa phương.
- Tìm trong những bộ sưu tập lớn về tục ngữ, ca dao nói về địa phương Tây Bắc.
IV- Cách sưu tầm : (15)
- Phải có vở bài tập để ghi chép. Ghi chép cẩn thận, chính xác nhất là những bài phiên âm tiếng dân tộc, những bài phiên âm phải có dịch nghĩa, hoặc dịch thành câu tục ngữ, ca dao.
- Phải phân loại thành ca dao, dân ca, tục ngữ.
- Các câu cùng loại xếp theo thứ tự A, B, C chữ cái đầu câu.
* Ví dụ: Thứ tự đúng của 8 câu tục ngữ đã học là:
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
- Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
- Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống.
- Ráng mỡ gà có nhà phải chống.
- Tấc đất tấc vàng.
- Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt.
V- Thời hạn nộp bài: 
 Nộp vào tuần học bài 33,còn 5 tuần nữa tính từ tuần này 
- Yêu cầu lớp lập thành nhóm biên tập, tổng hợp kết quả sưu tâm, loại bỏ những câu trùng lặp, xắp xếp theo thứ tự A, B, C trong một bản sưu tập chung.
3.Củng cố, luyện tập: (2’)
GV nhắc lại nội dung được thực hiện ở trong tiết học.
Yêu cầu HS vận dụng hiểu biết của mình thực hiện một vài yêu cầu của bài tập.
* Thời hạn nộp bài: 
 	Nộp vào tuần học bài 33,còn 5 tuần nữa tính từ tuần này 
Yêu cầu lớp lập thành nhóm biên tập, tổng hợp kết quả sưu tâm, loại bỏ những câu trùng lặp, xắp xếp theo thứ tự A, B, C trong một bản sưu tập chung.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
- Về nhà bắt đầu sưu tầm theo yêu cầu của bài. Đúng 5 tuần nữa sẽ thu bài.
- Chuẩn bị bài : Tìm hiểu chung về văn nghị luận.
Ngày soạn: 4/1/2009 Ngày dạy: 6 /1/2009 dạy lớp 7A
 	 Ngày dạy: /1/2009 dạy lớp 7C
 Tiết 75, 76 Tập làm văn
TìM HIểU CHUNG Về VĂN NGHị LUậN
 I.MụC TIÊU 
1.Về kiến thức: giúp HS hiểu được nhu cầu nghị luận ( là một kiểu văn bản quan trọng ) trong đời sống và đặ điểm chung của văn bản nghị luận.
2.Về kỹ năng: rèn kĩ năng bước đầu làm văn nghị luận.
3.Về thái độ: giáo dục tình cảm nhân ái.
II.CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH
1.Chuẩn bị của GV: đọc SGK, nghiên cứu SGV, tham khảo tài liệu. Soạn giáo án.
2.Chuẩn bị của HS: Đọc và chuẩn bị bài mới. Tiết 76 HS tìm một số tài liệu có các đoạn văn nghị luận để làm bài tập 2 SGK tr.10 trên lớp.
III.TIếN TRìNH BàI DạY
 * ổn định tổ chức: 
Kiểm tra sĩ số HS: Lớp 7A:
 Lớp 7C:
1.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. (5’)
	Nhận xét ưu nhược điểm.
 * Đặt vấn đề vào bài mới: Trong các hình thức biểu đạt của văn bản các em đã học về kiểu bài kể chuyện, miêu tả, biểu cảm, từ tiết này trở đi các em sẽ được học một kiểu bài nữa đó là văn nghị luận. Nhu cầu nghị luận của con người ra sao và thế nào là văn nghị luận ? xin mời các em cùng tìm hiểu bài.
 ( GV ghi tên bài lên bảng)
2.Nội dung bài mới 
Gọi 1 HS đọc phần a của mục 1.
Tb? Em hãy nêu các câu hỏi về các vấn đề tương tự?
- HS ghi vào giấy và đọc cho cả lớp cùng nghe. Ví dụ: + Vì sao phải chấp hành nội quy của nhà trường? 
 + Vì sao phải kính trọng và biết ơn cha mẹ.
 + Theo em gia đình có vai trò với mỗi con người như thế nào?
 + Vì sao em phải rèn luyện dạo đức tốt?
Kh? Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không? Hãy giải thích vì sao?
- Những vấn đề và câu hỏi như trên đã nêu, ta không thể trả lời bằng các kiểu văn bản kể chuyện, miêu tả hoặc biểu cảm vì đây là những câu hỏi có ý nghĩa quan trọng. Bản thân câu hỏi buộc người ta phải trả lời bằng lý lẽ, phải sử dụng khái niệm thì mới trả lời được thông suốt. Câu trả lời phải là văn nghị luận. Ví dụ :
 Con người không thể thiếu tình bạn, vậy tình bạn là gì? Không thể kể về một người bạn mà giải quyết được vấn đề . Cũng vậy nói hút thuốc lá là có hại, rồi kể chuyện một người hút thuốc lá bị ho laođều không thuyết phục vì có rất nhiều người vẫn đang hút. Cái hại không thấy ngay trước mắt, cho nên phải phân tích, cung cấp số liệuthì người ta mới hiểu, mới tin.
 *Tóm lại: Trước mỗi câu hỏi có ý nghĩa quan trọng đưa ra cần phải tư duy khái niệm, sử dụng nghị luận thì mới đáp ứng yêu cầu trả lời các câu hỏi loại đó trong cuộc sống. Văn bản nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã hội của con người, có vai trò rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt những quan niệm, tư tưởng sâu sắc trước đời sống.
Kh? Để trả lời những câu hỏi như thế, hàng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh truyền hình, em thường gặp những kiểu văn bản nào? Hãy kể tên một vài kiểu mà em biết?
- Trên báo chí có các bào xã luận. Trên truyền hình có các bài bình luận về sự kiện xảy ra trong xã hội
GV đưa một số bài xã luận trên báo Nhân Dân, báo Sơn La
đọc cho HS nghe một vài đoạn.
Tb? Theo em các bài nghị luận đó có thể gọi là nghị luận gì?
- Nghị luận chứng minh, nghị luận giải thích, nghị luận phân tích, bình luận
 Như vậy văn nghị luận tồn tại khắp nơi trong đời sống.
 GV ghi bài học:
 Trong đời sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí
Gọi 1HS đọc văn bản, cả lớp theo dõi.
Y? Bác Hồ viết bài văn này nhằm mục đích gì?
- Mục đích của bài văn để kêu gọi mọi người đọc chữ quốc ngữ.
Y? Văn bản hướng tới ai? Nói với ai? Nói cái gì?
- Văn bản này hướng tới toàn thể ngưới dân Việt nam không kể tầng lớp, địa vị xã hội, tất cả cần đi học để nâng cao dân trí.
Kh? Để thực hiện mục đích ấy bài viết đã đưa ra những ý kiến nào?
- Những ý kiến đó là: Số người Việt nam thất học là 95%, như vậy thì không thể tiến bộ được; đã có quyền đọc lập phải nâng cao dân trí; có kiến thức mới xây dựng được đất nước.
G? Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm. Em hãy tìm những luận điểm ấy?
- Luận điểm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là: 
 Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí.. và mọi người Việt nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ
 Những câu đó gọi là luận điểm bởi chúng mang quan điểm của tác giả. 
Tb? Em có nhận xét gì về câu có luận điểm ?
- Câu luận điểm là những câu khẳng định.
Tb? Từ luận điểm tác giả đề ra nhiệm vụ cho mọi người như thế nào?
- Với các luận điểm đó, tác giả đề ra nhiệm vụ cho mọi người: “Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi. Vợ chưa biết chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người làm không biết thì chủ bảo, các người giàu có thì mở lớp học tại giacác chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình.. Phụ nữ càng cần phải học
 Kh? Để có sức thuyết phục bài viết đã nêu những lý lẽ nào?
- Các lý lẽ được bài viết đưa ra là:
 + Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách Mạng tháng Tám.
 + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.
 + Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.
Tb? Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được không? Vì sao?
- Không thể dùng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm để thực hiện mục đích của bài văn, vì không thể kể một câu chuyện nào, hay miêu tả một sự vật, một con người cụ thể nào. 
Tb? Vậy văn nghị luận được viết ra nhằm mục đích gì? Muốn vậy cần bảo đảm những yêu cầu như thế nào?
- HS dựa vào ghi nhớ trả lời. GV ghi bảng bài học :
 * Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
Y? Tư tưởng quan điểm trong bài văn nghị luận như thế nào?
- HS dựa vào ghi nhớ trả lời - GV ghi bảng bài học tiếp:
 * Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống mới có ý nghĩa.
 Gọi HS đọc ghi nhớ, nhắc HS học thuộc.
 ( Hết tiết 75 )
I- Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận: (20)
1- Nhu cầu nghị luận:
2- Thế nào là văn bản nghị luận: (20)
 a) Bài tập:
 Văn bản: Chống nạn thất học của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
b) Bài học:
* Ghi nhớ: SGK
Tr. 9
 3.Củng cố, luyện tập (2’) 
GV nhắc lại nội dung bài học, yêu cầu xem lại nội dung các bài tập.
?Kh: Qua được học bài trên, em sẽ vận dụng như thế nào vào thực tế trong giao tiếp?
(HS tự bộc lộ)
4.Hướng dẫn HS học ở nhà : (2’) 
Về nhà học bài, tìm những văn bản nghị luận để đọc thêm và tìm hiểu.
Yêu cầu vận dụng vào thực tế trong giao tiếp. 
Chuẩn bị bài: tuần 21: Phần luyện tập;
Tục ngữ về con người và xã hội.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 20.doc