Giáo án môn Sinh học lớp 6 năm 2009 - Tiết 38: Thụ tinh, kết hạt và tạo quả

Giáo án môn Sinh học lớp 6 năm 2009 - Tiết 38: Thụ tinh, kết hạt và tạo quả

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được thụ tinh là gì? Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, thấy được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh.

- Nhận biết dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính.

- Xác định sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi thụ tinh.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

- Kĩ năng quan sát, nhận biết.

- Vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng trong đời sống.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức trồng và bảo vệ cây.

 

docx 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 861Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học lớp 6 năm 2009 - Tiết 38: Thụ tinh, kết hạt và tạo quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:03/01/2008
Ngày dạy: 
Tiết 38: Thụ tinh, kết hạt và tạo quả
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được thụ tinh là gì? Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, thấy được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh.
- Nhận biết dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính.
- Xác định sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi thụ tinh.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
- Kĩ năng quan sát, nhận biết.
- Vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng trong đời sống.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức trồng và bảo vệ cây.
II. PHƯƠNG TIệN DạY HọC
- Tranh phóng to hình 31.1 SGK.
 Iii. TIếN TRìNH TIếT DạY
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
- Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió?
- Những đặc điểm đó có lợi gì cho thụ phấn?
3. Bài mới
Tiếp theo thụ phấn là hiện tượng thụ tinh để dẫn đến kết hạt và tạo quả.
i. Tìm hiểu sự thụ tinh
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
a. Hiện tượng nảy mầm của hạt
- GV hướng dẫn HS:
+ Quan sát hình 31.1, tìm hiểu chú thích
+ Đọc thông tin mục 1.
=> Trả lời câu hỏi:
+ Mô tả hiện tượng nảy mầm của hạt phấn?
Giáo viên giảng giải:
+ Hạt phấn hút chất nhầy trương lên " nảy mầm thành ống phấn.
+ Tế bào sinh dục đực chuyển đến đầu ống phấn.
+ ống phấn xuyên qua đầu nhuỵ và vòi nhuỵ vào trong bầu.
b. Thụ tinh
- Yêu cầu HS tiếp tục quan sát hình 31.1 và đọc thông tin mục 2 SGK, nêu hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh khai thác thông tin.
+ Sự thụ tinh xảy ra tại phần nào của hoa?
+ Sự thụ tinh là gì?
+ Tại sao nói sự thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính?
- Tổ chức thảo luận trao đổi đáp án.
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức và nhấn mạnh sự sinh sản có sự tham gia của tế bào sinh dục đực và cái trong thụ tinh " sinh sản hữu tính.
- HS tự quan sát hình 31.2, đọc chú thích và thông tin.
+ Suy nghĩ tìm đáp án câu hỏi.
+ Phát biểu đáp án bằng cách chỉ trên tranh sự nảy mầm của hạt phấn và đường đi của ống phấn.
- HS nghe và ghi nhớ kiến thức.
- HS tự đọc thông tin, quan sát hình 31.2
+ Suy nghĩ tìm đáp án các câu hỏi.
- Yêu cầu đạt được:
+ Sự thụ tinh xảy ra ở noãn.
+ Thụ tinh là sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái " hợp tử.
+ Dấu hiệu của sinh sản hữu tính là sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái.
- Phát biểu đáp án tìm được (khuyến khích HS góp ý bổ sung).
- HS tự bổ sung để hoàn thiện kiến thức về thụ tinh.
Tiểu kết:
- Thụ tinh là quá trình kết hợp tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.
ii. Tìm hiểu sự kết hạt và tạo quả
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS tự đọc thông tin mục 3 để trả lời câu hỏi cuối mục.
- GV giúp HS hoàn thiện đáp án.
- HS tự đọc thông tin SGK, suy nghĩ trả lời 3 câu hỏi SGK.
+ Cho 1 vài HS trả lời " bổ sung cho nhau.
Tiểu kết:
- Sau thụ tinh:
	+ Hợp tử " phôi
	+ Noãn " hạt chứa phôi
	+ Bầu " quả chứa hạt
	+ Các bộ phận khác của hoa héo và rụng (1 số ít loài cây ở quả còn dấu tích của 1 số bộ phận của hoa).
4. Củng cố
- Hãy kể những hiện tượng xảy ra trong sự thụ tinh? Hiện tượng nào là quan trọng nhất?
- Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh?
- Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”
- Chuẩn bị một số quả theo nhóm:
Đu đủ, đậu Hà Lan, cà chua, chanh, táo, me, phượng, bằng lăng, lạc
Rút kinh nghiệm:........................................................................................
........................................................................................
........................................................................................
........................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxtiet 38.docx