Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 24 đến bài 30

Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 24 đến bài 30

* Kiến thức : HS Trình bày được:

- Các nhóm chất trong thức ăn.

- Các hoạt đông trong quá trình tiêu hoá.

- Vai trò của tiêu hoá đối với cơ thể người.

- Xác định được trên hình vẽ và mô hình các cơ quan hệ tiêu hoá.

* Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh, mô hình tìm kiến thức, kỹ năng suy luận logic, kỹ năng hoạt đông nhóm.

* Thái độ : Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.

II. Chuẩn bị :

1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .

2. Phương pháp : Hoạt động nhóm, tích cực đàm thoại thuyết trình

3. Đồ dùng dạy học : Hình 24.1, 2,3 SGK phóng to, bảng 24. tranh ảnh có liên quan

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định : .

2. Kiểm tra bài cũ: (không)

3. Bài mới : -Thức ăn vào cơ thể được tiêu hoá như thế nào? cơ thể người gồm những cơ quan tiêu hoá nào? Trong bài học hôm nay chung ta sẽ được tìm hiểu:

 

doc 14 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1822Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 24 đến bài 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 13. 
Ppct : 25.. 
NS... ND
Chương V: TIÊU HOÁ
Bài 24: TIÊU HOÁ VÀ CÁC CƠ QUAN TIÊU HOÁ
I . Mục tiêu 
* Kiến thức : HS Trình bày được:
Các nhóm chất trong thức ăn.
Các hoạt đông trong quá trình tiêu hoá.
Vai trò của tiêu hoá đối với cơ thể người.
Xác định được trên hình vẽ và mô hình các cơ quan hệ tiêu hoá.
* Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh, mô hình tìm kiến thức, kỹ năng suy luận logic, kỹ năng hoạt đông nhóm.
* Thái độ : Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị : 
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .
2. Phương pháp : Hoạt động nhóm, tích cực đàm thoại thuyết trình
3. Đồ dùng dạy học : Hình 24.1, 2,3 SGK phóng to, bảng 24. tranh ảnh có liên quan
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Bài mới : -Thức ăn vào cơ thể được tiêu hoá như thế nào? cơ thể người gồm những cơ quan tiêu hoá nào? Trong bài học hôm nay chung ta sẽ được tìm hiểu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1: Tìm hiểu về thức ăn và các hoạt động của quá trình tiêu hoá.
-Treo hinh 24.1, 2 cho HS quan sát thảo luận đọc thông tin SGK thảo luận hoàn thành 3 câu hỏi.
 - Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hoá học qua quá trình tiêu hoá?
 - Gọi nhóm khác nhận xét.
 Các chất nào trong thức ăn được biến đổi về mặt hoá học?
Gọi nhóm khác nhận xét
Nhận xét thông báo đáp án đúng.
Quá trình tiêu hoá gồm những hoạt động nào? 
Gọi HS khác nhận xét 
Nhận xét cho ghi tiểu kết 
Hđ2: Tìm hiểu các cơ quan tiêu hoá quan trong hệ tiêu hoá
-Treo hình 24.3 hướng dẫn hs quan sát, quan sát bảng 24, gọi đại diện lên điền
Câu hỏi quans át và liệt kê các cơ quan tiêu hoá ở hình 24.3 vào cột tương ứng 
-Gọi nhóm khác nhận xét 
-Nhận xét bổ sung cho ghi 
I/ Thức ăn và sự tiêu hóa:
Quan sát hình 24.1, 2 đọc SGK hoàn thành 3 câu hỏi 
Thảo luận trả lời, nhóm khác nhận xét 
Phát biểu: Gluxit, lipit
Phát biểu nhận xét, bổ xung.
Nghe! 
Quan sát hình phát biểu trả lời 
 Phát biểu nhận xét bổ xung.
TK: Quá trình tiêu hoá thức ăn được thực hiện nhờ hoạt động của các cơ quan trong hệ tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá.
Quá trình tiêu hoá gồm các hoạt động: Ăn và uống, đẩy thức ăn vào ống tiêu hoá, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng, thải phân.
Hoạt động tiêu hoá thực chất là sự biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thêû hấp thụ được.
II/ Các cơ quan tiêu hoá
-Quan s át hình 24.2 thảo luận hàon thành bảng 24 theo yêu cầu gv 
-Thống nhất đáp án phát biểu điền 
-Phát biểu nhận xét 
TK: Hệ tiêu háo gồm ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá 
Ống tiêu hoá gồm : tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến vị, tuyến ruột 
 4. Củng cố : 
Các chất trong thức ăn có thể phân nhóm như thế nào? sự tiêu hoá thức ăn được diễn ra như thế nào? nêu các cơ quan của hệ tiêu hoá 
5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài 25
6. Rút kinh nghiệm ... 
... .
Tuần : 13. 
Ppct : 26.. 
NS... ND
Bài 25: TIÊU HOÁ Ở KHOANG MIỆNG
I . Mục tiêu 
* Kiến thức : Trình bày được các hoạt động tiêu hoá diễn ra trong khoang miệng. Trình bày được các hoạt động nuốt và đẩy thức ăn từ khoang miệng đến thực quản à dạ dày * Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh, mô hình tìm kiến thức, kỹ năng suy luận logic, kỹ năng hoạt đông nhóm.
* Thái độ : ý thức bảo vệ giữ gín răng miệng, ý thức trong khi ăn không cười đùa.
II. Chuẩn bị : 
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .
2. Phương pháp : Tích cực hoạt động nhóm, đàm thoại, thuyết trình
3. Đồ dùng dạy học : hình 25.1, 2, 3, Bảng 25
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ: 	
Bằng một ví dụ phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể?
3. Bài mới : Quá trình tiêu hoá thức ăn ở khoang miệng được diễn ra như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài 25:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1: Tìm hiểu sự tiêu hoá ở khoang miệng.
- Chia nhóm 
- Treo hình 25.1, 2 cho HS quan sát, đọc thôngh tin trả lời 2 câu hỏi:
- Khi ta nhai cơm lâu trong miệng có cảm giác ngọt vì sao?
Gọi nhóm khác nhận xét
Nhận xét bổ sung
Từ những thông tin trên điền cụm từ phù hợp theo cột hàng trong bảng 25( treo bảng 25) Gọi nhóm khác nhận xét 
Nhận xét thông báo đáp án đúng cho hs ghi nội dung
Hđ2: Tìm hiểu hoạt động nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản 
-Treo hình 25.3 cho hs quan sát 
+Đọc thông tin sgk trang 82 thảo luận hoàn thành 2 câu hỏi.
-Đặt câu hỏi :
1)Nuốt diễn ra nhờ hạot động cúa cơ quan nào là chủ yếu có tác dụng gì? 
-Gọi nhóm khác nhận xét
-Nhận xét 
 2)Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã tạo ra như thế nào? 
-Gọi đại diện nhóm khác nhận xét 
-Nhận xét thông báo đáp án đúng 
Thức ăn qua thực quản được biến đổi gì vế mặt lý học và hoá học?
-Gọi nhóm khác có ý kiến 
-Chốt lại cho ghi
I/ Tiêu hoá ở khoang miệng:
- Chia nhóm theo y/c GV
- Quan sát hình 25.1, 2 đọc thông tin hoàn thành 2 câu hỏi của GV 
- Thảo luận đại diện nhóm phát biểu trả lời: Là do trong nước bọt có enzim, amilaza biến đổi tinh bột thành đường mantôzơ.
-Phát biểu nhanä xét 
-Nghe 
-Nghe câu hỏi thảo luận phát biểu, lên bảng điền vào bảng 25 
Biến đổi TĂ trong khoang miệng
Các hoạt động tham gia
Các thành phần tham gia hoạt động
Dạng
TK: Nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt làm cho thức ăn đưc vào khoang miệng trở thành viên thức ăn mền nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt. 1 phần tinh bột được enzim amilaza biến đổi thanh đường mantôzơ.
II/ Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản
-Quan sát hình 25.3 đọc thông tin thảo luận trả lời 2 câu hỏi theo yêu cầu gv 
-Thống nhất đáp án đại diện nhóm phát biểu –nhóm khác nhận xét 
-Phát biểu nhận xét 
-Nghe 
-Thảo luận thống nhất phát biểu ý kiến :
Được tạo ra nhờ sự co giãn phối hợp nhịp nhàng của các cơ thực quản 
-Phát biểu nhận xét 
-Nghe đại diện phát biểu 
-Phát biểu nhận xét 
TK: Thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ hoạt động chủ yếu của lưỡi và được đẩy xuống qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ thực quản.
4. Củng cố : 
Quá trình tiêu háo thức ăn ở khoang miện diễn ra như thế nào? Nêu quá trình nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản 
5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài 26
6. Rút kinh nghiệm ... 
... .
Tuần : 14. 
Ppct : 27.. 
NS... ND
Bài 26: THỰC HÀNH TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG
CỦA ENZIM TRONG NƯỚC BỌT
I . Mục tiêu 
* Kiến thức : -HS biết đặt các thí nghiệm để bảo đảm cho enzim hạot động.
-HS biết rút ra kết luận từ kết quả so sánh giữa thí nghiệm và đối chứng. 
* Kỹ năng : Rèn luyện thao tác tiến hành thí nghiệm. Khoa học : đong, đo, nhiệt độ, thời gian. kỹ năng suy luận logic, kỹ năng hoạt đông nhóm.
* Thái độ : Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị : 
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .
2. Phương pháp : Tích cực hoạt động nhóm quan sát.
3. Đồ dùng dạy học : 12 ống nhỏ 2 giá để ống, 2 đèn cồn giá đun, 2 ống đong độ, 1 cuộn giấy độ (pH) 2 phễu nhỏ bông lọc, 1 bình thuỷ tinh 4-5L, đũa thuỷ tinh 
nứoc bọt hoà loãng ( 25% ) lọc qua ống.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ: 	
2.1 : Thực chất biến đổi lý học trong khoang miệng là gì? 
2.2 : Giải thích nghĩa đen về mặt sinh học cảu câu : “nhai kĩ no lâu” 
3. Bài mới : Tế bào là gì? Tế bào có cấu tạo như thế nào? Và bộ phận trong tế bào có chức năng gì? Trong bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1: Tìm hiểu yêu cầu của bài thực hành
-Chia lớp ra 6 nhóm 
-Cho hs đọc sgk trả lời câu hỏi đặt câu hỏi 
Nêu mục tiêu bài thực hành 
-Nhắc lại 
Hđ2: Thực hành Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt
-Vừa thuyết trình vừa tiến hành cac bứơc cho hs quan sát làm theo 
+Bước 1: Bước này cho hs tự tiến hành 
Ống A : 2ml
 B : 2ml hồ tinh bột 
 C : 2ml nước bọt
 D : 2ml nước bọt
-Treo hình 26 
-Bước 2 vừa thuyết trình vừa thí nghiệm như hình vẽ 
-Hướng dẫn hs đọc kết quả bước 2 ghi vào bảng 26.1 
-Xuống đến từng nhóm quan sát hs làm sư- `ûa sai 
+Bước 3 ; hướng dẫn hs kiểm tra kết quả thí nghiệm 
-Hướng dẫn hs dùng thuốc thử để kiểm tra kết quả biến đổi trong các ống nghiệm 
-Lô 1 lô 2
-Trao bảng 26.2 cho hs quan sát kết quả bước 3 rồi ghi nhận xét 
-Gọi nhóm khác nhận xét 
-Nhận xét kết quả 
Hđ3: Thu hoạch 
-Cho hs trả lời câu hỏi sgk hoàn thành bảng 23 ( làm vào phiếu ) 
-Cho hs dọn vệ sinh nơi thực hành 
-Đánh giá giờ thực hành : sự chuẩn bị ý thức của các nhóm 
I/ Yêu cầu của bài thực hành 
-Chia lớp theo yêu cầu gv 
-Đọc sgk trả lời câu hỏi 
-Phát biểu trả lời 
-Biết đặt thí nghiệm biết rút ra kết luận 
II/ Thực hành 
-Quan sát gv làm nghe làm theo 
+Tiến hành bước này trước giờ lên lớp 
-Quan sát hình 26 
-Quan sát gv đặt thí nghiệm 
-Quan sát thí nghiệm ghi kết quả vào bảng 26.1 
-Nghe gv sửa sai 
-Tiến hành kiểm thí nghiệm theo yêu cầu gv 
-Nghe gv hướng dẫn dùng thuốc thử kiểm tra kết quả biến đổi trong từng ống nghiệm 
-Lô 1 lô 2
-Nhận xét kết quả bước 3 thảo luận thống nhất ghi kết quả 
-Phát biểu nhận xét 
-Nghe
III/ Thu hoạch 
-Hoàn thành câu hỏi sgk theo yêu cầu gv hoàn thành bảng 23 theo nhóm dọn vệ sinh
-Nghe gv đánh giá rút kinh nghiệm .
 4. Củng cố : Nhắc lại vai trò của nước  ... i 
-Đặt câu hỏi cho hs trả lời 
(?) Thức ăn xuống đến ruột non còn chịu sự biến đổi về mặt lý học nào nữa không? nếu có biểu hiện như thế nào?
-Gọi nhóm khác nhận xét
-Nhận xét thông báo đáp án đúng cho hs 
Sự biến đổi hoá học ở ruột non được thực hiện đối với những loại chất nào. Trong thức ăn biểu hiện như thế nào?
-Gọi nhóm khác nhận xét 
-Đặt câu hỏi 
Vai trò của lớp cơ trong thành ruột là gì? 
-Gọi nhóm khác nhận xét bổ sung 
-Nhận xét thông báo đến hs đáp án đúng 
-Chốt lại cho ghi
I/ Ruột non
-Chia lớp theo yêu cầu gv 
-Quan sát hình 28.1 
-Trả lời câu hỏi sau khi thảo luận 
-Phát biểu nhận xét
-Nghe 
TK: Thành ruột có cấu tạo 4 lớp nhưng mỏng lớp cơ chỉ có cơ dọc và vòng. Lớp niêm mạc có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột và chất nhầy.
-Dự đoán 
-Phát biểu 
II/ Tiêu hoá ở ruột non 
-Quan sát hình 28.3 sgk, đọc thông tin thảo luận hoàn thành 3 câu hỏi 
-Nghe 
-Thảo luận thống nhất đáp án trả lời 
-Phát biểu nhận xét 
-Nghe 
-Thống nhất đáp án trả lời 
-Phát biểu nhận xét 
-Nghe câu hỏi. Thảo luận thống nhất đáp án trả lời
-Phát biểu nhận xét 
-Nghe 
TK: Thức ăn xuống đến ruột được biến đổi tiếp về mặt hoá học là chủ yếu. 
Nhờ có tuyến tiêu hoá hỗ trợ như gan , tuỵ, các tuyến ruột nên ở ruột non có đủ các loại enzim phân giải các phân tử phức tạp của thức ăn (G, L, P)thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được (aa, glyxêrin, axit béo )
 4. Củng cố : 
Ruột non có cấu tạo như thế nào? nêu sự tiêu hoá thức ăn ở ruột non 
5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài 29
6. Rút kinh nghiệm ...                 . .        .          .
Tuần : 15. 
Ppct : 30. 
NS... ND
Bài 29 - 30: HẤP THỤ CHẤT DINH DƯỠNG 
VÀ THẢI PHÂN - VỆ SINH TIÊU HÓA
I . Mục tiêu 
* Kiến thức : Trình bày được những cấu tạo cuả ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Các con đường vân chuyển chất dinh dưỡng từ ruột non tới các cơ quan, tế bào 
-Vai trò của gan trên con đường vận chuyển chất dinh dưỡng. Vai trò của ruột già trong quá trình tiêu hoá của cơ thể.
* Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh, mô hình tìm kiến thức, kỹ năng suy luận logic, kỹ năng hoạt đông nhóm.
* Thái độ : -GD ý thức vệ sinh ăn uống chống lại có hại cho hệ tiêu hoá 
Trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá và mức độ tác hại của nó. Trình bày được các biện pháp hệ tiêu hoá và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả.
-Có ý thức thực hiện nghiêm túc các biện pháp để có 1 hệ tiêu hoá khoẻ mạnh và sự tiêu hoá có hiệu quả.
II. Chuẩn bị : 
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .
2. Phương pháp : Hoạt động nhóm, tích cực đàm thoại thuyết trình
3. Đồ dùng dạy học : hình 29.1, 2, 3 sgk phóng to, bảng phụ, vẽ bảng.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ: 	
2.1 : Hoạt động tiêu hoá ở ruột non là gì? 
2.2 : Những loại chất trong thức ăn còn cần tiêu hoá ở ruột non? 
3. Bài mới : Quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân được diễn ra như thế nào? Đó là nội dung bài hôm nay.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1: Tìm hiểu quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng
-Treo hình 29.1, 2 sgk cho hs thảo luận trả lời câu hỏi 
(?) Trình bày cấu tạo trong của ruột non?
(?) Đặc điểm cấu tạo trong của ruột non có ý nghĩa gì với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng của nó 
(?) Căn cứ vào đâu người ta khẳng định ruột non là cơ quan hấp thụ chất dinh dưỡng?
-Nhóm khác nhận xét 
-Chốt lại cho ghi
Hđ2: Tìm hiểu con đường vận chuyển hấp thụ các chất và vai trò của gan
-Treo hình 29.3 và bảng 29 cho hs quan sát thảo luận trả lời 2 câu hỏi 
(?) Liệt kê các chất dinh dưỡng được vận chuyển về tim rồi theo hệ tuần hoàn tới các tế bào của cơ thể vào các cột phù hợp bảng 
-Gọi hs khác sửa sai 
-Nhận xét – thông báo đáp án đúng 
Gan có cai trò gì trên trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim 
-Gọi hs đại diện nhóm khác nhận xét
-Chốt lại cho ghi
Hđ3: Tìm hiểu vai trò của ruột già
-Cho hs đọc thông tin xử lí trả lời câu hỏi 
(?) Ruột già có vai trò gì trong quá trình tiêu hoá ở cơ thể người?
-Gọi hs khác nhận xét 
-Chốt lại cho ghi
Hđ4: Tìm hiểu tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá
-Chia nhóm
-Treo bảng phụ, cho hs đọc thông tin sgk trang 97 trả lời câu hỏi 
Có nhiều tác nhân có thể gây hại cho hệ tiêu hoá ở những mức độ khác nhau đó là tác nhân nào?
-Gọi hs khác nhắc lại 
-Gọi hs lên bảng điền vào bảng phụ 
(?) Liệt kê các thông tin nêu trên cho phù hợp với các cột và hàng trong bảng 30.1 
-Gọi nhóm khác nhận xét 
Giáo viên lồng ghép gd môi trường: Ngoài các yếu cầu vệ sinh trước khi ăn, ăn chín uống sôi còn phải bảo vệ môi trường đất nước. Liên hệ hóa chất melamin.
Hđ5: Tìm hiểu về các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả
-Cho hs đọc thông tin sgk trang 98 
-Đặt câu hỏi cho hs trả lời 
(?) Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách?
-Gọi hs khác nhận xét 
(?) Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh?
-Cho hs khác nhận xét 
-Nhận xét bổ sung 
-Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp cho hệ tiêu hoá đạt hiệu quả 
-Gọi hs khác nhận xét
-Nhân. xét cho ghi
I/ Hấp thụ chất dinh dưỡng 
-Quan sát hinh 29.1, 2 thảo luận trả lời 
-Nghe câu hỏi thảo luận trả lời 
-Phát biểu nhận xét 
-Nghe câu hỏi thảo luận trả lời 
-Phát biểu nhận xét bổ sung 
TK: Ruột non là nơi hầp thụ chất dd. Cấu tạo ruột non phù hợp với việc hấp thụ:
+ Niêm mạc có nhiều nếp gấp. 
+ Có nhiều lông ruột cực nhỏ (tăng diện tích bề mặt ruột lên 500 m2 )
+ Mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết dày đặc 
II/ Con đường vận chuyển hấp thụ và vai trò gan
-Quan sát hình 29.3 đọc sgk trả lời câu hỏi 
-Đọc bảng 29 thảo luận và hoàn thành 
-Phát bịểu sửa sai 
-Nghe 
-Nghe câu hỏi thống nhất trả lời 
TK:+ Các chất hấp thu đi theo 2 đường: máu và bạch huyết cuối cùng được hoà chung và phân phối tới các tế bào
+ Gan có vai trò tham gia điều hoà ổn định nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu, khử các chất độc có hại cho cơ thể 
III/ Thải phân 
-Đọc thông tin xử lí phát biểu 
-Phát biểu trả lời
TK: Vai trò chủ yếu của ruột già là hấp thụ nước và thải phân 
IV/ Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá
Chia lớp theo yêu cầu gv 
-Đọc thông tin, quan sát bảng phụ thảo luận trả lời 
-Đại diện phát biểu 
+Do vi khuẩn kí sinh ở răng, vi khuẩn kí sinh ở lớp niêm mạc dạ dày
-Phát biểu nhắc lại 
-Phát biểu điền vào bảng 
TK: Có nhiều tác nhân có thể gây hại cho hệ tiêu hoá. Ăn uống không đúng cách các cơ quan tiêu hoá có thể bị viêm hoạt động tiêu hoá kém hiệu quả 
Hs nêu các biện pháp bảo vệ môi trường: 
V/-Các biện pháp bảo vệ cho hệ tiêu hoá
-Đọc thông tin
-Nghe câu hỏi 
-Phát biểu trả lời 
-Phát biểu nhận xét 
-Nhận xét 
-Nghe 
-Phát biểu trả lời, nhóm khác nhận xét
-Nhận xét 
TK: CaÀn hình thành thói quen ăn uống hợp vệ sinh, khẩu phần ăn hợp lý, ăn uống đúng cách và vệ sinh răng miệng sau khi ăn uống để bảo vệ hệ tiêu hoa tránh các tác nhân có hại 
 4. Củng cố : 
Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng? 
Gan có vai trò gì trong việc vận chuyển chất dinh dưỡng?
5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài thực hành, mang dung dịch nước bọt (25%)
6. Rút kinh nghiệm                  . .                      . .        .          .
Tuần : 16. 
Ppct : 31.. 
NS... ND
 BÀI TẬP
I . Mục tiêu 
* Kiến thức : Giúp học sinh nắm lại được thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương?
-Hệ tuần hoàn gồm những thành phần cấu tạo nào?
-Hệ hô hấp có vai trò quan trọng đối với cơ thể sống?
* Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh, mô hình tìm kiến thức, kỹ năng suy luận logic, kỹ năng hoạt đông nhóm.
* Thái độ : Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị : 
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .
2. Phương pháp : Hoạt động nhóm, tích cực đàm thoại thuyết trình
3. Đồ dùng dạy học : Phiếu học tập 
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ: không 
3. Bài mới : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1: Tìm hiểu thành phần hóa học có ý nghĩa đối với chức năng của xương
-Đặt câu hỏi cho thảo luận. 
Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương?
-Gọi hs lên bảng trả lời 
-Gọi hs khác nhận xét 
-Nhận xét chốt lại
Hđ2: Tìm hiểu hệ tuần hoàn 
-Đặt câu hỏi cho hs thảo luận : Hệ tuần hoàn gồm những thành phần cấu tạo nào? 
-Gọi hs lên bảng trả lời. Phát phiếu học tập để học sinh điền 
-Gọi hs khác nhận xét 
-Nhận xét chốt lại 
Hđ3: Tìm hiểu vai trò của hệ hô hấp đối với cơ thể sống
-Phát phiếu học tập cho hs thảo luận 
-Gọi hs lên bảng trả lời 
-Gọi hs khác nhận xét 
-Nhận xét chốt lại đáp án
I-Bài tập 1 
-Nghe câu hỏi thảo luận 
-Phát biểu lên bảng trả lời 
-Phát biểu nhận xét 
-Nghe nhận xét 
II-Bài tập 2
-Nghe câu hỏi thảo luận 
-Nhận phiếu học tập phát biểu lên bảng trả lời 
-Phát biểu nhận xét 
-Nghe
III-Bài tập 3
-Nhận phiếu học tập, thảo luận
-Phát biểu lên bang trả lời 
-Phát biểu nhận xét 
-Nghe đáp án 
 4. Củng cố : 
Lên bảng chỉ các bộ phận của một tế bào điển hình .Nêu chức năng của từng bộ phận của tế bào .Học bài ,trả lời câu hỏi sau bài học 
5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài 4
6. Rút kinh nghiệm ...             . .        .          .

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong V TIEU HOA.doc