Giáo án môn Hóa học - Tuần 11

Giáo án môn Hóa học - Tuần 11

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS hiểu được nội dung của định luật.

- Biết giải thích định luật dựa vào sự bảo toàn về khối lượng của nguyên tử trong phản ứng hoá học.

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng tính toàn: vận dụng định luật để làm các bài toán hoá học.

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết phương trình hoá học bằng chữ.

3. Thái độ

- HS thấy được mọi chất không phải mất đi mà chỉ biến đổi từ chất này sang chất khác.

- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.

 

doc 8 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1109Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/10/2009
Ngày giảng 29/10/2009	Tiết 21
định luật bảo toàn khối lượng
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS hiểu được nội dung của định luật.
- Biết giải thích định luật dựa vào sự bảo toàn về khối lượng của nguyên tử trong phản ứng hoá học.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng tính toàn: vận dụng định luật để làm các bài toán hoá học.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết phương trình hoá học bằng chữ.
3. Thái độ
- HS thấy được mọi chất không phải mất đi mà chỉ biến đổi từ chất này sang chất khác.
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
Dụng cụ: Bộ cân, 2 cốc thuỷ tinh
 Hoá chất: dd BaSO4; Na2SO4.
Tranh H2.5
Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học
1. Bài mới* Hoạt động 1: Thí nghiệm.
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
1. Thí nghiệm
Gv
Yêu cầu HS đọc thí nghiệm trong SGK/53.
(?)
Nêu các bước tiến hành thí nghiệm?
a. Cách tiến hành:
Hs
Gv
Vừa giới thiệu các bước thí nghiệm vừa tiến hành để HS quan sát.
- Đặt cốc 1 đựng dd BaSO4 và cốc 2 đựng dd Na2SO4 lên một bên đĩa cân.
(?)
Nhận xét hiện tượng?
b. Hiện tượng:
Hs
Có phản ứng hoá học xảy ra.
Gv
Giới thiệu sản phẩm của phản ứng: chất màu trắng không tan là Bari sunfat và chất còn lại là Natri clorua.
(?)
Viết phương trình chữ của phản ứng trên?
Hs
* Phương trình chữ:
Bari clorua + Natri sunfat à Bari sunfat + Natri clorua
(?)
Sau khi phản ứng xảy ra của kim vẫn ở vị trí cân bằng chứng tỏ điều gì về khối lượng của các chất trước và sau phản ứng?
Hs
Khối lượng của các chất sau phản ứng là không thay đổi.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu định luật.
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
2. Định luật
(?)
Nhắc lại nội dung của định luật bào toàn khối lượng?
Hs
a. Nội dung:
“Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”
Gv
Giới thiệu nguồn gốc xuất xứ của định luật bảo toàn khối lượng
(?)
Nhận xét số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng?
Hs
Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng là không thay đổi (được bảo toàn)
(?)
Nhận xét khối lượng của mỗi nguyên tử trước và sau phản ứng?
Hs
Khối lượng nguyên tử của mối nguyên tố trước và sau phản ứng là không đổi
Hs
b. Giải thích
Trong ouhh, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, còn số nguyên tử và khối lượng các nguyên tử trước và sau phản ứng được bảo toàn nên tổng khối lượng của các chất được bảo toàn.
* Hoạt động 3: áp dụng.
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
3. áp dụng
Gv
Yêu cầu HS quan sát lại sơ đồ bằng chữ của phản ứng ở thí nghiệm trên.
(?)
Nếu kí hiệu khối lượng là m thì nội dung định luật bảo toàn khối lượng sẽ được thể hiện như thế nào?
Hs
m +	m	=	m +	m
Gv
Giới thiệu: Phươn trình bằng chữ tổng quát:
- Phương trình tổng quát:
A + B à C + D
(?)
Hãy biểu diễn định luật bảo toàn khối lượng cho phươn trình chữ tổng quát trên?
Hs
- Theo định luật bảo toàn khối lượng:
mA + mB = mC + mD
Gv
Giới thiệu: Như vậy, dựa vào nội dung và biểu thức của định ta sẽ tính được khối lượng của chất còn lại nếu biết khối lượng của những chất kia.
Chúng ta sẽ áp dụng để giải một số bài tập sau:
Gv
Đưa nội dung 2 bài tập áp dụng lên bảng phụ:
Bài tập 1: Đốt cháy hoàn toàn 3,1 g Photpho trong không khí ta thu được 7,6 g hợp chất điphotpho-pentaoxit (P2O5).
a/ Viết phương trình chữ của phản ứng?
b/ Tính khối lượng của Oxi đã phản ứng?
Bài tập 2: Nung đá vôi (có thành phần chính là Canxi cacbonat) người ta thu được 112kg canxi oxit (vôi sống) và 88000g khí cacbonic.
a/ Viết phương trình chữ của phản ứng?
b/ Tính khối lượng của Canxi cacbonat đã phản ứng?
Gv
Làm Bài tập 1 mẫu để HS quan sát:
Bài tập 1:
a/ Phương trình chữ:
Photpho + Oxi à điphotpho pentaoxit
b/ Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
mphọtpho + moxi = mđiphotpho pentaoxit
à 3,1 + moxi = 7,6
à moxi = 7,6 – 3,1 = 4,5(g)
Vậy khối lượng oxi cần dùng là 4,5g.
Gv
- Yêu cầu HS dựa vào bài tập 1 để hoàn thành bài tập 2.
- Gọi 2 HS lên làm bài tập 2. Các Hs còn lại làm vào vở.
- Sau đó GV chấm vở của một số HS khác
Hs
Bài tập 2:
a/ Phương trình chữ:
Canxi cacbonat à Canxi oxit + cacbonic
b/ Đổi 88000g = 88kg
Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
mcanxicabonat = mcanxi oxit + mcacbonic
à mcanxicabonat = 112 + 88
= 200(kg)
Vậy khối lượng của canxi cacbonat cần dùng là 200kg
3. Củng cố
- Nhắc lại nội dung của định luật bảo toàn khối lượng.
- Đọc kết luận SGK.
4. Hướng dẫn về nhà
Học bài, làm bài tập 1, 2, 3 (SGK/54) vào VBT.
Ngày soạn: 25/10/2009
Ngày giảng 31/10/2009	Tiết 22
Phản ứng hoá học
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS biết được phương trình dùng để biểu diễn phản ứng hoá học gồm công thức hoá học của các chất phản ứng và sản phẩm với các hệ số thích hợp.
- HS nắm được cách lập phương trình hoá học.
2. Kỹ năng
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng lập công thức hoá học.
- Rèn luyện cách lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng và sản phẩm.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
(?) Phát biểu và giải thích nội dung của định luật bảo toàn khối lượng?
(?) Bài tập
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Phương trình hoá học.
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
I. Lập phương trình hoá học
1. Phương trình hoá học
(?)
Viết lại phương trình chữ của phản ứng hoá học giữa khí Hidro và khí Oxi?
VD:
Hs
Hidro + Oxi à Nước
(?)
Nếu ta thay tên các chất trong phương trình chữ thì sơ đồ của phản ứng trên sẽ được biểu diễn lại như thế nào? (GV yêu cầu Hs lên bảng viết lại).
Hs
- Sơ đồ phản ứng:
H2 + O2 --> H2O
Gv
Lưu ý: dấu mũi tên phải viết đứt đoạn. Nếu số nguyên tử của các nguyên tố của chất tham gia bằng các nguyên tử của các nguyên tố của sản phẩm thì viết (-->) thành (à).
(?)
Quan sát sơ đồ của phản ứng và nhận xét về số nguyên tử của các nguyên tố trước và sau phản ứng?
HS
- Số nguyên tử của nguyên tố Hidro trước và sau phản ứng bằng nhau.
- Số nguyên tử của nguyên tố Oxi trước phản ứng nhiều hơn số nguyên tử Oxi sau phản ứng.
(?)
Vậy để cân bằng số nguyên tử của Oxi trước và sau phản ứng, ta phải làm như thế nào?
Hs
Đặt hệ số 2 ngang hàng và trước H2O.
H2 + O2 --> 2 H2O
Hs
Thêm hệ số 2 ngang hàng trước H2.
2H2 + O2 --> 2 H2O
(?)
Nhận xét về số nguyên tử của các nguyên tố trước và sau phản ứng?
Hs
Các nguyên tử của các nguyên tố trước và sau phản ứng bằng nhau.
Gv
Vậy phương trình đã cân bằng nên ta chuyển (-->) thành (à)
2H2 + O2 à 2 H2O
Gv
Giới thiệu cách đọc phương trình phản ứng hoá học:
2 phân tử Hidro tác dụng (phản ứng) với 1 phân tử Oxi tạo thành 2 phân tử nước.
(?)
Phân biệt các số 2 trong phản ứng trên?
* Hoạt động 2: Các bước lập phương trình hoá học.
2. Các bước lập phương trình hoá học.
(?)
Dựa vào các VD trên, hãy nêu cách lập phương trình hoá học?
Hs
- Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng.
- Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
- Bước 3: Viết phương trình hoá học.
(?)
Lập phương trình hoá học của phản ứng giữa nhôm và khí oxi tạo ra nhôm oxit?
	Gv
Chú ý: Số nguyên tử nhôm và Oxi trước và sau phản ứng không bằng nhau nhưng do số nguyên tử Oxi nhiều hơn nên ta cân bằng số nguyên tử Oxi trước. Ta phải làm chẵn số nguyên tử Oxi ở vế phải.
Hs
B1: Al + O2 --> Al2O3
B2: Al + O2 --> 2 Al2O3
Al + 3 O2 --> 2 Al2O3
4 Al + 3 O2 --> 2 Al2O3
B3: 4 Al + 3 O2 à 2 Al2O3
gv
Chú ý: Nếu HS viết: 2Al + 3/2 O2 à Al2O3 thì đúng về mặt cân bằng số nguyên tử nhưng sai thực tế vì không có 1/2 phân tử.
Gv
Lưu ý:
- Các CTHH phải viết đúng từ bước viết sơ đồ của phản ứng. Khi cân bằng không được thay đổi chỉ số trong các công thức này.
- Hệ số phải viết cao ngang hàng với KHHH.
- Nếu trong CTHH có nhóm nguyên tử thì cần coi nhóm nguyên tử đó là 1 đơn vị để cân bằng. (Thường thì trong phương trình hoá học, số nhóm nguyên tử trước và sau phản ứng là bằng nhau)
Gv
Cho HS cân bằng phương trình có nhóm nguyên tử:
Na2CO3 + Ca(OH)2 --> NaOH + CaCO3.
Hs
Gv
Cho HS làm bài tập:
Bài tập 1: Biết Photpho bị cháy trong Oxi thu được hợp chất điphotpho penta oxit. Hãy lập phương trình hoá học của phản ứng trên?
Hs
B1: Sơ đồ phản ứng:
P + O2 --> P2O5
B2: P + O2 --> 2 P2O5
P + 5 O2 --> 2 P2O5
4 P + 5 O2 --> 2 P2O5
B3: 4 P + 5 O2 à 2 P2O5
Bài tập 2: Lập phương trình hoá học của các sơ đồ phản ứng sau:
a/ Fe + Cl2 --> FeCl3
b/ SO2 + O2 --> SO3
c/ Na2SO4 + BaCl2 --> NaCl + BaSO4
d/ Al2O3 + H2SO4 --> Al2(SO4)3 + H2O
hs
3. Củng cố
* Bài tập củng cố:
Cho các phương trình hoá học sau:
a/ Al + Cl --> ?
b/ Al + ? --> Al2O3
c/ Al(OH)3 --> ? + H2O
Hãy chọn những CTHH dưới đây để điền vào những chỗ còn trống trong các phương trình trên và cân bằng
- Đọc kết luận SGK.
4. Hướng dẫn về nhà
- Học bài
- Làm bài tập 1 (a, b); 2

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 11.doc