Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày

Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

 - Trình bày được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của dạ dày.

 - Trình bày được các hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở dạ dày.

 - Giải thích được quá trình tiêu hóa ở dạ dày do cơ quan hay tế bào thực hiện hoạt động.

 - Nêu được tác dụng của các hoạt động tiêu hóa ở dạ dày.

 - Trình bày được sự biến đổi của thức ăn trong ống tiêu hóa về mặt cơ học (dạ dày) và sự biến đổi hóa học nhờ các dịch tiêu hóa do các tuyến tiêu hóa tiết ra.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện được kĩ năng tư duy, dự đoán, quan sát hình, phát hiện kiến thức và tiếp thu thông tin.

- Vận dụng được kiến thức để giải thích các hiện tượng trong thực tế.

- Rèn luyện được kĩ năng hoạt động nhóm và làm việc độc lập với sách giáo khoa.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 3930Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09 / 11 / 2011 
Bài 27 (Tiết 27): TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức
 - Trình bày được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của dạ dày.
 - Trình bày được các hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở dạ dày. 
 - Giải thích được quá trình tiêu hóa ở dạ dày do cơ quan hay tế bào thực hiện hoạt động.
 - Nêu được tác dụng của các hoạt động tiêu hóa ở dạ dày.
 - Trình bày được sự biến đổi của thức ăn trong ống tiêu hóa về mặt cơ học (dạ dày) và sự biến đổi hóa học nhờ các dịch tiêu hóa do các tuyến tiêu hóa tiết ra.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện được kĩ năng tư duy, dự đoán, quan sát hình, phát hiện kiến thức và tiếp thu thông tin.
- Vận dụng được kiến thức để giải thích các hiện tượng trong thực tế.
- Rèn luyện được kĩ năng hoạt động nhóm và làm việc độc lập với sách giáo khoa.
3. Thái độ, hành vi:
- Tạo được niềm hứng thú trong học tập bộ môn, biết liên hệ với thực tiễn.
- Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan tiêu hóa để có sức khỏe tốt 
II. Chuẩn bị
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án.
- Hình ảnh và clip trên Powerpoint .
2.Chuẩn bị của học sinh:	
- Học bài và đọc bài trước khi tới lớp.
- Kẻ bảng 27 vào vở
III.Tiến trình tiết dạy
1. Ôn định lớp: 1’ 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu 1 : Trình bày các hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng 
Câu 2 : Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào?
3. Bài mới: 34’
Đặt vấn đề: Chúng ta đã biết các thức ăn chỉ được tiêu hóa một phần ở khoang miệng, vậy vào dạ dày chúng có tiếp tục biến đổi không ? Nếu có thì biến đổi như thế nào ? 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
13p
22p
 Hoạt động 1
TÌM HIỂU CẤU TẠO CỦA DẠ DÀY
GV: Cho học sinh quan sát hình ảnh về cấu tạo của dạ dày, yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.86, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Dạ dày có cấu tạo như thế nào ?
HS: - Dạ dày hình túi, dung tích 3l.
- Thành dạ dày có 4 lớp: lớp màng ngoài, lớp cơ, lớp niêm mạc, niêm mạc trong cùng. 
 + Lớp cơ dày, khỏe gồm 3 lớp: cơ vòng, cơ dọc, cơ xuyên.
 + Lớp niêm mạc: nhiều tuyến tiết dịch vị.
GV: Dạ dày có thể diễn ra hoạt động tiêu hóa nào ?
HS: Tiếp tục co bóp làm nhỏ thức ăn, tiết enzim tiêu hóa thức ăn...
GV: Để hiểu rõ hơn về các hoạt động tiêu hóa diễn ra trong dạ dày ta sẽ cùng tìm hiểu phần 2.
Hoạt động 2
TÌM HIỂU SỰ TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK hoàn thành bảng 27 tr.88.
HS: - Cá nhân tự nghiên cứu thông tin, trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến hoàn thành bảng.
- Đại diện các nhóm lên bảng hoàn thành kiến thức.
- Các nhóm khác bổ sung nếu cần.
- HS theo dỗi và tự sửa chữa vào vở .
GV: Thức ăn được đẩy xuống ruột là nhờ hoạt động của cơ quan nào?
HS: Nhờ hoạt động co của các cơ dạ dày phối hợp với sự co cơ vòng ở môn vị
GV: Loại thức ăn Gluxit, Lipit được tiêu hoá trong dạ dày như thế nào?
HS: + Thức ăn Gluxxit lúc đầu vẫn chịu tác dụng của enzim amilaza cho tới khi thấm đều dịch vị.
+ Thức ăn Lipit không tiêu hoá trong dạ dày vì không có enzim tiêu hoá Lipit trong dịch vị => Lipit chỉ biến đổi lí học.
GV: Giải thích vì sao Protein trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng Protein của lớp niêm mạc dạ dày lại không?
HS: Vì các tế bào tiết chất nhày ở cổ tuyến vị tiết chất nhày phủ lên bề mặt niêm mạc ngăn cách tế bào niêm mạc với enzim pepsin.
I. Cấu tạo dạ dày
- Dạ dày hình túi, dung tích 3l.
- Thành dạ dày có 4 lớp: lớp màng ngoài, lớp cơ, lớp niêm mạc, niêm mạc trong cùng. 
 + Lớp cơ dày, khỏe gồm 3 lớp: cơ vòng, cơ dọc, cơ xuyên.
 + Lớp niêm mạc: nhiều tuyến tiết dịch vị.
II. Tiêu hóa ở dạ dày
- Nội dung bảng 27
- Các loại thức ăn khác như lipít, gluxít  chỉ biến đổi về mặt lý học.
-Thời gian lưu lại thức ăn trong da dày từ 3-6 giờ, tùy loại thức ăn.
IV. Kiểm tra đánh giá: 4’
Câu 1: Theo em, muốn bảo vệ dạ dày ta phải ăn uống như thế nào?
 Câu 2: Đánh dấu vào câu trả lời đúng nhất:
	1. Loại thức ăn nào được biến đổi cả về mặt lý học và hóa học:
	 a) Prôtêin.	b) Gluxít.	 c) Lipít.	d) Muối khoáng.
	2. Biến đổi lý học ở dạ dày gồm:
	 a) Sự tiết dịch vị.	b) Sự co bóp của dạ dày.
	 c) Sự đảo trộn thức ăn.	d) Cả a và b đúng.
	3. Biến đổi hóa học ở dạ dày:
	 a) Tiết dịch vị.	b) Thấm đều dịch thức ăn.
	 c) Hoạt động của Enzim pépsin.	d) Cả a và c đúng.
V. Dặn dò: 1’ - Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi SGK.
 - Đọc em có biết, xem trước và chuẩn bị bài mới.
Bảng 27. Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày
Biến đổi thức ăn ở dạ dày
Các hoạt động tham gia
Các thành phần tham gia hoạt động
Tác dụng của hoạt động
Biến đổi lí học
- Sự tiết dịch vị.
- Co bóp của dạ dày.
- Tuyến vị.
-Các lớp cơ của dạ dày.
-Hòa loãng thức ăn.
- Đảo trộn T-Ă thấm đều dịch vị
Biến đổi hóa học
HĐ của enzim
Enzim pépsin.
- Phân cắt Prôtein à polipetit dàià polipeptit ngắnà aa 

Tài liệu đính kèm:

  • docbài 27.doc