Giáo án môn hóa học - Tuần 5

Giáo án môn hóa học - Tuần 5

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS biết được phân tử là gì?

- So sánh được 2 khái niệm phân tử và nguyên tử.

- Biết được trạng thái của chất.

- Biết tính thành thạo phân tử khối của 1 chất.

- Biết dựa vào phân tử khối để so sánh xem phân tử này nặng hơn hay nhẹ hơn phân tử của chất kia bao nhiêu lần.

- Tiếp tục được củng cố để hiểu kĩ hơn về các khái niệm hóa học đã học.

2. Kỹ năng

Rèn luyện kĩ năng tính toán

3. Thái độ

Giáo dục ý thức yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh mô hình tượng trưng của một số đơn chất, hợp chất

- Bảng phụ

 

doc 8 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 830Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn hóa học - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 11/9/09
Ngày dạy 14/9/09
Tiết 9
đơn chất – hợp chất – phân tử (tiếp)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS biết được phân tử là gì?
- So sánh được 2 khái niệm phân tử và nguyên tử.
- Biết được trạng thái của chất.
- Biết tính thành thạo phân tử khối của 1 chất.
- Biết dựa vào phân tử khối để so sánh xem phân tử này nặng hơn hay nhẹ hơn phân tử của chất kia bao nhiêu lần.
- Tiếp tục được củng cố để hiểu kĩ hơn về các khái niệm hóa học đã học.
2. Kỹ năng
Rèn luyện kĩ năng tính toán
3. Thái độ
Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh mô hình tượng trưng của một số đơn chất, hợp chất
Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
HS1: (?) Nêu định nghĩa và phân loại đơn chất, hợp chất.
HS 2: (?) Nêu đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất.
2. Bài mới
* Giới thiệu bài
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
Tiết 9
Đơn chất - Hợp chất Phân tử (tiếp)
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về phân tử.
- Mục tiêu: HS biết được phân tử là gì? à Tính được phân tử khối của các phân tử.
- Tiến hành:
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
II. Phân tử
a. Vấn đề 1: Định nghĩa.
1. Định nghĩa
Gv
Treo tranh H1.11, 1.12, 1.13 à Giới thiệu các phân tử các phân tử Hidro (trong một mẫu khí hidro), các phân tử Oxi ( trong một mẫu khí Oxi), các phân tử nước (trong một mẫu nước)
(?)
Em hãy nhận xét về thành phần, hình dạng, kích thước của các hạt phân tử hợp thành các mẫu chất trên?
Hs
Các hạt hợp thành mỗi mẫu chất trên đều giống nhau về số nguyên tử, hình dạng, kích thước.
Gv
Giới thiệu: Đó chính là các hạt đại diện cho chất được gọi là phân tử.
(?)
Theo em tính chất của các hạt và tính chất của chất đó có giống nhau không? Tại sao?
Hs
Tính chất của các hạt cũng chính là tính chất của các chất vì các hạt đó là đại diện cho chất.
Hs
Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
Gv
Giới thiệu: đối với đơn chất đồng nói riêng và những đơn chất kim loại nói chung thì nguyên tử là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử.
b. Vấn đề 2: Phân tử khối.
2. Phân tử khối.
Gv
Đặc trưng cho khối lượng của nguyên tử là nguyên tử khối.
(?)
Nhắclại: nguyên tử khối là gì?
Hs
Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị Cacbon.
Gv
Giới thiệu: Cũng như nguyên tử thì đại lượng đặc trưng cho khối lượng của phân tử chính là phân tử khối.
(?)
Dựa vào định nghĩa của nguyên tử khối à phân tử khối là gì?
Hs
- Định nghĩa: Phân tử khối là khối lượng của 1 phân tử tính bằng đơn vị Cacbon.
Gv
Hướng dẫn HS tính phân tử khối của một chất: Phân tử khối của một chất chính bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử chất đó.
Gv
Đưa ra một số VD. (Treo bảng phụ)
Ví dụ 1: Tính phân tử khối của: Oxi, Clo, Nước
- VD:
Hs
Phân tử khối của Oxi bằng: 16 x 2 = 32.
Phân tử khối của Clo bằng: 35,5 x 2 = 71
Một phân tử nước gồm 2H và 1O
à Phân tử khối của nước bằng:
	1 x 2 + 16 x 1 = 18.
Ví dụ 2: Tính phân tử khối của:
a/ Axit sunfuric biết phân tử gồm: 2H, 1S và 4O.
b/ Khí amoniac biết phân tử gồm: 1N và 3H.
c/ CanxiCacbonat biết phân tử gồm: 1Ca, 1C, 3O.
Gv
Gọi 3 HS lên bảng, các HS khác làm vào vở.
Hs
a/ Phân tử khối của axit sunfuric bằng:
	1 x 2 + 32 + 16 x 4 = 98.
b/ Phân tử khối của khí amniac bằng:
	14 x 1 + 1 x 3 = 17
c/ Phân tử khối của Canxi Cacbonat bằng:
	40 x 1 + 12 x 1 + 16 x 3 = 100
* Hoạt động 2: Tìm hiểu trạng thái của chất.
- Mục tiêu: HS nắm được trạng thái của các chất rắn, lỏng, khí.
- Tiến hành:
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
III. Trạng thái của chất.
(?)
Chất có mấy trạng thái? Đó là những trạng thái nào?
Hs
Chất có 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí.
- Chất có 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí.
(?)
Có chất nào tồn tại ở cả 3 trạng thái không? Nếu có, cho VD minh họa.
Hs
Tùy từng điều kiện mà chất có thể tồn tại ở 3 trạng thái. Vd như nước (nước đá, nước lỏng, hơi nước)
- ở những điều kiện nhiệt độ và áp suất khác nhau, một chất có những trạng thái khác nhau.
Gv
Yêu cầu HS quan sát tranh H1.14
(?)
Em có nhận xét gì về khoảng cách giữa các phân tử, sự dao động của các phân tử trong mỗi chất ở 3 trạng thái trên?
Hs
- Trạng thái rắn: xếp khít nhau, dao động tại chỗ
- Trạng thái lỏng: xếp gần sát nhau, dao động trượt lên nhau.
- Trạng thái khí: xếp xa nhau, chuyển động về nhiều hướng khác nhau.
Gv
Chính nhờ sự sắp xếp và chuyển động của các hạt trong chất đã giúp cho chất rắn có hình dạng cố định, chất lỏng luôn có khuôn theo hình dạng của vật chứa, chất khí thì chiếm hết thể tích của bình chứa (bình kín)
- ở trạng thái rắn: các nguyên tử (phân tử) xếp khít nhau và dao động tại chỗ.
- ở trạng thái lỏng: các hạt ở gần sát nhau và chuyển động trượt lên nhau.
- ở trạng thái khí (hơi): các hạt rất xa nhau và chuyển động hỗn độn về nhiều phía.
*Kết luận chung: SGK
3. Củng cố
Bài tập 1: Em hãy cho biết trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai:
a/ Trong bất kì một mẫu chất tinh khiết nào cũng chỉ có chứa một loại nguyên tử.
b/ Một mẫu đơn chất là tập hợp vô cùng lớn những nguyên tử cùng loại
c/ Phân tử của bất kì một đơn chất nào cũng gồm 2 nguyên tử.
d/ Phân tử của hợp chất gồm ít nhất 2 loại nguyên tử.
e/ Phân tử của cùng một chất thì giống nhau về khối lượng, hình dạng, kích thước và tính chất.
(?) Hãy lấy VD để chứng minh câu a và c sai?
HS:	a/ Mẫu nước (tinh khiết) gồm 2 loại nguyên tử: nguyên tử Hidro và nguyên tử Oxi.
	c/ Đơn chất đồng (1 nguyên tử); đơn chất sắt (1 nguyên tử).
Bài tập 2: Tính phân tử khối của Hidro, Nitơ. So sánh xem phân tử Nitơ nặng hơn phân tử Hidro bao nhiêu lần
4. Hướng dẫn về nhà
- Học bài
- Làm bài tập 4, 5, 6, 7 (SGK/26) vào VBT.
- Đọc trước bài thực hành ở nhà và kẻ bảng tường trình. 
Ngày soạn 13/9/09
Ngày dạy 16/9/09
Tiết 10
Bài thực hành 2 – Sự lan tỏa các chất
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS biết được một số loại phân tử có thể khuếch tán (lan tỏa trong chất khí, trong nước)
- HS bước đầu làm quen với việc nhận biết axit bằng quỳ tím.
2. Kỹ năng
Rèn kĩ năng sử dụng một số dụng cụ, hóa chất trong PTN.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức cẩn thận, tỉ mỉ.
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
+ Máy chiếu, Phim trong.
+ Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất để tiến hàn thí nghiệm sự lan tỏa của khí amoniac (giáo viên làm), sự lam tỏa của thuốc tím, sự thăng hoa của Iôt (6 bộ thí nghiệm của HS).
* Dụng cụ:
	- Giá ống nghiệm, ống nghiệm có nút (2), giá kẹp ống nghiệm.
	- Kẹp gỗ, ống hút.
	- Cốc thủy tinh (2).
	- Đũa thủy tinh.
	- Bông, nước.
* Hóa chất:
	- Dung dịch amoniac.
	- Thuốc tím (kalipenmanganat)
	- Quỳ tím.
	- Iốt
	- Tinh bột
HS: chuẩn bị bài trước từ nhà và kẻ sẵn bản tường trình vào vở.
III. Hoạt động dạy học
1. Bài mới
* Giới thiệu bài
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
Tiết 10
Bài thực hành 2 – Sự lan tỏa của chất
* Hoạt động 1: Thí nghiệm 1 – Sự lan tỏa của amoniac	.
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
I. Tiến hành thí nghiệm
1. Sự lan tỏa của amoniac.
(?)
Nêu dụng cụ, hóa chất và các bước tiến hành thí nghiệm về sự lan tỏa của khí amoniac?
Hs
- Dụng cụ: ống hút, bông, nút cao su, ống nghiệm.
- Hóa chất: quỳ tím, dung dịch amoniac.
- Cách tiến hành:
+ Nhỏ 1 giọt dung dịch amoniac vào mẩu giấy quỳ à quan sát hiện tượng.
+ Đặt mẩu giấy quỳ tẩm nước vào đáy ống nghiệm. Đặt một miếng bông tẩm dung dịch amoniac đặc ở miệng ống nghiệm.
+ Đậy nút ống nghiệm à quan sát hiện tượng ở mẩu giấy quỳ trong ống nghiệm.
à Kết luận và giải thích
- Dụng cụ:
- Hóa chất:
- Cách tiến hành:
Gv
Chiếu cách tiến hành lên màn hình và giới thiệu lại cách tiến hành thí nghiệm à tiến hành thí nghiệm à HS quan sát à nhận xét hiện tượng và hoàn thành vào bản tường trình.
(?)
Nêu các hiện tượng xảy ra ở thí nghiệm trên? Giải thích?
Hs
- Khi nhỏ 1 giọt dung dịch amoniac vào mẩu giấy quỳ à giấy quỳ chuyển sang màu xanh.
- Sau khi tiến hành thí nghiệm thì mẩu giấy quỳ trong ống nghiệm cũng chuyển sang màu xanh.
Vì: khí amoniac đã khuếch tán từ miếng bông ở miệng ống nghiệm sang đáy ống nghiệm.
- Hiện tượng: quỳ tím chuyển sang màu xanh.
- Kết luận: Khí amoniac đã khuếch tán từ bông ở miệng ống nghiệm sang đáy ống nghiệm.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự lan tỏa của thuốc tím.
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
2. Sự lan tỏa của thuốc tím (Kali Pemanganat).
(?)
Nêu dụng cụ, hóa chất và các bước tiến hành thí nghiệm về sự lan tỏa của thuốc tím kali pemanganat?
Hs
- Dụng cụ: hai cốc thủy tinh đựng nước; đũa thủy tinh; giấy thấm.
- Hóa chất: kali pemanganat.
- Cách tiến hành:
+ Lấy 2 cốc thủy tinh đựng nước.
+ Bỏ một ít thuốc tím vào 2 cốc đó (cho rơi từ từ)
+ Cốc 1 để yên lặng, cốc 2 dùng đũa thủy tinh khuấy đều.
+ Quan sát hiện tượng: sự đổi màu nước ở những chỗ có thuốc tím; so sánh màu nước ở cả 2 cốc.
Dụng cụ:
Hóa chất:
Cách tiến hành:
Gv
Chiếu cách tiến hành lên màn hình và giới thiệu lại cách tiến hành thí nghiệm à HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm à quan sát à nhận xét hiện tượng và hoàn thành vào bản tường trình.
(?)
Nêu các hiện tượng xảy ra ở thí nghiệm trên? Giải thích?
Hs
- Trong nước xuất hiện màu tím của Kali pemanganat. Đó là do sự lan tỏa của thuốc tím trong môi trường nước.
- Màu thuốc tím lan tỏa nhiều hơn so với cốc 1. Đó là do cốc 1 được khuấy đều bằng đũa thủy tinh.
- Hiện tượng
- Kết luận: Thuốc tím đã lan tỏa rộng ra trong môi trường nước.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu sự thăng hoa của Iốt.
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
3. Sự thăng hoa của Iốt.
Gv
Giới thiệu dụng cụ, hóa chất của thí nghiệm:
- Dụng cụ: ống nghiệm, nút cao su, giấy thấm, đèn cồn, kẹp gỗ.
- Hóa chất: Iốt, tinh bột
- Dụng cụ:
- Hóa chất
Chiếu cách tiến hành lên màn hình và giới thiệu lại cách tiến hành thí nghiệm
Cách tiến hành thí nghiệm:
- Đặt một lượng nhỏ Iốt (bằng hạt đỗ xanh) vào đáy ống nghiệm
- Đặt một miếng giấy tẩm tinh bột vào miệng ống nghiệm. Nút chặt miệng ống nghiệm bằng nút cao su sao cho khi đặt ống nghiệm thẳng đứng thì miếng giấy đó không rơi xuống và không chạm vào các tinh thể Iốt.
- Đun nóng nhẹ ống nghiệm.
- Quan sát hiện tượng ở miếng giấy tẩm tinh bột.
- Các bước tiến hành:
hs
HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm à quan sát à nhận xét, giải thích hiện tượng và hoàn thành vào bản tường trình.
(?)
Nêu các hiện tượng xảy ra ở thí nghiệm trên? Giải thích?
Hs
Miếng giấy tẩm tinh bột chuyển sang màu xanh. Do các phân tử Iốt bay lên gặp tinh bột làm tinh bột chuyển sang màu xanh.
- Hiện tượng:
Gv
Giới thiệu:Iốt thăng hoa chuyển thẳng từ thể rắn sang thể hơi. Phân tử Iốt đi lên gặp giấy tẩm tinh bột, làm giấy tẩm tinh bột chuyển sang màu xanh.
2. Dọn dẹp
3. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn thành Bản tường trình vào vở.
- Ôn lại những kiến thức đã học và hệ thống hóa thành sơ đồ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5.doc