Giáo án Mĩ thuật 8 cả năm - Giáo Viên: Nguyễn Thị Hồng Xuyến

Giáo án Mĩ thuật 8 cả năm - Giáo Viên: Nguyễn Thị Hồng Xuyến

BÀI 1 - TIẾT 1

VẼ TRANG TRÍ

TRANG TRÍ QUẠT GIẤY

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 - Học sinh hiểu về ý nghĩa và các hình thức trang trí quạt giấy.

 - Biết cách trang trí phù hợp với hình dáng của mỗi loại quạt giấy.

 - Trang trí được quạt giấy bằng các hoạ tiết đã học và vẽ màu tự do.

II. CHUẨN BỊ.

 A. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 1. Giáo viên.

 - Một vài quạt giấy và một số loại quạt khác có hình dáng và kiểu trang trí khác nhau.

 - Hình vẽ gợi ý các bước tiến hành trang trí quạt giấy.

 - Bài vẽ của học sinh năm trước.

 2. Học sinh.

 - Sưu tầm hình ảnh các loại quạt giấy để tham khảo.

 - Giấy vẽ, bút chì, com pa, màu vẽ.

 B. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC:

 - Phương pháp nêu vấn đề.

 - Phương pháp làm việc theo nhóm.

 - Phương pháp vấn đáp.

 - Phương pháp đánh giá.

 - Phương pháp luyện tập.

 

doc 153 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 704Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 8 cả năm - Giáo Viên: Nguyễn Thị Hồng Xuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:............................
Giảng lớp:..............................
Bài 1 - tiết 1
vẽ trang trí 
trang trí quạt giấy
i. mục tiêu bài học.
 - Học sinh hiểu về ý nghĩa và các hình thức trang trí quạt giấy.
 - Biết cách trang trí phù hợp với hình dáng của mỗi loại quạt giấy.
 - Trang trí được quạt giấy bằng các hoạ tiết đã học và vẽ màu tự do.
ii. Chuẩn bị.
 a. Đồ dùng dạy học.
 1. Giáo viên.
 - Một vài quạt giấy và một số loại quạt khác có hình dáng và kiểu trang trí khác nhau.
 - Hình vẽ gợi ý các bước tiến hành trang trí quạt giấy.
 - Bài vẽ của học sinh năm trước.
 2. Học sinh.
 - Sưu tầm hình ảnh các loại quạt giấy để tham khảo.
 - Giấy vẽ, bút chì, com pa, màu vẽ....
 b. phương pháp dạy - học:
 - Phương pháp nêu vấn đề.
 - Phương pháp làm việc theo nhóm.
 - Phương pháp vấn đáp.
 - Phương pháp đánh giá.
 - Phương pháp luyện tập.
iii. tiến trình dạy - học.
 a. ổn định tổ chức lớp.
 b. kiểm tra đầu giờ.
 - Kiểm tra lại toàn bộ kiến thức cũ?
 c. bài mới.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
I. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần I - SGK).
? Quạt giấy có công dụng như thế nào?
+ Dùng trong đời sống hàng ngày.
+ Dùng trong biểu diễn nghệ thuật.
+ Dùng để trang trí.
? Có mấy loại quạt thường được trang trí?
(Có hai loại quạt: Quạt giấy và quạt lan)
- Giáo viên cho học sinh quan sát quạt mẫu có hình dáng khác nhau.
? Quạt giấy có hình dáng như thế nào?
(Có dáng nửa hình tròn, được làm bằng nan tre và bồi giấy hai mặt)
? Hoạ tiết trang trí trên quạt giấy được lấy từ đâu?
(Từ thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá, chim thú, người....)
? Màu sắc của quạt như thế nào?
(Có nhiều màu sắc phong phú: Xanh, đỏ, tím, vàng......)
II. Hoạt động: Hướng dẫn học sinh tạo dáng và trang trí quạt giấy.
1. Tạo dáng.
- Vẽ hai nửa đường tròn đồng tâm có kích thước và bán kính khác nhau.
I. Quan sát, nhận xét.
II. Tạo dáng và trang trí quạt giấy.
1. Tạo dáng
- Vẽ hai nửa đường tròn đồng tâm có kích thước và bán kính khác nhau.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
- Tạo dáng và vẽ nan quạt.
2. Trang trí.
- Vẽ phác các mảng chính.
- Vẽ hoạ tiết.
- Vẽ màu.
III. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài.
- Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ quạt giấy của học sinh các năm trước.
- Giáo viên gợi ý.
+ Tìm mảng hình trang trí .
+ Tìm hoạ tiết phù hợp với các hình mảng.
+ Tìm màu theo ý thích.
IV. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- Cuối giờ, giáo viên cho học sinh treo một số bài để cả lớp nhận xét theo gợi ý của giáo viên về:
+ Bố cục.
- Tạo dáng và vẽ nan quạt.
2. Trang trí.
- Vẽ phác các mảng chính.
- Vẽ hoạ tiết.
- Vẽ màu.
III. Thực hành:
- Trang trí một quạt giấy có bán kính là:
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
+ Hình vẽ.
+ Cách vẽ màu.
- Giáo viên gợi ý cho học sinh tự đánh giá xếp loại theo ý thích.
- Giáo viên nhận xét, xếp loại động viên và khích lệ học sinh.
* Bài tập về nhà:
- Hoàn thành bài vẽ (nếu chưa xong).
- Xem trước bài 2 và chuẩn bị một số tư liệu cho bài 2.
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:............................
Giảng lớp:..............................
Bài 2 - tiết 2
thường thức mĩ thuật
sơ lược về mĩ thuật thời lê
(từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII)
i. mục tiêu bài học.
 - Học sinh hiểu khái quát về mĩ thuật thời Lê - Thời kì hưng thịnh của mĩ thuật Việt Nam.
 - Nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm của mĩ thuật thời Lê.
 - Biết trân trọng giá trị nghệ thuật dân tộc và có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá của quê hương.
ii. Chuẩn bị.
 a. Tài liệu tham khảo.
 - Nguyễn Quốc Toản: Phương pháp giảng dạy mĩ thuật (giáo trình đào tạo Giáo viên THCS hệ CĐSP) NXB Giáo dục1998 - phần phương pháp giảng dạy các phân môn.
 - Chu Quang Trứ, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Thái Lai: Lược sử mĩ thuật và mĩ thuật học.
 - Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng: Mĩ thuật của người Việt, NXB Mĩ Thuật 1989.
 - Phan Cẩm Thượng: Chùa Bút Tháp, NXB Mĩ Thuật 1999.
 - Đất qua lửa, NXB Kim Đồng 2000.
 b. Đồ dùng dạy học.
 1. Giáo viên.
 - Một số ảnh về công trình kiến trúc, tượng, phù điêu trang trí thời Lê (ở bộ ĐDDH MT8).
 - Sưu tầm ảnh chùa Bút Tháp, tháp chuông chùa Keo ( Thái Bình) chùa Thiên Mụ (Huế), chùa Phổ Minh ( Nam Định) Tượng phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay....
 - Sưu tầm ảnh về chạm khắc gỗ, hình vẽ trang trí, đồ gốm... liên quan đến mĩ thuật thời Lê.
 2. Học sinh.
 - Sưu tầm các bài viết, tranh, ảnh liên quan đến mĩ thuật thời Lê.
 b. phương pháp dạy - học.
 - Phương pháp thuyết trình.
 - Phương pháp thảo luận nhóm.
 - Phương pháp vấn đáp.
 - Phương pháp đánh giá.
 - Phương pháp trực quan.
iii. tiến trình dạy - học.
 a. ổn định tổ chức lớp.
 b. kiểm tra đầu giờ:
 - Nhắ lại phương pháp tạo dáng và trang trí quạt giấy?
 c. bài mới.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
I. Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét về bối cảnh xã hội thời Lê.
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần I - SGK).
 ? Em hãy nêu vài nét về bối cảnh xã hội thời Lê?
(Sau 10 năm kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, trong giai đoạn đầu, nhà Lê đã xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền hoàn thiện với nhiều chính sách kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao, văn hoá tích cực tiến bộ, tạo nên xã hội thái bình, thịnh trị).
- Thời kì này tuy có bị ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo và văn hoá Trung Hoa nhưng mĩ 
I. Vài nét về bối cảnh lịch sử.
- Sau 10 năm kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, trong giai đoạn đầu, nhà Lê đã xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền hoàn thiện với nhiều chính sách kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao, văn hoá tích cực tiến bộ.
- Thời kì này tuy có bị ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo và văn 
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
thuật Việt Nam vẫn đạt được những đỉnh cao, mang đậm đà bản sắc dân tộc.
II. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét về mĩ thuật thời Lê.
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần II - SGK).
- Giáo viên sử dụng ĐDDH kết hợp với gợi ý:
+ Mĩ thuật thời Lê vừa thừa kế tinh hoa của mĩ thuật thời Lý - Trần, vừa giàu tính dân gian. (Điêu khắc đá, chạm khắc trang trí dân gian, đồ gốm...)
+ Mĩ thuật thời Lê đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị: Các công trình kiến trúc, điêu khắc, tượng phật...
?Mĩ thuật thời Lê đã phát triển như thế nào? 
- Phát triển với quy mô to lớn, đồ sộ.
1. Về nghệ thuật kiến trúc.
- Gồm 2 loại hình: 
+ Kiến trúc cung đình.
+ Kiến trúc tôn giáo.
a, Kiến trúc cung đình.
* Kiến trúc Thăng Long.
- Vẫn giữ nguyên lối sắp xếp như thành Thăng Long thời Lý - Trần.
- Hoàng thành đã xây dựng và sửa chữa nhiều công trình kiến trúc to lớn như: Điện Kính Thiên, Cần Chánh, Vạn Thọ....
- Bên ngoài Hoàng thành đã xây dựng những công trình khác đẹp như: Đình Quảng Văn ở ngoài cửa Đại Hưng (cửa phía nam) cầu 
hoá Trung Hoa nhưng mĩ thuật Việt Nam vẫn đạt được những đỉnh cao, mang đậm đà bản sắc dân tộc.
II. Sơ lược về kiến trúc thời Lê.
1. Về nghệ thuật kiến trúc
a, Kiến trúc cung đình.
* Kiến trúc Thăng Long.
- Sau khi lên ngôi vua, Lê Lợi cho xây tiếp nhiều cung điện to lớn như: Điện Kính Thiên, Cần Chánh, Vạn Thọ....
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
học sinh ghi vở
Ngoạn Thiền để vào Hoàng thành.
* Kiến trúc Lam Kinh:
- Lam Kinh được xây dựng từ năm 1433. Đây là nơi tụ họp sinh sống của họ hàng thân thích nhà vua. Xung quanh điện là khu lăng tẩm của các vua và hoàng hậu nhà Lê.
- Khu điện Lam Kinh được xây dựng theo thế tựa núi nhìn sông, bốn bề nước non xanh biếc, rừng rậm.
- Hiện nay vẫn còn bia Vĩnh Lăng ghi công Lê Thái Tổ và lăng của các vua Lê với nhiều tác phẩm điêu khắc đá.
* Kiến trúc tôn giáo:
? Kiến trúc tôn giáo thời Lê có đặc điểm gì?
- Nhà Lê đề cao Nho Giáo nên những miếu thờ Khổng Tử, trường dạy Nho học được xây dựng nhiều.
- Từ năm 1593 - 1788 là thời kì trở lại nắm chính quyền trên danh nghĩa của nhà Lê (sau nội chiến giữa nhà Lê và nhà Mạc).
? Hãy kể tên những công trình kiến trúc tiêu 
biểu thời Lê ?
- Chùa Keo (Thái Bình).
- Chùa Mía (Hà Tây).
- Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh).
- Chùa Thánh, chùa Kim Sơn, chùa Thanh Long Bảo Khánh (Hội An).
- Chùa Từ Đàm (Huế)....
2. Về nghệ thuật điêu khắc, chạm khắc trang trí.
? Thông qua các hình trong SGK, ta nhận thấy các tác phẩm điêu khắc, chạm khắc 
* Kiến trúc Lam Kinh:
- Năm 1433, nhà Lê cho xây dựng khu Lam Kinh tại quê hương Thọ Xuân - Thanh Hoá.
- Nhà Lê đề cao Nho Giáo nên những miếu thờ Khổng Tử, trường dạy Nho học được xây dựng nhiều.
* Công trình kiến trúc tiêu biểu:
- Chùa Keo (Thái Bình).
- Chùa Mía (Hà Tây).
- Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh).
- Chùa Thánh, chùa Kim Sơn, chùa Thanh Long Bảo Khánh (Hội An).
- Chùa Từ Đàm (Huế)....
2. Nghệ thuật điêu khắc, chạm khắc trang trí.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
thường gắn với loại hình nghệ thuật nào?
(Nghệ thuật kiến trúc).
? Bằng những chất liệu gì là chủ yếu?
(Đá và gỗ).
a, Điêu khắc.
- Các pho tượng bằng đá tạc người, lân, ngựa, tê giác hoặc hổ, voi ở khu lăng miếu Lam Kinh đều nhỏ và được tạc rất gần với nghệ thuật dân gian.
- Tượng rồng tạc ở thành bậc điện Kính Thiên (1467) và điện Lam Kinh (1433 - 1448) có kích thước lớn, lượn suốt từ bậc trên cùng xuống bậc dưới cùng, dài khoảng 9 mét. Với khối hình tròn trịa, đầu rồng có bờm tóc uốn mượt phủ sau gáy, có sừng và tai nhỏ, mũi sư tử trên thân có nhiều dải mây, khúc uốn lượn.
- Các tượng phật bằng gỗ như: Tượng phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (chùa Bút Tháp - Bắc Ninh) phật nhập Nát Bàn (chùa Phổ Minh - Nam Định).
b, Chạm khắc trang trí.
- Có nhiều hình chạm khắc trang trí trên đá. Đó là bậc cửa trước một số công trình kiến trúc lớn, trên bia ở các lăng tẩm, đền miếu, chùa chiền. Hình chạm khắc chỗ nổi, chỗ chìm, với độ nông sâu, cao thấp khác nhau nhưng đều uyển chuyển, sắc sảo với những nét uốn lượn dứt khoát và rõ ràng.
- ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) hiện có 58 bức chạm khắc.
? Hình ảnh chủ yếu trên những bức chạm khắc trang trí là gì?
a, Điêu khắc.
- Nghệ thuật điêu khắc tạc đá các con vật, người rất gần với nghệ thuật dân gian.
- Tượng rồng có kích thước lớn, lượn suốt từ bậc trên cùng xuống bậc dưới cùng, dài khoảng 9 mét.
b, Chạm khắc trang trí.
- Nghệ thuật chạm khắc trang trí thời Lê rất tinh xảo.
- ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) hiện có 58 bức chạm khắc.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
- Đánh cờ, chọi gà, chèo thuyền, u ... hi tiết.
- Vẽ màu.
+ Vẽ phác các mảng màu.
+ Vẽ màu đậm trước, nhạt sau.
+ Vẽ màu nền để bài vẽ có không gian và hoà sắc chung.
+ Vẽ phác khung hình chung.
+ Vẽ khung hình của từng vật mẫu.
+ Ước lượng tỉ lệ các bộ phận.
+ Vẽ phác hình, mảng lớn bằng nét thẳng, mờ.
+ Vẽ chi tiết.
- Vẽ màu.
+ Vẽ phác các mảng màu.
+ Vẽ màu đậm trước, nhạt sau.
+ Vẽ màu nền để bài vẽ có không gian và hoà sắc chung.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
học sinh ghi vở
III. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài.
- GV theo dõi chung và gợi ý cho học sinh về:
+ Cách vẽ hình.
+ Vẽ mảng màu.
+ Cách tìm màu và vẽ màu.
Lưu ý: Tương quan màu cạnh nhau, tránh các màu tương phản, tách bạch nhau quá.
IV. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài và xếp loại bài theo cảm nhận riêng.
- Học sinh nhận xét -> Giáo viên tóm tắt, nhận xét bài vẽ của học sinh và nhận xét về giờ học.
III. Bài tập.
- Vẽ tĩnh vật: Lọ hoa và quả. (vẽ màu)
* Bài tập về nhà:
+ Sưu tầm tranh tĩnh vật màu, dán vào giấy A4 (ghi tên tranh và tác giả).
+ Vẽ một bài tĩnh vật theo ý thích.
+ Chuẩn bị: Giấy màu, hồ dán, mẫu vẽ.
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:............................
Giảng lớp:.............................
Bài 31- tiết 31
vẽ theo mẫu
xé dán giấy Lọ hoa và quả
I. Mục tiêu bài học.
	- Học sinh biết cách xé dán giấy lọ hoa và quả.
	- Xé dán được một bức tranh có lọ hoa, quả theo ý thích.
	- Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh xé dán giấy.
II. Chuẩn bị.
	a. Đồ dùng dạy - học.
	1. Giáo viên.
	+ Hình gợi ý cách xé dán giấy: Cách xé dán nét và mảng hình.
	+ Sưu tầm tranh xé dán tĩnh vật màu của họa sĩ.
	+ Bài xé dán giấy lọ hoa, quả của học sinh các năm trước.
	+ Giấy màu các loại và hồ dán.
	+ Chuẩn bị 2 hoặc 3 mẫu vẽ
	2. Học sinh.
	+ Giấy màu, hồ dán.
	+ Sưu tầm tranh xé dán giấy tĩnh vật màu.
	+ Mẫu vẽ.
	b. Phương pháp dạy- học.
	- Phương pháp trực quan
	- Phương pháp luyện tập
	- Phương pháp đánh giá.
III. Tiến trình dạy- học.
	a. ổn định tổ chức.
	b. Kiểm tra đầu giờ.
	- Nêu cách vẽ tranh tĩnh vật màu?
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	c. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
học sinh ghi vở
I. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu một số tranh xé dán giấy tĩnh vật màu và gợi ý học sinh nhận xét.
? Trong tranh xé dán tĩnh vật có những hình ảnh nào?
(Thường có lọ hoa và quả).
? Tranh có thể xé dán bằng loại giấy gì?
(Dùng các loại giấy màu khác nhau để xé).
- GV cho học sinh tự bày mẫu và chú ý đến:
+ Cách bầy mẫu.
+ Màu sắc cần có độ đậm, nhạt, màu nóng màu lạnh.
- GV gợi ý cho học sinh nhận xét mẫu về:
+ Bố cục: Cách sắp đặt lọ hoa, quả.
+ Đặc điểm của lọ hoa, quả.
+ Màu sắc và độ đậm nhạt của mẫu, của từng vật mẫu.
+ Tỉ lệ của phần hoa, lọ và quả...
I. Quan sát nhận xét.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
học sinh ghi vở
II. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách xé dán.
- Quan sát mẫu, chọn giấy cho nền, lọ, hoa và quả.
- Ước lượng tỉ lệ của lọ, hoa và quả để có bố cục cân đối.
II. Cách xé dán.
- Chọn giấy màu nền, lọ, hoa và quả.
- Ước lượng tỉ lệ của lọ, hoa và quả.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
học sinh ghi vở
- Xé giấy tìm hình.
- Xếp dán hình như bố cục đã định.
III. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài.
- Bài này có thể tiến hành theo 2 cách:
- Làm bài theo nhóm trên giấy A3.
- Làm bài cá nhân trên giấy A4.
- GV gợi ý cho học sinh:
+ Chọn giấy màu.
+ Tìm tỉ lệ của lọ, hoa, quả.
- Xé giấy tìm hình.
- Xếp dán hình.
II. Bài tập.	
- Xé dán lọ, hoa, quả bằng giấy màu.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
học sinh ghi vở
+ Cách xé hình.
+ Cách dán.
+ Học sinh làm bài.
IV. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- GV giới thiệu một số bài hoàn thành và chưa hoàn thành, gợi ý cho học sinh nhận xét về:
+ Hình xé dán.
+ Màu sắc.
- Học sinh nhận xét theo cảm nhận riêng và tự xếp loại một số bài.
- GV tóm tắt, nhận xét đánh giá chung về tiết học, chọn ra một số bài đẹp về bố cục, màu sắc.
* Bài tập về nhà:
+ Sưu tầm tranh tĩnh vật, dán vào giấy A4, ghi tên tác phẩm, chất liệu tác giả.
+ Xé dán tranh tĩnh vật, con vật, phong cảnh bằng giấy màu các loại.
+ Chuẩn bị: Ê ke, thước, bút chì, tẩy, giấy vẽ và màu vẽ.
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:............................
Giảng lớp:.............................
Bài 32- Tiết 32
vẽ trang trí
trang trí đồ vật
dạng hình vuông, hình chữ nhật
I. Mục tiêu bài học.
	- Học sinh hiểu cách trang trí có đồ vật dạng hình vuông, hình chữ nhật.
	- Biết cách tìm bố cục khác nhau.
	- Trang trí được một đồ vật dạng hình vuông, hình chữ nhật.
II. Chuẩn bị.
	a. Đồ dùng dạy - học
	1. Giáo viên.
	+ Một số bài trang trí hình vuông, hình chữ nhật cơ bản.
	+ Một số bài trang trí đồ vật dạng hình vuông, hình chữ nhật.
	+ Một vài đồ vật thuộc: Viên gạch hoa, khăn tay...
	2. Học sinh.
	+ Ê ke, thước kẻ, bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ.
	b. Phương pháp dạy- học.
	- Phương pháp trực quan.
	- Phương pháp quan sát.
	- Phương pháp uyện tập.
	- Phương pháp đánh giá.
III. Tiến trình dạy- học.
	a. ổn định tổ chức.
	b. Kiểm tra đầu giờ.
	- Nêu cách xé dán tĩnh vật màu?
	c. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
học sinh ghi vở
I. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
- GV cho học sinh quan sát một số bài trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng.
? Trang trí cơ bản và ứng dụng giống và khác nhau ở điểm nào?
- Giống nhau: Đều phải theo những cách sắp xếp chung như: Họa tiết được đặt cân đối, xen kẽ, nhắc lại và màu sắc đẹp.
- Khác nhau: Trang trí ứng dụng không đòi hỏi phải tuân theo các nguyên tắc trang trí một cách chặt chẽ, có khi đơn giản hoặc cầu kì về bố cục, họa tiết, màu sắc nhưng phù hợp với đồ vật và nơi trang trí (nhà, cửa...). Trang trí cơ bản thường áp dụng thể thức trang trí chặt chẽ hơn.
II. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách trang trí.
- GV giúp học sinh xác định các đồ vật định tranh trí và hình dáng của chúng như:
- Cửa sổ.
- Cánh cửa ra vào.
- Mảng trang trí ở tường, trần.
- Trang trí ở vách ngăn...
- GV gợi ý cho học sinh cách tìm bố cục.
I. Quan sát nhận xét.
II. Cách trang trí đồ vật dạng hình vuông, hình chữ nhật.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
học sinh ghi vở
+ Tìm trục, tìm các mảng hình:
Có mảng hình to, nhỏ.
Có thể đối xứng hoặc không đối xứng.
+ Tìm họa tiết.
Nét tạo hoạ tiết có nét thẳng, nét cong.
Hoạ tiết có thể là sự phối hợp giữa các hình hình học với các hình hoa lá, chim thú...
+ Tìm trục, tìm các mảng hình:
+ Tìm họa tiết.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
học sinh ghi vở
- Tìm và vẽ màu: Đơn giản và trang nhã hợp với nơi trang trí.
III. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài.
- Học sinh tự chọn hình trang trí khung cửa hình vuông hoặc hình chữ nhật.
(Khuôn khổ: 15 x 15 cm và 20 x 14 cm).
- GV giúp học sinh tìm bố cục, vẽ hình và vẽ màu theo ý thích, không nên vẽ theo hình trong SGK hoặc những sản phẩm đã có.
IV. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- Cuối giờ, giáo viên chọn nhanh 1 số bài vẽ của học sinh và gợi ý học sinh nhận xét về:
+ Cách sắp xếp bố cục.
+ Hình vẽ.
+ Màu sắc.
- Học sinh tự đánh giá xếp loại 1 số bài theo cảm nhận riêng.
- GV nhận xét và đánh giá bổ sung.
- Tìm và vẽ màu.
III. Bài tập.
- Trang trí một đồ vật có dạng hình vuông, hình chữ nhật.
* Bài tập về nhà: 
- Chuẩn bị:
+ Giấy vẽ khổ A4.
+ Màu vẽ.
+ Bút chì...
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:............................
Giảng lớp:..............................
Bài 33, 34 - tiết 33, 34
kiểm tra học kì i
vẽ tranh
đề tài tự chọn
(thời gian: 90 phút)
i. mục tiêu bài học.
 - Học sinh phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo.
 - Ôn lại kiến thức và kỹ năng về tranh.
 - Vẽ được bức tranh theo ý thích.
II. Chuẩn Bị.
 A. Đồ dùng dạy học.
 1. Giáo viên:
 - Một vài bài vẽ của học sinh năm trước.
 - Một số bài vẽ tranh theo đề tài đã học.
 2. Học sinh.
 - Giấy vẽ khổ A4.
 - Bút chì, màu vẽ....
 b. phương pháp dạy - học.
 - Phương pháp trực quan.
 - Phương pháp gợi mở.
 - Phương pháp luyện tập.
 - Phương pháp đánh giá.
iii. tiến trình dạy - học.
 a. ổn định tổ chức lớp.
 b. kiểm tra đầu giờ:
 - Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ của học sinh?
 c. bài mới.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
- Giáo viên đọc đề kiểm tra: Vẽ tranh đề tài tự chọn.
- Thời gian làm bài: 90 phút (chia làm 2 phút).
- Khổ giâý quy định: A4.
- Cuối tiết 1: Giáo viên thu bài vẽ, đầu giờ tiết 2 phát bài cho học sinh vẽ tiếp.
- Cuối tiết 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét, đánh giá bài vẽ dưới sự gợi ý của Giáo viên.
- Chép đề bài.
- Bắt đầu làm bài.
thang điểm
yêu cầu chuyên môn bài vẽ
đánh giá bài vẽ
xếp loại
điểm tương đương
1. Bài vẽ lựa chọn rõ chủ đề: Bố cục, hình vẽ, màu sắcđẹp, hài hoà,thể hiện tốt tình cảm của mình thông qua bài vẽ.
2. Thể hiện được bố cục, hình vẽ, màu sắc tốt nhưng sắc thái tình cảm chưa cao.
3. Bố cục, hình vẽ màu sắc còn lệch lạc, nhưng lựa chọn nội dung có ý nghĩa,có sự sáng tạo cao.
4. Bố cục, hình vẽ, màu sắc,đường nét cẩu thả,nội dung không rõ ràng, giấy sai quy định.
Giỏi (G)
Khá (Kh)
Đạt (Đ)
Chưa đạt (CĐ)
9- 10 điểm
7- 8 điểm
5- 6 điểm
Dưới 5 điểm
D. NHân xét củng cố:
	- Nhận xét về ý thức làm bài kiểm tra của học sinh.
	- Tuyên dươg những học sinh hoàn thành sớm bài vẽ và đẹp.
	Đ. BTVN:
	Chuẩn bị: 
	- Tranh, ảnhchân dung.
 - Giấy vẽ, bút chì, tẩy...
 - Đọc trước bài 18.
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:............................
Giảng lớp:..............................
Bài 35 - Tiết 35
trưng bày kết quả học tập
 i. Mục đích trưng bày.
 - Trưng bày bài đẹp nhằm đánh giá kết quả giảng dạy, học tập của của giáo viên và học sinh trong năm học.
 ii. Hình thức tổ chức.
 1. Giáo viên.
- Các bài vẽ đẹp của học sinh trong năm học.
- Lựa chọn bài vẽ tiêu biểu của phân môn (bài đẹp nhất).
2. Học sinh.
 - Tham gia nhận xét lựa chọn bài vẽ đẹp cùng cô giáo và góp thêm bài vẽ ngoài giờ học của mình.
 3. Hình thức tổ chức.
 - Dán bài vẽ cho học sinh quan sát, trưng bày theo 3 phân môn: Vẽ trang trí, vẽ theo mẫu.....
 - Dưới bài vẽ ghi tên người vẽ.
 - Trưng bày trong lớp học.
 - Tổ chức học sinh nhận xét, đánh giá tìm ra thiếu sót trong bài vẽ theo những phân môn.
 - Hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá bài, giải quyết tranh luận và bổ sung kịp thời. Rút ra kết luận khi xét bài vẽ đẹp không đẹp.
 - Cổ vũ động viên các bài đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docMI THUAT 8 CHI TIET.doc