Giáo án môn Lịch Sử 8 - Trường THCS Thái Tân

Giáo án môn Lịch Sử 8 - Trường THCS Thái Tân

A/ Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

 -Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa của cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, Cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII, Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa anh ở Bắc Mỹ và việc thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

 - Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm: Cách mạng tư tưởng.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện bản đồ, tranh ảnh.

- Độc lập làm việc để giải quyết các vấn đề, đặc biệt là câu hỏi và bài tập.

3. Tư tưởng:

 - Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.

 - Nhận thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, nhưng vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến.

B. Chuẩn bị

- Gv: + NC tµi liÖu, so¹n gi¸o ¸n

 + Tìm hiểu các thuật ngữ, khái niệm lịch sử trong bài

 + Bản đồ thế giới.

 - Hs: §äc tr­íc bµi míi

 

doc 120 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 970Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch Sử 8 - Trường THCS Thái Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI ( TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI- 1917)
CHƯƠNG I: THỜI KÌ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
(Từ giữa thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX)
Tuần : 1
Tiết : 1
Bài 1: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
( Tiết 1)
A/ Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
 -Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa của cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, Cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII, Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa anh ở Bắc Mỹ và việc thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
 - Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm: Cách mạng tư tưởng.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện bản đồ, tranh ảnh..
- Độc lập làm việc để giải quyết các vấn đề, đặc biệt là câu hỏi và bài tập.
3. Tư tưởng:
 - Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.
 - Nhận thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, nhưng vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến.
B. Chuẩn bị
- Gv: + NC tµi liÖu, so¹n gi¸o ¸n 
 + Tìm hiểu các thuật ngữ, khái niệm lịch sử trong bài 
 + Bản đồ thế giới.
 - Hs: §äc tr­íc bµi míi
C/ Tiến trình dạy học 
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
KiÓm tra s¸ch vë cña Hs
3. Bài mới
 Trong lòng chế độ phong kiến suy yếu nảy sinh ra và phát triển nền sản xuất của CNTB dẫn tới mâu thuẫn ngày càng căng thẳng giữa Tư sản và Phong kiến và các tầng lớp nhân dân lao động, cách mạng sẽ nổ ra.
Ho¹t ®éng cña Gv
Ho¹t ®éng cña Hs
G sử dụng bản đồ TG yêu cầu H quan sát xác định vị trí nước Nêđéclan( Hà Lan) 
? Nền sản xuất mới được ra đời trong điều kiện lịch sử như thế nào ?
? Vì sao nó không bị ngăn chặn ?
? Nêu những biểu hiện mới về kinh tế, xã hội ở Tây Âu trong các thế kỉ XVI – XVII ?
? Cùng với sự phát triển của sản xuất , sự chuyển biến của xã hội ra sao ?
? Nêu địa vị của giai cấp tư sản ?
? Nêu địa vị của giai cấp vô sản ?
G yêu cầu H thảo luận: Hệ quả của biến đổi xã hội?
? Tại sao TS và nhân dân Nêđéclan mâu thuẫn sâu sắc với phong kiến TBN?
G: Đây là nguyên nhân nổ ra các cuộc đấu tranh
? Nguyên nhân cách mạng bùng nổ là gì?
? Trình bày diễn biến chính của cuộc cách mạng?
? Nêu kết quả của cuộc cách mạng Hà Lan?
? Ý nghĩa?
? Cách mạng Hà Lan diễn ra dưới hình thức nào?
? Vì sao cách mạng Hà Lan được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới?
I. Sự biến đổi kinh tế, xã hội Tây ¢u trong các thế kỉ XV-XVII. Cách mạng t­ s¶n ®Çu tiªn
 - H xác định
1. Một nền sản xuất mới ra đời 
H đọc phần 1
- Vào thế kỷ XV một nền sản xuất mới ra đời : Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa 
- Kinh tế: công trường thủ công, buôn bán phát triển-> nền kinh tế TBCN
- Xã hội: hình thành 2 giai cấp mới: tư sản và vô sản.
H trình bày
- Xh hình tthành 2 mâu thuẫn:
+ Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản
+ Mâu thuẫn giữa nhân dân Nêđéclan với phong kiến TBN
- Vì chế độ phong kiến TBN thống trị bóc lột cản trở sự phát triền của kinh tế Nêđéclan
2. Cuéc c¸ch m¹ng t­ s¶n ®Çu tiªn
- Nguyên nhân: Phong kiến Tây Ban Nha kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nê-đéc-lan
- Diễn biến: 
+ 8/ 1566 nhân dân Nêđéclan nổi dậy
+1581 các tỉnh miền Bắc thành lậpnước cộng hoà với tên gọi chính thức Các tỉnh liên hiệp
+ 1648 nền đọc lập của Hà Lan chính thức được công nhận
- Kết quả :
 + Giải phóng đất nước 
 + Thành lập nước cộng hòa 
- Ý nghĩa: Hà Lan được giải phóng tạo điều kiện cho CNTB phát triển.
- CM Hà Lan diễn ra dưới hình thức là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
- Vì cách mạng đã đánh đổ chế độ phong kiến (ngoại bang), thành lập nước cộng hoà, xây dựng một xã hội mới tiến bộ hơn.
4. Cñng cè
- Vì sao cách mạng Hà Lan được coi là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên?
- Em hiểu thế nào là chủ nghĩa tư sản?
5. DÆn dß
- Học bài
- Hoàn thành bài tập
- Soạn bài 1 phần II
- Tìm hiểu về cuộc cách mạng tư sản Anh. Tại sao nói cách mạng tư sản Anh là một cuộc nội chiến?
Tuần : 1
Tiết : 2
Bµi 1: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
( TiÕt 2)
A/ Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
 -Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa của cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, Cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII, Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa anh ở Bắc Mỹ và việc thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
 - Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm: Cách mạng tư tưởng.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện bản đồ, tranh ảnh..
- Độc lập làm việc để giải quyết các vấn đề, đặc biệt là câu hỏi và bài tập.
3. Tư tưởng:
 - Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.
 - Nhận thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, nhưng vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến.
B. Chuẩn bị
- Gv: + NC tµi liÖu, so¹n gi¸o ¸n 
 + Tìm hiểu các thuật ngữ, khái niệm lịch sử trong bài 
 + Bản đồ thế giới.
 - Hs: §äc tr­íc bµi míi
C/ Tiến trình dạy học 
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
 ? Em hay trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc cách mạng tư sản Hà Lan? Tại sao nói đây là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
3. Bài mới
Ho¹t ®éng cña Gv
Ho¹t ®éng cña Hs
G: Dùng lược đồ chỉ nước Anh và những vùng kinh tế TBCN phát triển.
? Trình bày sự phát triển của CNTB ở Anh và hệ quả của nó?
? Tình hình xã hội ở Anh như thế nào ?
? Em hiểu như thế nào là quý tộc mới ? Họ có vị trí như thế nào ?
G nói thêm về địa vị của Quý tộc mới trong xã hội 
? Đâu là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của cách mạng?
G sử dụng lược đồ H1 SGK trình bày diễn biến của cách mạng qua các giai đoạn cách mạng kèm theo các câu hỏi: 
? Vì sao cuộc nội chiến bùng nổ ?
? Kết quả cuộc nội chiến
G dùng lược đồ H.1 chỉ cho H thấy vùng ủng hộ nhà vua và vùng ủng hộ Quốc hội
? H quan sát hình 2 
? Em biết gì về việc xử tử Sac-lơ I 
G cung cấp thêm tư liệu cho học sinh
? Em hiểu như thế nào là nước Cộng hòa ?
? Vì sao chế độ cộng hòa không tồn tại được lâu ? 
? Cuộc đảo chính năm 1688 dẫn đến kết quả gì ?
? Em hiểu như thế nào là “ quân chủ ”
? Vì sao phải lập chế độ quân chủ lập hiến?
? Thực chất của chế độ quân chủ lập hiến?
? Cách mạng tư sản Anh thắng lợi có ý nghĩa gì?
-HS thảo luận:
+Mục tiêu của cách mạng ?
+Cách mạng đem lại quyền lợi cho ai?
+Ai là lãnh đạo cách mạng?
+Ai là động lực của cách mạng?
+Cách mạng có triệt để không?
G nhận xét, kết luận:
? Em hiểu như thế nào về câu nói của Mác?
II. Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII.
1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh.
- Kinh tế: Kinh tế TBCN phát triển
+ Nông nghiệp: Ruộng đất biến thành đồng cỏ chăn nuôi cừu
+ Nhiều công trường thủ công ra đời
+ Nhiều trung tâm thương mại lớn ra đời
- Xã hội: Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới và tư sản, nông dân bị bần cùng hoá
H dựa vào SGK trình bày
- Mâu thuẫn xã hội gay gắt:
+ Mâu thuẫn giữa TS, quý tộc với pk
+ Mâu thẫn giữa nông dân với địa chủ, quý tộc
-> cách mạng bùng nổ.
2. Tiến trình cách mạng
a) Giai đoạn 1: 1642-1648 
- Mâu thuẫn giữa nhà vua và Quốc hội sâu sắc-> vua chạy lên phía Bắc
- 8/ 1642 nội chiến bùng nồ
- 1648 giai đoạn 1 chấm dứt
b) Giai đoạn 2: 1649-1688
- Vua Sác-lơ I bị xử tử, Anh trở thành nước cộng hoà.
H bộc lộ
- Crôm-oen thiết lập chế độ độc tài quân sự
- 12-1688 chế độ quân chủ lập hiến được thành lập
 Là chế độ nhà nước có vua đứng đầu
- Vua không nắm thực quyền mà quyền lực thuộc về quý tộc và tư sản mới
3. Tính chất và ý nghĩa
*) Tính chất
- Là cuộc CMTS không triệt để vì chỉ đem lại quyền lợi cho quý tộc và tư sản mới, người dân không được hưởng thành quả của CM
*) Ý nghĩa
- Chế độ tư bản được xác lập.
- Mở đường cho kinh tế TBCN phát triển.	
-Thoát khỏi sự thống trị của phong kiến.
4. Cñng cè
- Lập niên biểu thống kê các sự kiện lịch sử trong cuộc cách mạng tư sản Anh
- Tại sao nói cách mạng tư sản anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để
	Gợi ý: - Cách mạng tư sản anh mang lại quyền lợi cho giai cấp tư sản
 - Nông dân không được hưởng thành quả từ cuộc cách mạng: vấn đề ruộng đất, dân chủ
5. DÆn dß
- Học bài
- Hoàn thành bài tập
- Soạn bài 1 phần III.
- Tìm hiểu về cuộc đấu tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở bắc Mĩ. Tính chất của cuộc cách mạng
Tuần : 2
Tiết : 3
Bài 1: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
( TiÕt 3 )
A/ Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
- Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa của cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, Cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII, Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa anh ở Bắc Mỹ và việc thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
 -Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm: Cách mạng tư tưởng.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện bản đồ, tranh ảnh..
- Độc lập làm việc để giải quyết các vấn đề, đặc biệt là câu hỏi và bài tập.
3.Tư tưởng:
- Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.
- Nhận thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, nhưng vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến.
B. Chuẩn bị
- Gv: + NC tµi liÖu, so¹n gi¸o ¸n 
 + Tìm hiểu các thuật ngữ, khái niệm lịch sử trong bài 
 + Bản đồ thế giới
 + Lược đồ Châu Mĩ
Hs: §äc tr­íc bµi míi
C/ Tiến trình dạy học 
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? CNTB ở Châu Âu có những biểu hiện nào vào thế kỉ XVII?
? Trình bày các giai đoạn chính của cách mạnh tư sản Anh và ý nghĩa?
3. Bài mới
Sau cách mạng tư sản Anh bùng nổ trong nước thì tình hình các thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ như thế nào?
Ho¹t ®éng cña Gv
Ho¹t ®éng cña Hs
G yêu cầu H quan sát H.3, xác định vị trí của 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ
? Nêu vài nét về sự thành lập và hình thành các thuộc địa của thực dân Anh ở Bắc Mỹ?
G giới thiệu thêm về quá triình thành lập 13 bang thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ.
? Vì sao mâu thuẫn giữa thuộc địa và chính quốc nảy sinh?
? Vì sao TD Anh muốn kìm hãm sự phát triển nền kinh tế của Bắc Mĩ? Cuộc đấu tranh của nhân dân Bắc Mĩ nhằm mục tiêu gì?
? Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh là gì?
G dùng lược đồ chỉ các nơi xảy ra sự kiện:
- Từ ngày 5/9 đến ngày 26/10/1774 hội nghị Phi- la-đen-phi-a gồm đại biểu các thuộc địa đòi vua Anh xoá bỏ các đạo luật vô lí nhưng không được chấp nhận.
Chính việc đàn áp nhân dân Bô-xtơn và không chấp nhận kiến nghị của hội nghị lục địa-> chiến tranh bùng nổ
? Diễn biến của cuộc chiến tranh?
G: 4/1775 chiến tranh bùng nổ,chỉ huy quân thuộc địa là Giooc-giơ Oa-sinh-tơn. 
 G giíi thiÖu H4 SGK giới thiệu đôi nét về Oa-sinh-tơn: G.Oa-sinh-tơn là nhân vật số một trong chiến tranh, trong hoà bình và trong trái tim mỗi người dân Mĩ
G yªu cÇu H đọc tuyên ngôn và thảo luận: Những điểm chính trong tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ?
? Nhân dân Mĩ có được hưởng các quyền nêu trong tuyên ngôn không?
? Bản tuyên ngôn này được liên hệ trong bản tuyên ngôn nào của nước ta?
? Chiến thắng nào quyết định sự thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa ở Bắc Mĩ?
 Cuộc chiến tranh giành độc lập đạt kết quả gì?
G yªu cÇu H thaỏ luận: vì sao cuộc chiến tranh giành độc lập này là cuộc cách mạng tư sản?
 ... p
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu nội dung cơ bản của điều ước Giáp Tuất 1874?
 3. Bài mới
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
- Yêu cầu H đọc SGK mục 1.
? Vì sao thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần I (1873) mà mãi gần 10 năm sau(1882) chúng mới đánh Bắc Kỳ lần II?
 ? Thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần II trong hoàn cảnh nước ta thế nào?
? Em biết gì về tình hình nước Pháp đầu thập kỷ 80?
? Cho biết nguyên cớ trực tiếp thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần II?
- G dùng bản đồ thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần II để minh hoạ.
? Thực dân Pháp đánh thành Hà Nội như thế nào ? 
? Nêu một số hiểu biết của em về Hoàng Diệu ?
? Quân ta đã làm gì?
? Sau khi thành Hà Nội thất thủ, thái độ của triều đình Huế như thế nào?
? Em có nhận xét gì về thái độ và hành động của triều đình Huế ?
? Hậu quả ra sao? 
? Âm mưu và thủ đoạn của thực dân Pháp khi đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất và lần hai có gì giống và khác nhau?
? Phong trào kháng chiến của nhân dân Hà Nội khi thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần II như thế nào?
? Phong trào kháng chiến của nhân dân các tỉnh Bắc Kỳ phối hợp với quân triều đình đánh pháp như thế nào?
? Em có nhận xét gì về phong trào kháng Pháp của nhân dân Bắc Kỳ ?
? Trình bày diễn biến trận Cầu Giấy lần II? ( G gọi H khá trình bày bằng bản đồ)
? Sau chiến thắng Cầu Giấy lần II, tình hình ta, địch như thế nào?
? Thực dân Pháp đã hành động ra sao?
? Tại sao thực dân Pháp không nhượng bộ triều đình Huế sau khi RiviE bị giết tại trận cầu Giấy lần II?
- G dùng bản đồ kinh thành Huế giới thiệu địa danh Thuận An và Huế
? Hãy trình bày cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Thuận An?
? Thái độ và hành động của triều đình Huế ra sao?
G giải thích thêm về hiệp ước Hác Măng.
? Nội dung cơ bản của điều ước Hác Măng?
? Điều ước Hác Măng dẫn đến hậu quả gì?
? Trước thái độ phản kháng của nhân dân, thực dân Pháp đối phó như thế nào?
? Tại sao hiệp ước Patơrốt được ký kết?
? Cho biết nội dung cơ bản của điều ước Patơrốt?
? Hậu quả?
II. Thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ hai . Nhân dân Bắc Kỳ tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 - 1884
1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ II (1882)
H đọc SGK
 - Do phong trào kháng chiến của nhân dân lên mạnh
a. Hoàn cảnh
+ Trong nước
- Sau điều ước 1874 dân chúng cả nước phản đối mạnh 
- Nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ
- Kinh tế: Suy kiệt
- Giặc cướp nổi khắp nơi.
- Triều đình khước từ mọi cải cách Duy Tân
- Tình hình đất nước rối loạn 
+ Thực dân Pháp
- Nước Pháp đang chuyển nhanh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.
- Nhu cầu xâm lược chiếm thuộc địa là thiết yếu => chúng quyết tâm đánh bắc kỳ lần II
b. Diễn biến
+ Nguyên cớ trực tiếp: Thực dân Pháp lấy cớ nhà Nguyễn vi phạm điều ước 1874 và còn tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh.
+ Chiến sự: 
- 25-4-1882 Rivie gửi tối hậu thư đòi tổng đốc Hoàng Diệu nộp khí giới và nộp thành vô điều kiện, ngay sau đó tấn công thành Hà Nội
- Quân ta chống trả quyết liệt. Đến trưa thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu tự tử
- Triều đình Huế lúng túng vội vàng cầu cứu nhà Thanh 
 Cử người ra Hà Nội thương thuyết với Pháp.
- Hèn nhát..
- Quân Thanh ồ ạt kéo vào nước ta 
- Pháp nhanh chóng chiếm Hòn Gai, Nam Định và một số nơi khác ở Bắc Kỳ.
H bộc lộ
2. Nhân dân Bắc Kỳ tiếp tục kháng chiến.
- Thực hiện chiến thuật “ Vườn không nhà trống ”, đánh giặc bằng mọi thứ vũ khí 
- Đốt nhà " Cản địch 
- Không bán lương thực cho pháp
- Đào hào, đắp luỹ
+ Phong trào kháng chiến
- Đắp đập, cắm kè trên sông hồng
- Làm hầm chống cạm bẫy 
- Quân dân Bắc Ninh, Sơn Tây kéo về áp sát địch trong thành Hà Nội
- Ngày 19-5-1883 chiến thắng Cầu Giấy lần thứ II . Ri-vi-e bị giết 
- Pháp định rút chạy, triều đình chủ trương thương lượng 
- Pháp đánh thẳng vào Thuận An
 Buộc triều đình Huế đầu hàng.
- Vì tham vọng của Pháp, chúng quyết tâm chiếm toàn bộ nước ta
Triều đình Huế nhu nhược
3. Hiệp ước PaTơ Nốt nhà nước phong kiến việt nam sụp đổ(1884)
a. Thực dân Pháp tấn công Thuận An
- Chiều 8-8-1883 thực dân pháp tấn công Thuận An
- 20-8-1883 chúng đổ bộ lên vùng.
- Triều đình hoảng hốt xin đình chiến và chấp nhận ký điều ước Hác Măng 
b. Điều ước Hác Măng 
+ Nội dung: 
- Triều đình chính thức nhận quyền bảo hộ của Pháp, thu hẹp địa giới(chỉ ở miền Trung)
- Quyền ngoại giao của Đại Nam do Pháp nắm.
- Triều đình phải rút quân từ Bắc Kỳ về Trung Kỳ.
+ Hậu quả: 
- Phong trào kháng chiến của nhân dân lên mạnh 
- Phe chủ chiến trong triều hình thành 
Tấn công các căn cứ kháng chiến còn lại
c. Hiệp ước Patơrốt(6-6-1884)
- Pháp muốn xoa dịu tình hình 
- Chấm dứt vai trò nhà Thanh ở Bắc Kỳ
- Nhà Nguyễn chính thức đầu hàng thực dân Pháp về mặt pháp lý 
+ Nội dung:
- Căn bản giống điều ước Hác Măng 
- Sửa đổi địa giới trung kỳ
- Nhà Nguyễn chính thức đầu hàng thực dân Pháp
-> VN trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến
4. Củng cố
H thảo luận nhóm :
- Nhóm 1 và nhóm 2 :
Nêu hoàn cảnh nội dung và hậu quả của hiệp ước Hac-măng ?
- Nhóm 3 và nhóm 4 :
Nêu hoàn cảnh, nội dung và hậu quả của hiệp ước Pa-tơ-nốt ?
 G hướng dẫn HS hình thành bảng kiến thức sau:
 Hiệp ước Hác-măng
 Hiệp ước Pa-tơ-nốt
Hoàn
cảnh
Ngày 18-8-1883 Pháp tấn công Thuận An . Ngày 20-8-1883 đổ bộ lên vùng này , Triều đình chấp nhận ký hiệp ước Hác-măng ( 25-8-1883 )
- Pháp đánh chiếm nhiều tỉnh Bắc Kỳ .Xoa dịu tình hình 
- Chấm dứt vai trò của nhà Thanh . Đẩy quân Thanh về nước 
- Ngày 6-6-1884 ký hiệp ước Pa-tơ-nốt 
Nội dung
- Triều đình thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp
- Thu hẹp địa giới quản lí của triều đình ( chỉ ở miền Trung ) 
- Quyền ngoại giao của Đại Nam do Pháp nắm
- Triều đình phải rút quân từ Bắc Kỳ về Trung Kỳ 
- Triều đình thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp 
- Quyền ngoại giao của Đại Nam do Pháp nắm 
- Trả Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình thuận cho triều đình quản lí 
- Triều đình phải rút quân từ Bắc kỳ về Trung Kỳ 
Hậu quả
- Phong trào kháng lên mạnh 
- Phe chủ chiến trong triều hình thành 
- Nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp 
- Nước ta là nước thuộc địa nửa phong kiến 
5. Hướng dẫn
- Học bài 
- Trả lời câu hỏi: Tại sao nói từ 1858 đến 1884 là quá trình triều đình nguyễn đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược?
- Nghiên cứu trước bài 26
- Tìm hiểu thông tin về vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương
Tuần : 24
Tiết : 43
 Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp
trong những năm cuối thế kỷ XIX
( Tiết 1)
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
 HS nắm được :
- Nguyên nhân và diễn biến vụ biến kinh thành Huế 5-7-1885 đó là sự kiện mở đầu của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối XIX 
- Những nét khái quát nhất của phong trào Cần Vương giai đoạn đầu từ 1858-1888
- Vai trò của các văn thân sỹ phu yêu nước trong phong trào Cần Vương
2. Kĩ năng:
Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ để tường thuật các trận đánh, biết chọn lọc những tư liệu lịch sử để tường thuật những cuộc khởi nghĩa và sự kiện tiêu biểu.
3.Tư tưởng:
Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Tôn trọng và biết ơn những văn thân sỹ phu yêu nước đã hy sinh cho độc lập dân tộc.
B. Chuẩn bị
- Lược đồ vụ biến kinh thành Huế(5-7-1885)
- Chân dung vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật
C. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Trình bày nội dung chủ yếu của hiệp ước Hác Măng(1883) và hiệp ước Patơ nốt (1884)?
 3. Bài mới
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
- G yêu cầu H đọc SGK mục 1
? Em hãy trình bày bối cảnh lịch sử của vụ binh biến kinh thành Huế (5-7-1885)
? Đứng đầu phe chủ chiến là ai ?
 ? Em biết được những gì về ông ?
? Phe chủ chiến đã làm gì?
G giải thích thêm: Sau hai điều ước Triều đình Huế đã bị phân hoá thành 2 bộ phận:
Phe chủ hoà (đa phần)
Một bộ phận nhỏ hình thành phe chủ chiến
? Thái độ của thực dân Pháp như thế nào ?
? Trước tình hình đó Tôn Thất Thuyết đã làm gì ?
? Em hãy trình bày diễn biến của vụ biến kinh thành Huế (5-7-1885)
Kết qủa cuộc phản công kinh thành Huế ?
? Nêu nguyên nhân cuộc phản công thất bại ? 
G giới thiệu H89( Hàm nghi) và hình 90( Tôn Thất Thuyết), giới thiệu vài nét khái quát về 2 ông...
? Nguyên nhân nào phong trào Cần Vương bùng nổ?
G đọc một đoạn trong đoạn trích Cần Vương ( Tài liệu tham khảo )
 ? Em hiểu Phong Trào Cần Vương là như thế nào?
? Trình bày diễn biến của phong trào Cần Vương?
? Tại sao phong trào chỉ nổ ra ở Bắc Kỳ, Trung kỳ mà không thấy nổ ra ở Nam Kỳ?
? Em hãy cho biết thái độ của dân chúng đối với phong trào Cần Vương như thế nào?
 ? Em có nhận xét gì về quy mô của phong trào Cần Vương ?
? Phong trào phát triển mạnh nhờ vào lực lượng nào ?
 Em hiểu như thế nào là văn thân, sĩ phu ?
 ? Kết cục giai đoạn I của phong trào Cần Vương như thế nào?
I/ Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế, vua Hàm nghi ra chiếu Cần Vương
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7-1885
+ Bối cảnh:
- Triều đình: Sau hai điều ước Hác Măng và Patơ nốt, phe chủ chiến vấn có hy vọng giành lại quyền thống trị từ tay pháp khi có điều kiện.
H quan sát ảnh Tôn Thất Thuyết
+ Họ xây dựng lực lượng tích trữ lương thực khí giới
+ Đưa Hàm Nghi lên ngôi vua
+ Chuẩn bị phản công
- Pháp: Lo sợ, tìm cách tiêu diệt phe chủ chiến 
+ Diễn biến
H tường thuật cuộc phản công qua lược đồ Hình 88 SGK 
- Đêm 4 rạng sáng 5-7-1885 vụ biến kinh thành bùng nổ
- Tôn thất thuyết chủ động hạ lệnh tấn công đồn Mang Cá và Hoàng Thành.
- Pháp: Lúc đầu hoảng hốt, rối loạn 
=> Sau đó chúng chiếm lại Hoàng Thành.
- Chúng tàn sát, cướp bóc dã man, giết hại hàng trăm người dân vô tội
+ Kết quả :
- Thất bại
Pháp mạnh, phái chủ chiến không được triều đình ủng hộ hoàn toàn 
2. Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng.
+ Nguyên nhân:
- Vụ biến kinh thành thất bại
- 13-7-1885 vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương 
- Một phong trào Kháng Pháp lan rộng gọi là phong trào Cần Vương.
- Phong trào giúp vua kháng pháp.
+ Diễn biến
- Chia làm 2 giai đoạn 
+ Giai đoạn 1: 1885-1888
Phong trào sôi nổi rộng khắp Bắc, Trung Kỳ 
+ Giai đoạn 2: 1888-1896
Phong trào phát triển mạnh tụ lại thành các cuộc khởi nghĩa lớn Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê
- Nam kỳ là xứ trực trị ( thuộc địa) của pháp
- Phong trào đã được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ.
- Quy mô : rộng khắp
- Lực lượng : 
+ Văn thân, sĩ phu – lãnh đạo 
+ Toàn thể nhân dân 
+ Kết cục giai đoạn I
- Tôn thất Thuyết sang trung Quốc cầu viện(1886)
- Vua Hàm Nghi bị bắt và bị đầy sang An Giê Ri
4. Củng cố
? Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phong trào Cần Vương?( Cho học sinh thảo luận nhóm)
? Trình bày nguyên nhân và diễn biến của vụ biến kinh thành Huế 5-7-1885
? Trình bày tóm lược giai đoạn 1 của phong trào Cần Vương 1885-1888?
5. Hướng dẫn
- Học bài
- Đọc tiếp phần II
- So sánh các cuộc khởi nghĩa về thời gian, căn cứ, cách đánh, kết quả ?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an su 8 ca nam.doc