Giáo án môn Công nghệ 8 - Tiết 1 đến tiết 33

Giáo án môn Công nghệ 8 - Tiết 1 đến tiết 33

I. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh cần nắm được:

1/ Kiến thức: Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống và sản xuất .

- Trình bày được vai trò của bản vẽ đối với bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống: để thiết kế sản phẩm kĩ thuật; ngôn ngữ chung đảm bảo tính thống nhất trong sản xuất.

- Trình bày được bản vẽ kĩ thuật là thông tin kĩ thuật để sử dụng các sản phẩm do con người làm ra.

2/ Kĩ năng: Biết được vai trò của vẽ kĩ thuật trong các lĩnh vực kĩ thuật

- Biết đươc bản vẽ kĩ thuật là cơ sở để nghiên cứu, học tập các môn khoa hoc kĩ thuật khác.

- Vận dụng liên hệ được với thực tế

3/ Thái độ: Có ý thức đúng đối với môn Vẽ kĩ thuật:

- Có ý thức sử dung bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống

- Có ý thức hoc tập môn Vẽ kĩ thuật.

II. Chuẩn bị:

1. GV:

- Đọc, nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu tham khảo

- Tranh vẽ hình 1.1; 1.2; 1.3,1.4 SGK

- Tranh ảnh hoặc mô hình các sản phẩm cơ khí, các công trình kiến trúc, xây dựng.

2. HS: Xem trước bài ở nhà.

 

doc 80 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1270Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Công nghệ 8 - Tiết 1 đến tiết 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: VẼ KỸ THUẬT
Chương 1: BẢN VẼ CÁC KHỐI HÌNH HỌC 
 Bài 1: VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KỸ THUẬT
TRONG SẢN SUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh cần nắm được:
1/ Kiến thức: Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống và sản xuất .
- Trình bày được vai trò của bản vẽ đối với bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống: để thiết kế sản phẩm kĩ thuật; ngôn ngữ chung đảm bảo tính thống nhất trong sản xuất.
- Trình bày được bản vẽ kĩ thuật là thông tin kĩ thuật để sử dụng các sản phẩm do con người làm ra.
2/ Kĩ năng: Biết được vai trò của vẽ kĩ thuật trong các lĩnh vực kĩ thuật
- Biết đươc bản vẽ kĩ thuật là cơ sở để nghiên cứu, học tập các môn khoa hoc kĩ thuật khác.
- Vận dụng liên hệ được với thực tế
3/ Thái độ: Có ý thức đúng đối với môn Vẽ kĩ thuật:
- Có ý thức sử dung bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống
- Có ý thức hoc tập môn Vẽ kĩ thuật.
II. Chuẩn bị:
1. GV:
- Đọc, nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu tham khảo
- Tranh vẽ hình 1.1; 1.2; 1.3,1.4 SGK
- Tranh ảnh hoặc mô hình các sản phẩm cơ khí, các công trình kiến trúc, xây dựng.
2. HS: Xem trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy - học:
 1. Ổn định tổ chức: (1’) GV kiểm tra sỉ số lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: không
 3. Giới thiệu bài ( 3’)
Xung quanh chúng ta có biết bao nhiêu là sản phẩm do bàn tay khối óc của con người sáng tạo, từ cái đinh vít đến các bộ phận của ô tô, máy bay, các ngôi nhà và các công trình kiến trúc, xây dựng... Vậy những sản phẩm đó được làm ra như thế nào? Đó là nội dung của bài học hôm nay “VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KĨ THUẬT TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG”
4. Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1:Tìm hiểu bản vẽ kĩ thuật (5’)
-Yêu cầu HS nhắc lại: Vai trò của bản vẽ KT trong sản xuất và đời sống?
GV nhấn mạnh: các sản phẩm do con người sáng tạo và làm ra đều gắn liền với bản vẽ KT.
+Người thiết kế thể hiện hình dạng, kết cấu, kích thước và những yêu cầu khác để xác định Sp.
 Người công nhân căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật để chế tạo sản phẩm đúng yêu cầu.
-Yêu cầu HS đọc thông tin SGK cho biết:
? Bản vẽ KT được hình thành trong giai đoạn nào? + Công dụng của bản vẽ KT? (HS K-G)
? Trên bản vẽ KT trình bày những thông tin gì? (HS TB-Y)
? Bản vẽ dùng trong các lĩnh vực KT nào? (HS TB-Y)
-GV giớithiệu hai loại bản vẽ thuộc hai lĩnh vực quan trọng: bản vẽ cơ khí và bản vẽ xây dựng.
? Công dụng của từng loại bản vẽ? (HS TB-Y)
-HS nhắc lại kiến thức bài 1
-HS nêu quá trình hình thành Sp nào đó.
-HS đọc thông tin SGK.
-Thiết kế sản phẩm
-Dùng chế tạo, lắp ráp,thi công, vận hành, sửa chữa,
-Thông tin KT của sản phẩm dưới dạng hình vẽ và kí hiệu theo quy tắc thống nhất,.
-Cơ khí, xây dựng, NN, kiến trúc,
-HS nêu công dụng của các loại bản vẽ như SGK.
I.Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật:
1. Khái niệm:
Bản vẽ KT trình bày các thông tin KT của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ.
2. Phân loại
* Có hai loại bản vẽ thuộc hai lĩnh vực quan trọng:
-Bản vẽ cơ khí: các bản vẽ liên quan đến thiết kế,chế tạo, lắp ráp, sử dụng. các máy và thiết bị.
-Bản vẽ xây dựng: các bản vẽ liên quan đến thiết kế, thi công, sử dụng các công trình kiến trúc và xây dựn
Y Hoạt động 2:Tìm hiểu bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất (10’)
- Từ hình 1.1 GV hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa
? Trong giao tiếp hàng ngày, con người thường dùng các phương tiện gì? (HS K-G)
- Vậy chỉ cần nhìn vào hình 1.1d là đã biết được nội dung thông tin cần truyền đạt tới mọi người là (Cấm hút thuốc lá)
- GV KL: Hình vẽ là một phương tiện quan trọng dùng trong giao tiếp
- Cho HS quan sát hình 1.2 trong SGK và đặt câu hỏi: 
? Để chế tạo hoặc thi công một sản phẩm hoặc một công trình đúng như ý muốn của người thiết kế thì người thiết kế phải thể hiện nó bằng cái gì? (HS K-G)
? Người công nhân khi chế tạo các sản phẩm và thi công các công trình thì căn cứ vào cái gì ? (HS TB-Y)
? Không có bản vẽ người công nhân có thể xây dựng được không?
? Nó có tầm quan trọng như thế nào? (HS K-G)
- GV nhấn mạnh tầm quan trọng của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất.
- HS quan sát.
[ HS thảo luận và trả lời:
+ Tiếng nói (h1.1a) trao đổi công việc qua điện thoại
+ Chữ viết (h1.1b) Viết thư trao đổi
+ Cử chỉ (h1.1c) thông qua cử chỉ để giao tiếp
+ Hình vẽ (h1.1d) Cấm hút thuốc lá
- HS nghe.
- HS nghe.
- HS quan sát
[ Bằng bản vẽ kĩ thuật.
[ Căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật.
[ Không có bản vẽ người công nhân không thể xây dựng được.
 [Rất quan trọng trong sản xuất.
- HS nghe.
II. Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất
- Bản vẽ kĩ thuật diễn tả chính xác hình dạngkết cấu của sản phẩm theo quy tắc thống nhất
- Bản vẽ kĩ thuật là công cụ cho người công nhân căn cứ theo để tiến hành chế tạo, lắp ráp, thi công,
Y Hoạt động 3:Tìm hiểu bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống(11’)
- Cho HS quan sát hình 1.3 và tranh ảnh các đồ dùng điện, điện tử, ....và đặt câu hỏi:
? Các thiết bị ta muốn sử dụng thì cần phải làm gì? (HS K-G)
? Muốn sử dụng có hiệu quả và an toàn các đồ dùng và thiết bị đó chúng ta cần phải làm gì?
? Em hãy cho biết ý nghĩa của các hình 1.3a, 1.3b. (HS K-G)
- Ví dụ: Sơ đồ đèn huỳnh quang cho ta biết cách đấu các bộ phận của đèn để đèn làm việc được (Sơ đồ cách đấu các bộ phận thường có ở chấn lưu)
? Bản vẽ kĩ thuật có vai trò trong đời sống như thế nào?
? Cho biết tầm quan trọng của BVKT trong sản xuất và đời sống? 
(HS K-G)
- Vậy: Bản vẽ kĩ thuật là một phương tiện thông tin dùng trong sản xuất và đời sống.
- HS quan sát 
[ Cần phải biết cách sử dụng các thiết bị đó
[ HS thảo luận và trả lời: theo chỉ dẫn bằng lời và bằng hình (bản vẽ và sơ đồ)
[ HS thảo luận:
+ Sơ đồ và mạch điện thực tế: Muốn vẽ được sơ đồ thì cần phải có mạch điện và ngược lại
+ Mặt bằng nhà ở: Được bố trí từng khu vực sinh hoạt của ngôi nhà theo sơ đồ mặt bằng.
- HS nghe.
[ Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống nhằm sử dụng hiệu quả, an tàn thiết bị kĩ thuật
[ Tầm quan trọng của BVKT trong sản xuất và đời sống là thống nhất yêu cầu trong thiết kế, chế tạo các sản phẩm thông qua BVKT
- HS nghe.
II. Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống
 Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống nhằm sử dụng hiệu quả, an toàn thiết bị kĩ thuật
* Vậy: 
- Tầm quan trọng của BVKT trong sản xuất và đời sống là thống nhất yêu cầu trong thiết kế, chế tạo các sản phẩm thông qua BVKT
- Bản vẽ kĩ thuật là một phương tiện thông tin dùng trong sản xuất và đời sống.
Y Hoạt động 4:Tìm hiểu bản vẽ dùng trong các lĩnh vưc kĩ thuật (10’)
 GV cho HS tìm hiểu sơ đồ hình 1.4 SGK
? Bản vẽ được dùng trong lĩnh vực nào? Hãy nêu thêm một số lĩnh vực mà em biết? (HS TB-Y)
? Vậy các lĩnh vực đó cần trang thiết bị gì? (HS K-G)
? Các lĩnh vực này dùng bản vẽ giống hay khác nhau? (HS TB-Y)
- GV:BVKT được sử dụng trong các ngành, lĩnh vực kĩ thuật theo đặc trưng riêng
? Bản vẽ kĩ thuật được thực hiện bằng gì(HS K-G)
? Vì sao chúng ta cần phải học môn vẽ kĩ thuật? (HS K-G)
- HS quan sát.
[ Cơ khí, nông nghiệp, điện lực, kiến trúc, xây dựng, giao thông, quân sự, viễn thông,bản đồ, khai khoáng...
[ HS: 
+ Cơ khí: Máy công cụ, nhà xưởng...
+ Xây dựng: Máy xây dựng, phương tiện vận chuyển...
+ Giao thông: Phương tiện giao thông, cầu cống, đường giao thông...
+ Nông nghiệp: Máy nông nghiệp, công trình thuỷ lợi, cơ sở, dây truyền sản xuất...
[ Ở mỗi lĩnh vực các bản vẽ đều khác nhau. 
 - HS nghe.
[ Thực hiện bằng tay, bằng dụng cụ vẽ hoặc bằng máy tính điện tử
[ Học vẽ kĩ thuật để ứng dụng vào sản xuất và đời sống và tạo điều kiện học tốt các môn khoa học khác.
III. Bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật:
- BVKT được sử dụng trong các ngành, lĩnh vực kĩ thuật theo đặc trưng riêng
5. Củng cố: (3’)
? Vì sao nói bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ chung dùng trong kĩ thuật ?
?Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào đối với đời sống, sản xuất ?
? Vì sao chúng ta cần phải học môn vẽ kĩ thuật ?
 6. Hướng dẫn về nhà: (2’)
Học bài 1,
xem trước Bài 2:Hình chiếu
 Tiết 2 Bài 2: HÌNH CHIẾU
 I . Mục tiêu : Qua bài học, học sinh cần nắm được :
1/ Kiến thức: Hiểu được khái niệm hình chiếu, vị trí các hình chiếu.
- Giải thích được khái niệm hình chiếu, các phép chiếu
- Giải thích và biểu diễn được các hình chiếu vuông góc:
2/ Kĩ năng - Biểu diễn được vị trí các hình chiếu trên bản vẽ các hình chiếu
- Trình bày được quy ước khi biểu diễn hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kĩ thuât
- Nhận biết được vật thể qua hình chiếu của vật thể trên bản vẽ.
3./ Thái độ: Có ý thức đúng đối với môn Vẽ kĩ thuật:
- Có ý thức sử dung bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống
- Có ý thức hoc tập môn Vẽ kĩ thuật
II. Chuẩn bị :
1. GV :
- Đọc, nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu tham khảo
- Tranh vẽ các hình bài 2/SGK.
- Mô hình hình hộp chữ nhật.
2. HS:Đọc trước bài 2.
III. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: (1’) GV kiểm tra sỉ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (2’) 
*Câu hỏi:
 ? Vì sao nói bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ chung dùng trong kĩ thuật ?
 ? Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào đối với đời sống, sản xuất ?
3. Giới thiệu bài (2’)
Hình chiếu là hình biểu hiện một mặt nhìn thấy của vật thể. Phần khuất được thể hiện bằng nét đứt. Vậy có các phép chiếu nào? Tên gọi hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào? Đó là nội dung của bài học hôm nay “ Hình Chiếu”
4. Bài mới (35’)
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
Y Hoạt động 1:Tìm hiểu khái niệm về hình chiếu (5’)
? Các vật khi đặt ngoài sáng thường có hiện tượng gì? (HS K-G)
- Ta có thể xem bóng của một vật là hình chiếu của nó. Các tia sáng là các tia chiếu, còn mặt đất hoặc mặt tường chứa bóng là MP chiếu.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 2.1 SGK
? Thế nào là hình chiếu của vật thể
(HS TB-Y)
- GV nhận xét và bổ sung và đi đến kết luận: Con người đã mô phỏng hiện tượng tự nhiên này để diễn tả hình dạng của vật thể bằng phép chiếu.
[ Có bóng của nó.
 HS nghe.
- HS quan sát.
[ Khi chiếu vật thể lên một mặt phẳng,hình nhận được trên mặt đó gọi là hình chiếu của vật thể.
- HS nghe
I. Khái niệm về hình chiếu
- Khi chiếu vật thể lên một mặt phẳng,hình nhận được trên mặt đó gọi là hình chiếu của vật thể.
- Các tia sáng là các tia chiếu (AA’)
- Mặt phẳng chứa hình chiếu gọi là măt phẳng chiếu hay măt phẳng hình chiếu.
Y Hoạt động 2:Tìm hiểu các phép chiếu (15’)
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 2.2 
 ? Các hình trên có các đặc điểm gì khác nhau?
(HS K-G)
- GV giới thiệu 3 phép chiếu: Do đặc điểm của 3 tia chiếu khác nhau cho ta các phép chiếu khác nhau.
+ Phép chiếu xuyên tâm: Các tia chiếu cùng đi qua một điểm (tâm chiếu)
+ Phép chiếu song song: Các tia chiếu song song với nhau và xiên qua mặt phẳng hình chiếu.
+ Phép chiếu vuông góc: Các tia chiếu vuông góc với MP chiếu.
? Khi nào sử dụng phép chiếu vuông góc? (HS K-G)
? Khi nào sử dụng phép hiếu son ... y néo, dây chằng cột điện cao áp
f) tắm mưa dưới đường dây điện cao áp.
=> Đáp án: a) S, b) S, c) Đ, d) Đ, e) S, ) S
5. Dặn dò: (1’)
- Học thuộc bài cũ 
- Về nhà chuẩn bị Bài 34: Thực hành: Dụng cụ bảo vệ an toàn điện – Thực hành cứu người bị tai nạn điện.
..........................................................................................................................
TIẾT 33 THỰC HÀNH DỤNG CỤ BẢO VỆ AN TOÀN ĐIỆN 
 THỰC HÀNH CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điệntrong khi sử dụng và sửa chữa điện.
- Biết cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện một cách an toàn
2. Kĩ năng:
- Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện
- Sơ cứu nạn nhân kịp thời và đúng phương pháp
3. Thái độ: 
- Có ý thức nghiêm túc trong học tập
- Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sửa chữa điện.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của GV:
- Hình 35.1 – 35.4
- Mẫu vật : kìm điện, kìm tuốc vỏ dây điện, tua vít, bút thử điện
2. Chuẩn bị của HS:
- Học bài cũ 
- Tìm hiểu bài trước bài mới
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
- Kiểm tra sỉ số và tác phong của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) 
Câu hỏi:
H: Tai nạn điện thường xảy ra do những nguyên nhân nào?
=> Đáp án: - Do chạm trực tiếp vào vật mang điện
- Do vi phạm khoảng cách an tòan với lưới điện cao áp và trạm biến áp
- Do đến gần chỗ dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất
H: Khi sử dụng, sửa chữa điện cần thực hiện những nguyên tắc an toàn điện gì?
=> Đáp án: 
* Một số biện pháp an tòan điện khi sử dụng điện
- Thực hiện tốt cách điện chỗ nối dây dẫn điện
- Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện
- Nối đất các thiết bị đồ dùng điện
- Không vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện cao áp và trạm biến áp
* Một số biện pháp an toàn điện khi sửa chữa điện
- Trứớc khi sửa chữa điện ta phải cắt nguồn điện
- Sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện
3. Giảng bài mới: 
Điện năng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và sinh hoạt thì vấn đề an toàn khi vận hành và sử dụng điện càng trở nên cần thiết vì những sự cố tai nạn điện xảy ra rất nhanh và vô cùng nguy hiểm. Vì vậy chúng ta phải biết sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện để tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra và cách sơ cứu người khi bị tai nạn điện 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2’)
- Đặt vấn đề.
- Nêu mục tiêu bài học.
=> Lắng nghe
=> Lắng nghe
* Hoạt động 2: : Tìm hiểu các dụng cụ an toàn điện (7’)
- Trong kỹ thuật điện, người ta thường dùng các vật liệu cách điện để bọc phần dẫn điện bên trong nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng
H: Hãy nêu một số ví dụ về bộ phận được làm bằng vật liệu cách điện trong đồ dùng điện hàng ngày? 
(HS TB – Y)
- Chúng ta đi tìm hiểu về mốt số dụng cụ bảo vệ an toàn điện
- Mỗi nhóm có 4 dụng cụ bảo vệ an toàn điện: kìm điện, kìm tuốc vỏ dây điện, tua vít, bút thử điện. Tìm hiểu các nội dung sau :
- Đặc điểm cấu tạo của các dụng cụ?
- Phần cách điện của các dụng cụ chế tạo bằng dụng cụ gì?
- Công dụng của bộ phận cách điện?
- Sau khi quan sát và mô tả hãy ghi kết quả vào mục 1 bài báo cáo thực hành SGK
=> Lắng nghe
=> Vỏ bút thử điện , vỏ kìm điện ,
=> Lắng nghe
=> Hoạt động nhóm tìm hiểu về: 
Đặc điểm cấu tạo của các dụng cụ
- Phần cách điện của các dụng cụ chế tạo bằng dụng cụ gì
- Công dụng của bộ phận cách điện
- Cách sử dụng sản phẩm
ghi kết quả vào báo cáo hực hành đã chuẩn bị.
=> Thực hiện
1. Tìm hiểu các dụng cụ bảo vệ an toàn điện:
* Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo và cách sử dụng bút thử điện (10’)
- Bút thử điện là dụng cụ kiểm tra đơn giản nhất mà mỗi gia đình cần phải có để kiểm tra mạch điện có điện hoặc kiểm tra đồ dùng điện có bị rò điện ra vỏ hay không. Bút thử điện dùng để kiểm tra điện áp dưới 1000V
H: Quan sát và mô tả cấu tạo bút thử điện khi chưa tháo rời từng bộ phận? 
(HS K – G)
- GV hướng dẫn HS tháo rời từng bộ phận bút thử điện. 
H: Bút thử điện gồm có các bộ phận nào? (HS TB – Y)
- Nhận xét, nói thêm: Hai bộ phân quan trọng của bút thử điện: đèn báo và điện trở làm giảm dòng điện có trị số khoảng 106 
- Yêu câu HS lắp bút thử điện lại và kiểm tra xem đúng chưa
H: Trình bày nguyên lý làm việc của bút thử điện? (HS K – G)
H: Tại sao dòng điện qua bút thử điện lại không gây nguy hiểm cho người? 
(HS TB – Y)
- Hướng dẫn HS các thao tác mẫu về sử dụng bút thử điện: Khi thử điện tay cầm bút phải chạm vào cái kẹp kim lọai ở nắp bút. Chạm đầu bút vào chỗ cần thử điện, nếu đèn báo sáng thì điểm đó có điện.
- Yêu cầu HS xác định dây pha của mạch điện
- Kiểm tra rò điện của một số đồ dùng điện
- Thử chỗ hở cách điện của dây dẫn điện.
=> Lắng nghe
=> Trả lời
=> Lắng nghe
=> Các nhóm tháo rời bút thử điện để tìm hiểu về cấu tạo. Gồm : Đầu thử điện (gắn liền với thân). Điện trở (Giảm dòng điện). Đèn báo. Lò xo (tăng độ tiếp xúc giữa điện trở, đèn). Nắp bút. Kẹp kim lọai. Thân bút
=> Lắng nghe
=> Thực hiện
=> Khi để tay vào kẹp kim lọai và chạm đầu bút thử điện vào vật mang điện, dòng điện đi từ vật mang điện qua đèn báo và cơ thể người rồi xuống đất tạo thành mạch kín đèn báo sáng. Độ sáng của đèn báo phản ánh độ lớn của dòng điện, phụ thuộc vào điện áp thử
=> Vì bút thử điện có điện trở lớn
=> Quan sát
=> Xác định dây pha của mạch điện
=> Kiểm tra rò điện của một số đồ dùng điện
=> Thử chỗ hở cách điện của dây dẫn điện.
2. Tìm hiểu bút thử điện:
a. Quan sát và mô tả cấu tạo bút thử điện
b. Nguyên lý làm việc:
c. Sử dụng bút thử điện
* Hoạt động 4: Thực hành tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện (7’)
- Cứu người bị điện giật cần phải thận trọng nhưng rất nhanh theo các bước sau:
 + Nhanh tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
 + Sơ cứu nạn nhân
 + Đưa nạn nhân đến trạm y tế gần nhất hoặc gọi nhân viên y tế đến. 
- Nêu tình huống 1:
* Treo hình 35.1
- Yêu cầu HS chọn cách xử lý đúng trong các tình huống sau:
Dùng tay trần kéo nạn nhân rời khỏi tủ lạnh
Rút phích cắm điện (nắp cấu chì) hoặc ngắt aptomat
Gọi người khác đến cứu
Lót tay bằng vải khô kéo nạn nhấn rời khỏi tủ lạnh
- Nhận xét, nói thêm: Phải nhanh chóng quan sát tìm dây dẫn điện đến thiết bị điện và thực hiện các việc sau: Cắt cầu dao, rút phích cắm điện, tắt công tắc hay gỡ cấu chì nơi gần nhất. Nếu không có biện pháp nào cắt điện thì nắm vào các phần quần áo khô của nạn nhân hoặc dùng áo khô của mình lót tay nắm tóc, tay hoặc chân kéo nạn nhân ra.
- Nêu tình huống 2:
* Treo hình 35.2
- Yêu HS chọn một trong những cách xử lý sau cho an toàn nhất:
Lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân ra khỏi dây điện
Đứng trên ván gỗ khô dùng sào tre (gỗ ) hất dây điện ra khỏi nạn nhân.
Nắm áo nạn nhân kéo ra khỏi dấy điện
Nắm tóc nạn nhận kéo ra khỏi dậy điện
- Chú ý : Khi cứu nạn nhân bị tai nạn điện tuyệt đối không nắm vào người nạn nhân bằng tay không. Không tiếp xúc với cơ thể để trần của nạn nhân.
=> Lắng nghe
=> Lắng nghe
=> Quan sát
=> Rút phích cắm điện (nắp cấu chì) hoặc ngắt aptomat
=> Lắng nghe
=> Lắng nghe
=> Quan sát
=> Đứng trên ván gỗ khô dùng sào tre (gỗ ) hất dây điện ra khỏi nạn nhân.
=> Lắng nghe
3. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
* Tình huống 1: Một người đang đứng dưới đất, tay chạm vào tủ lạnh bị rò điện. Em phải làm gì để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện?
- Cách xử lý: Rút phích cắm điện (nắp cấu chì) hoặc ngắt aptomat
* Tình huống 2: Trên đường đi học về, em và các bạn bất chợt gặp tình huống: mốt người bị dây điện trần (không bọc cách điện) của lưới điện hạ áp 220Vbị đứt đè lên người.
- Cách xử lý: Đứng trên ván gỗ khô dùng sào tre (gỗ) hất dây điện ra khỏi nạn nhân
* Hoạt động 5: Thực hành sơ cứu nạn nhân (8’)
- Sau khi ta tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện chúng ta kiểm tra xem nạn nhân đang ở trong trạng thái như thế nào mà lựa chọn phương pháp sơ cứu nạn nhân cho phù hợp. Điều quyết định thành công của việc sơ cứu nạn nhân là phải “ Nhanh và đúng phương pháp”
? Trường hợp nạn nhân vẫn tỉnh không có vết thương nào và không cảm thấy khó chịu thì sơ cứu như thế nào? (HS TB – Y)
- Trường hợp nạn nhân ngất, không thở hoặc thở không đều co giật và run: trường hợp này ta cần làm hô hấp nhân tạo cho tới khi nạn nhân thở được tỉnh lại và mời nhân viên y tế đến.
* Treo hình 35.3 
H: Em hãy mô tả cách thực hiện các động tác đẩy hơi ra, hút khí vào?
(HS K – G)
- Nói thêm: Phương pháp này đơn giản và ưu điểm hơn, vì người cứu dễ thực hiện và kiểm tra được đường thở của nạn nhân
* Treo hình 35.4 và tham khảo các thao tác trong SGK
.
- Yêu cầu HS nắm vững hai phương pháp sơ cứu nạn nhân.
=> Lắng nghe
=> Trường hợp nạn nhân vẫn tỉnh không có vết thương nào và không cảm thấy khó chịu thì không cần cứu chữa để nạn nhân nằm nghỉ chỗ thóang mát, sau đó báo cho nhân viên y tế đến. Tuyệt đối klhông cho nạn nhân ăn uống gì.
=> Lắng nghe
=> Quan sát
=> Đặt nạn nhân nằm sấp, đầu nghiêng một bên, cậy miệng và kéo lưỡi để họng nạn nhân mở ra.
- Quỳ trên lưng nạn nhân. Đặt hai lòng bàn tay vào hai mạng sườn ( tại xương sườn cụt), ngóng cái trên lưng.
Động tác 1 :Đẩy hơi ra
Nhô tòan thân về phía trước. Dùng sức nặng toàn thân ấn vào lưng nạn nhân. Bóp các ngón tay vào chỗ xương sườn cụt. Miệng đếm nhịp 1,2,3.
Động tác 2: Hút khí vào
Nới tay, ngả người về phía sau. Nhấc nhẹ lưng nạn nhân lên để lồng ngực dãn rộng, phổi nở ra hút khí vào. Miệng đếm 4,5,6.
=> Lắng nghe
=> Quan sát
Chuẩn bị : Quỳ bên cạnh nạn nhân,đẩy ngửa đầu nạn nhân cho thông đường thở.
 Thổi vào mũi : ấn mạnh vào càm để giữ mồm nạn nhân ngậm chặt lại. Lấy hơi ngậm mũi nạn nhân, thổi mạnh. Làm khỏang 16-20 lần / phút cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh.
 Thổi vào mồm : cách lấy hơi thổi tương tự như thổi vào mũi. Nhưng trong khi thổi phải dùng má áp chặt vào mũi người bị nạn nên thường không được kín và khó làm.
 Xoa bóp tim ngòai lồng ngực : Khi tim nạn nhân không họat động thì cần có hai người cứu để đồng thời vừa xoa bóp tim vừa thổi ngạt theo tỉ lệ 5 lần xoa bóp tim /1 lần thổi ngạt
=> Thực hiện
4. Sơ cứu nạn nhân
* Trường hợp nạn nhân vẫn tỉnh:
* Trường hợp nạn nhân ngất, không thở hoặc thở không đều co giật và run:
a. Phương pháp nằm sấp: 
b. Hà hơi thổi ngạt
4. Củng cố: (4’)
- Yêu cầu HS hoàn thành báo cáo thực hành.
- Đưa ra tình huống yêu cầu HS thực hành : Nhóm bạn đi đến gần khu chuồng chăn nuôi, do sơ ý vấp phải dây điện bảo vệ chuồng nuôi và bị điện giật. Em xử lý tình huống này như thế nào?
? Hãy nêu một số trường hợp sử dụng điện trái phép đang bị nghiêm cấm?
- Thu báo cáo thực hành
- Nhận xét về sự chuẩn bị của HS, quá trình thực hành của các nhóm.
5. Dặn dò: (1’)
- Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học ở chương V, chương VI

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an cn 8.doc