Giáo án lớp Sinh học khối 8 - Tiết 1 đến tiết 36

Giáo án lớp Sinh học khối 8 - Tiết 1 đến tiết 36

A, Mục tiêu:

 Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.

 - HS nêu rỏ mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học

 - Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên.

 - Nêu được các phương pháp học tập đặc thù của bộ môn

B, Phương pháp:

 Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm

C, Chuẩn bị:

 GV: Tranh hình 1.1-3 SGK, bảng phụ

 HS: Tìm hiểu trước bài, phiếu học tập

D, Tiến trình lên lớp:

 I, ổn định: (1 phút)

 II, Bài cũ: (5 phút)

 ? Em hãy kể những phân môn sinh học đã được học ở các lớp trước.

 

doc 71 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 751Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp Sinh học khối 8 - Tiết 1 đến tiết 36", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1 Ngày soạn: 25.8.07
 Tiết 1 Ngày dạy : 27.8.07
Bài 1: bài mởi đầu
A, Mục tiêu: 
 Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
 	- HS nêu rỏ mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học
 	- Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên.
 - Nêu được các phương pháp học tập đặc thù của bộ môn
B, Phương pháp:
	Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
C, Chuẩn bị:
 	GV: Tranh hình 1.1-3 SGK, bảng phụ
 	HS: Tìm hiểu trước bài, phiếu học tập
D, Tiến trình lên lớp:
 	 I, ổn định: (1 phút)
 II, Bài cũ: (5 phút)
 	? Em hãy kể những phân môn sinh học đã được học ở các lớp trước.
 	III, Bài mới:
 1, Đặt vấn đề:
 	 ở những lớp trước các em đã được học về thực vật, động vật, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về cơ thể chúng ta, xác định vị trí con người trong tự nhiên, nhiệm vụ của môn cơ thể và vệ sinh người.
 2, Triển trai bài:
Hoạt động thầy trò
HĐ 1: (14 phút)
- GV phân chia lớp thành các nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí.
- HS các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi lệnh 1 mục 1 GSK.
- HS đại diện các nhóm trả lời, bổ sung
- HS tìm hiểu thông tin SGK, từng hs hoàn thiện bài tập phần lệnh 2 mục 1 SGK.
- GV yêu cầu một vài hs báo cáo kết quả, hs khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.
HĐ 2: (12 phút)
- GVY/C học sinh tìm hiểu thông tin và quan sát hình 1.1-3 SGK.
- HS trả lời câu hỏi phần lệnh mục 2 SGK.
- HS đại diện nhóm trả lời, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận.
- Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình hãy cho biết:
? Nhiệm vụ môn sinh học 8.
? Kiến thức cơ thể người liên quan với những nghành khao học noà.
HS trả lời, bổ sung
- GV kết luận.
HĐ 3: (8 phút)
- GVY/C học sinh tìm hiểu thông tin mục 3 SGK và dựa vào hiểu biết của mình hãy cho biết:
? Để học tốt môn sinh học 8 chúng ta phải vận dụng phương pháp nào.
- HS trả lời, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
* GV Y/C học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài.
Nội dung
I. Vị trí của con người trong tự nhiên.
- Người là động vật thuộc lớp thú, đặc điểm phân biệt người với động vật là:
+ Sự phân hoá bộ xương phù hợp với chức năng lao động.
+ Lao động có mục đích.
+ Có tư duy, tiếng nói và chữ viết.
+ Biết dùng lửa.
+ Não phát triển, sọ lớn hơn mặt.
II. Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh.
- Sinh học 8 cung cấp những kiến thức về đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể.
- Kiến thức về cơ thể người có liên quan tới nhiều nghành khoa học như: Y học, thể thao, hội hoạ.
III. Phương pháp học môn học cơ thể người và vệ sinh.
- Phương pháp học tập phù hợp với môn học là kết hợp nhiều phương pháp như: quan sát, thí nghiệm, thảo luận nhóm và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
 IV, Kiểm tra, đánh giá: (5 phút)
	? Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với động vật là gì.
	? Để học tốt môn sinh 8 em cần thực hiện những phương pháp nào.
 V, Dặn dò: (1 phút)
	Học bài củ, trả lời các câu hỏi cuối bài
	Xem trước bài mới: Kẻ bảng 2 SGK.
g b ũ a e
Tuần 1 Ngày soạn:28.8.07
Tiết 2 Ngày dạy : 30.8.07 
 Chương I: khái quát về cơ thể người
 Bài 2: cấu tạo cơ thể người
A, Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
 	- HS kể tên và xác định được vị trí các cơ quan trong cơ thể người
 - HS giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động các cơ quan.
 - Giáo dục cho học sinh ý thức tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân
B, Phương pháp:
	Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
C, Chuẩn bị:
 	 GV: - Máy chiếu(nếu có), tranh vẽ phóng to
 - Mô hình tháo lắp các cơ quan trong cơ thể người
 	HS: Tìm hiểu trước bài, chuẩn bị phiếu học tập.
D, Tiến trình lên lớp:
 	I, ổn định: (1 phút)
 II, Bài cũ: (5 phút)
 ? Nhiệm vụ của môn học cơ thể và vệ sinh người là gì.
 III, Bài mới:
 1, Đặt vấn đề:
 	Cơ thể người là một thể thống nhất giữa các hệ cơ quan như: Tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết và thần kinh... Vậy các hệ cơ quan trong cơ thể người được cấu tạo như thế nào, để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này. 
 2, Triển trai bài:
Hoạt động thầy trò
HĐ 1: (23 phút)
- GVY/C học sinh quan sát H 2.1-2 SGK và mô hình cấu tạo cơ thể người.
- GV gọi HS lên nhận biết và tháo lắp mô hình cơ thể người, khi tháo lắp yêu cầu HS gọi tên và chỉ vị trí các cơ quan đó.
- HS các nhóm thực hiệu lệnh mục I SGK, - GV yêu cầu HS đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận.
- HS tìm hiểu thông tin SGK và quan sát lại tranh, mô hình 2.2 SGK.
- Các nhóm học sinh thực hiện lệnh mục 2 SGK.
- GV gọi đại diện HS các nhóm lên hoàn thiện bảng phụ ở bảng, nhận xét, bổ sung.
? Qua bảng trên hãy cho biết cơ thể người có những hệ cơ quan nào.
- HS trả lời, GV chốt lại kiến thức.
? Ngoài các hệ cơ quan trên cơ thể người còn có những hệ cơ quan nào nữa.
- HS trả lời, GV chốt lại nội dung chính.
HĐ 2: (10 phút)
- GVY/C học sinh tìm hiểu nội dunh thông tin SGK.
- Các nhóm thảo luận hoàn thiện lệnh mục II SGK.(giải thích mũi tên sơ đồ h 2.3 SGK)
- HS đại diện các nhóm trả lời, bổ sung
- GV tổng hợp lại ý kiến và giải thích.
* GVY/C HS đọc mục ghi nhớ cuối bài.
Nội dung
I. Cấu tạo:
1, Các phần cơ thể.
- Cơ thể người chia làm 3 phần: Đầu, thân và chân tay.
- Thân gồm 2 phần khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành.
+ Khoang ngực: Chứa tim, phổi
+ Khoang bụng: Chứa dạ dày, ruột, gan, tuỵ, thận, bóng đái và cơ quan sinh sản.
2, Các hệ cơ quan.
 (Bảng phụ)
- Gồm 9 hệ cơ quan:
 + Hệ vận động
 + Hệ tiêu hoá
 + Hệ tuần hoàn
 + Hệ hô hấp
 + Hệ bài tiết
 + Hệ thần kinh
 + Hệ nội tiết
 + Hệ sinh dục
 + Các giác quan.
II. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan.
- Các cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất, có sự phối hợp với nhau cùng thực hiện chức năng sống. Sự phối hợp đó được thực hiện nhờ cơ chế thần kinh và thể dịch.
 IV, Kiểm tra, đánh giá: (5 phút)
 	? Cơ thể người gồm mấy phần, đó là những phần nào.
? Bằng ví dụ hãy phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hoà hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.
 V, Dặn dò: (1 phút)
 	 - Học bài củ, trả lời các câu hỏi cuối bài.
 	 - Xem trước bài mới: Kẻ bảng 3.1 SGK.
g b ũ a e
Tuần 2:	Ngày soạn: .....9.07
Tiết 3:	 Ngày dạy : .....9.07 
Bài 3: tế bào
A, Mục tiêu:
 Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
 - HS nắm được cấu trúc cơ bản của tế bào gồm: màng sinh chất, chất tế bào( lưới nội chất, riboxôm, ti thể, bộ máy gôngi, trung thể...) và nhân( NST, nhân con). Phân biệt được chức năng từng cấu trúc của TB và chứng minh được TB là đơn vị chức năng của cơ thể.
 	- Rèn luyện cho HS kỉ năng quan sát, hoạt động nhóm
 - Giáo dục cho HS ý bảo vệ cơ thể.
B, Phương pháp: 
 Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
C, Chuẩn bị:
 	GV: Tranh (mô hình) cấu tạo TB động vật, bảng phụ
 	 HS: Tìm hiểu trước bài, phiếu học tập
D, Tiến trình lên lớp:
 I, ổn định: (1 phút)
 II, Bài cũ: (5 phút)
 ? Cơ thể người gồm mấy phần, là những phần nào? Phần thân gồm những cơ quan nào.
 III, Bài mới:
 1, Đặt vấn đề: 
 	-Cơ thể dù đơn giản hay phức tạp đều được cấu tạo từ đơn vị nhỏ nhất là tế bào. Vậy tế bào có cấu tạo như thế nào? Để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu qua bài này.
 2, Triển trai bài:
Hoạt động thầy trò
HĐ 1: (7 phút)
- GVY/C học sinh quan sát hình 3.1 SGK.
- GV treo tranh câm hình 3.1, yêu cầu học sinh các nhóm lên bảng gắn lên các phần của tế bào.
- HS các nhóm thảo luận, đại diện lên các thành phần cấu tạo TB động vật, nhóm khác bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.
HĐ 2: (10 phút)
- GVY/C học sinh nghiên cứu bảng 3.1 SGK.
- HS các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:
? Màng sinh chất có vai trò gì.
? Lưới nội chất có vai trò gì trong hoạt động sống của tế bào.
? Năng lượng cần cho hoạt động sống được lấy từ đâu.
? Tại sao nói nhân là trung tâm của tế bào.
- HS đại diện các nhóm trả lời, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức.
- GVY/C học sinh thực hiện lệnh mục II SGK.
- HS trả lời, bổ sung, GV giải thích:
- MSC thực hiện TĐC để tổng hợp nên những chất riêng của TB. Sự phân giải vật chất để tạo năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của TB được thực hiện nhờ ti thể, NST trong nhân quy định đặc điểm cấu trúc P được tổng hợp trong TB ở riboxôm. Như vậy các bào quan trong TB có sự phói hợp hoạt động để TB thực hiện chức năng sống.
? Tại sao nói TB là đơn vị chức năng của cơ thể.
- GV giải thích: Cơ thể có 4 dặc trưng cơ bản: TĐC, sinh trưởng, sinh sản và di truyền được tiến hành ở TB.
HĐ 3: (8 phút)
- GVY/C học sinh nghiên cứu thông tin SGK.
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:
? TB gồm những thành phần hoá học nào.
- HS đại diện các nhóm trả lời, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận.
? Các chất hoá học cấu tạo nên TB có ở đâu.
? Tại sao trong khẩu phần thức ăn của mỗi người cần có đủ P, L, G, vitamin và muối khoáng.
- HS trả lời, GV kết luận.
HĐ 4: (8 phút) 
- GVY/C học sinh nghiên cứu sơ đồ 3.2 SGK 
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:
? Cơ thể lấy thức ăn từ đâu.
? Thức ăn được biến đổi và chuyển hoá như thế nào trong cơ thể.
? Cơ thể lớn lên được do đâu.
? Giữa TB và cơ thể có mối quan hệ như thế nào.
? Câu hỏi lệnh mục 4 SGK
- HS đại diện các nhóm trả lời, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức.
Nội dung
I. Cấu tạo tế bào.
- Tế bào cấu tạo gồm 3 phần:
+ Màng tế bào.
+ TBC: Lưới nội chất, riboxôm, ti thể, bộ máy gôngi, trung thể....
+ Nhân: NST, nhân con.
II. Chức năng các bộ phận trong tế bào.
Kết luận: Bảng 3.1 SGK
III. Thành phần hoá học của tế bào.
- TB gồm hỗn hợp nhiều chất vo cơ và hữu cơ:
+ Chất vô cơ: Muối khoáng chứa: Ca, K, Na, Cu, Fe...
+ Chất hữu cơ: 
* Prôtêin: C, H, O, S, P
* Gluxit: C, H, O
* Lipit: C, H, O
* Axit nuclêic: ADN, ARN
IV. Hoạt động sống của tế bào.
Hoạt động sống của TB gồm:
+ Trao đổi chất
+ Lớn lên
+ Phân chia
+ Cảm ứng
 IV, Kiểm tra, đánh giá: (5 phút)
	HS làm bài tập 1 SGK ( Đáp án: 1c, 2a, 3b, 4e, 5d )
 V, Dặn dò: (1 phút) Học bài củ, trả lời câu hỏi cuối bài, , xem trước bài mới.
g b ũ a e
Tuần 2: Ngày soạn: ....9/07
Tiết 4: Ngày dạy :.....9/07 
Bài 4: mô
A, Mục tiêu: 
Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
 	- HS trình bày được khái niệm về mô, phân biệt các loại mô chính và chức năng từng loại mô.
 	- Rèn luyện cho HS kỉ năng quan sát, phân tích, so sánh và hoạt động nhóm.
 - Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ và giữ gìn sức khẻo
B, Phương pháp: 
Quan sát tìm tòi và hoạt động nhóm
C, Chuẩn bị:
 	 GV: Tranh hình 4.1-4 SGK, máy chiếu, phim trong(nếu có)
 	HS: Phiếu học tập, tìm hiểu trước bài.
D, Tiến trình lên lớp:
 	 I, ổn định: (1 phút)
 II, Bài cũ: (5 phút) ? HS làm bài tập 1 SGK 
 ? Hãy chứng minh TB là đơn vị chức năng của cơ thể.
 	III, Bài mới:
 1, Đặt vấn đề:
 	 Sự tiến hoá của cấu tạo và chức năng của tập đoàn vônvóc, so với động vật đơn bào(Tập  ... đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
 IV, Kiểm tra, đánh giá: (5 phút)
	? ở cấp độ cơ thể sự TĐC diễn ra như thế nào.
	? TĐC ở TB có ý nghĩa gì đối với TĐC ở cấp độ cơ thể.
 V, Dặn dò: (1 phút)
	Học bài củ, trả lời câu hỏi cuối bài.
	Xem trước bài mới.
g b ũ a e
Ngày soạn: 19/12/06
Tiết 33:
Bài 32: chuyển hoá
A, Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
 - HS xác định được sư chuyển hoá vật chất và năng lượng trong TB gồm 2 quá trình đồng hoá và dị hoá, hoạt động cơ bản của sự sống. Phân tích được mối quan hệ giữa TĐC với chuyển nhoá vật chất và năng lượng.
 - Rèn luyện cho HS kỉ năng phân tích, so sánh và hoạt động nhóm
 - Giáo dục cho HS ý thức giữ gìn sức khoẻ
B, Phương pháp:
	Phân tích, so sánh và hoạt động nhóm.
C, Chuẩn bị:
 GV: Tranh hình 32.1 SGK
 HS : Tìm hiểu trước bài
D, Tiến trình lên lớp:
 I, ổn định: (1 phút)
 II, Bài củ: (5 phút)
 ? Nêu mối quan hệ giữa TĐC ở cấp độ cơ thể và TB.
 III, Bài mới:
 1, Đặt vấn đề:
 Tế bào thường xuyên trao đổi với môi trường bên ngoài. Vậy chất được TB sử dụng như thế nào.
 2, Triển trai bài:
Hoạt động thầy trò
HĐ 1: (15 phút)
GV Y/C học sinh tìm hiểu thông tin và quan sát nhình 32.1 SGK 
HS các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi lệnh 1 mục I SGK.
Hs đại diện nhóm trả lời, bổ sung
GV chốt lại kiến thức.
GV Y/C học sinh tìm hiểu tiếp thông tin 2 SGK
Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi lệnh 2 mục I SGK.
Hs đại diện nhóm trả lời, bổ sung
GV chốt lại kiến thức
- Tỉ lệ giũa đồng hoá và dị hoá:
+ Trẻ em: ĐH > DH
+ người già: ĐH < DH
+ Người lao động nặng: ĐH > DH
+ Người nghĩ ngơi: ĐH < DH
HĐ 2: (9 phút) 
GV Y/C học sinh tìm hiểu thông tin SGK, HS thực hioện lệnh sau mục.
? Em hiểu chuuyển hoá cơ bản 
Là gì.
? ý nghĩa của chuyển hoá cơ bản là gì
HS trả nlời, bổ sung
GV nhận xét, kết luận
HĐ 3: (9 phút)
HS tìm hiểu tiếp thông tin SGK cho biết:
? Có những hình thức nào điều hoà sự chuyển hoá vật chất và năng lượng.
HS trả lời: Sự điều khiển cảu hệ TK
 Hooc môn của các tuyến nội tiết
GV chốt lại kiến thức
* GV gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài.
Nội dung
I. Chuyển hoá vật chất và năng lượng.
- TĐC là biểu hiện bên ngoài của chuuyên hoá bên trong TB
- Mọi nhoạt động sống của cơ thể đều bắt nguồpn từ sự chuyển hoá trong TB
- Chuyển hoá vật chất và năng lượng gồm 2 quá trình: đồng hoá và dị hoá.
Đồng hoá
- Tổng hợp chất
- Tích luỹ năng lượng
Di hoá
- Phân giải chất
- Giải phóng năng lượng
- Mối quan hệ : Đồng hoá và dị hoá là 2 qua strình đói lập nhau, mâu thuẩn với nhau, nhưng thống nhất và gắn bó chăt chẽ với nhau.
II. Chuyển hoá cơ bản.
- Chuyển háo cơ bản là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể hoàn toàn nghĩ ngơi.
- Đơn vị: KJ/h/Kg
- ý nghĩa: Căn cứ vào chuyển hoá cơ bản để xác định tình trạnh sức khoẻ, trạng thái bệnh lí.
III. Điều hoà sự chuuyên hoá vật chất vá năng lượng.
- Cơ chế thần kinh:
+ ở não cps các trung khu điều khiển TĐC
+ Thông qua hệ tim mạch
- Cơ chế thể dịch do các hooc môn đổ vào máu.
 IV, Kiểm tra, đánh giá: (5 phút)
	GV sử dụng câu hỏi cuối bài để cũng cố
 V, Dặn dò: (1 phút)
	Học bài củ, trả lời câu nhỏi cuối bài
	Đọc mục em có biết
	Xem trước bài mới.
g b ũ a e
Ngày soạn: 19/12/06
Tiết 34:
Bài : ôn tập học kì i
A, Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
 - HS hệ thống hoá kiến thức đã học trong học kì I
 - Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức, khái quát hoá theo chủ đề và hoạt động nhóm
 - Giáo dục cho HS ý thức rèn luyện thân thể và nghiêm túc trong học tập
B, Phương pháp:
	Vấn đáp tái hiện
C, Chuẩn bị:
 GV: Hệ thống câu hỏi
 HS: Xem lại những bài đã học
D, Tiến trình lên lớp:
 I, ổn định: (1 phút)
	8A:
	8B:
 II, Bài củ: (5 phút)
 III, Bài mới:
 1, Đặt vấn đề:
 Yêu cầu một HS nhắc lại những chương đã học. Hôm nay chúng ta hệ thống hoá lại những kiến thức đã học
 2, Triển trai bài:
Hoạt động thầy trò
HĐ 1: (30 phút)
Như đã phân công của GV: chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng kiến thức của nhóm mình từ 35.1-6 SGK
HS đại diện các nhóm trình bày bằng thuyết trình, bổ sung
GV giúp học sinh hoàn thiện bảng
HĐ 2: (11 phút)
GV Y/C học sinh các nhóm trả lời câu hỏi 1-3 SGK.
Các nhóm thảo luận hoàn thành 3 câu hỏi
GV gọi đại diện các nhóm trả lời, bổ sung
GV chốt lại kiến thức.
Nội dung
I. Hệ thống hoá kiến thức.
 Nội dung ở bảng 35.1-6 SGK
II. Thảo luận câu hỏi.
Nội dung SGV (168 - 169)
 IV, Kiểm tra, đánh giá: (5 phút)
	GV nhận xét thái độ học tập của học sinh các nhóm.
 V, Dặn dò: (1 phút)
	Học lại những bài đã học, hôm sau kiểm tra học kì I.
Ngày soạn: 25/12/06
Tiết 35:
Bài : kiểm tra học kì i
A, Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
 - HS tự đánh giá lại những kiến thưc đã học
 - HS chỉnh lí phương pháp học tập, xây dựng ý thức trách nhiệm trong học tập
 - GV đánh giá thái độ, kết quả học tập chung của hoch lớp, cũng như từng cá nhân, đồng thời chỉnh lí phương pháp dạy học.
B, Phương pháp:
	Kiểm tra
C, Chuẩn bị:
 GV: Đề kiểm tra trên giấy A4
 HS: Xem lại những bài đã học
D, Tiến trình lên lớp:
 I, ổn định: (1 phút)
8A:
	8B:
 II, Bài củ: (5 phút)
 III, Bài mới:
 * Đề kiểm tra:
A. Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1: Khoanh tròn những câu trả lời đúng trong những câu sau:
 1, Hoạt động bảo vệ cơ thể của bạch cầu:
	a, Thực bào, tiết kháng thể tiêu diệt.
	b, Tế bào Limphô T, tế bào Limphô B.
	c, Thực bào, tế bào Limphô B, tế bào Limphô T.
	d, Cả a và b.
 2, Trong hệ tiêu hoá thức ăn được tiêu hoá ở đâu là quan trọng nhất:	
a, Dạ dày
	b, Khoang miệng
	c, Ruột non
	d, Cả a, b và c
Câu 2: Chọn các cụm từ: Tâm nhỉ phải, tâm nhỉ trái, tâm thất phải, tâm thất trái điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a, Máu từ phổi được chuyển về.tâm thất trái
b, Máu từ..được tim co bóp chuyển đi khắp cơ thể để cung cấp oxi và các chất dinh dưỡng cho các cơ quan.
c, Máu từ..được chuyển lên phổi để thực hiện sự trao đổi khí.
d, Máu từ khắp cơ thể trở về..qua các tỉnh mạch chủ.
B. Tự luận: (6 điểm)
Câu1: Xương có những đặc tính nào ? Các yếu tố chủ yếu nào giúp xương có được đặc tính đó ?
Câu 2: Những đặc điểm cấu tạo nào của cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng tham gia bảo vệ phổi tránh các tác nhân có hại ?
Câu 3: Phân biệt đồng hoá và dị hoá ? Nêu rõ mối quan hệ giữa hai quá trình này ?
 * Đáp án và thang điểm:
A. Trắc nghiệm:
Câu 1: 1c; 2c (0,5 x2 =1 điểm)
Câu 2:	a, Tâm nhỉ trái
	b, Tâm thất trái ( 0,5 x 4 = 2 điểm)
	c, Tâm thất phải
	d, Tâm nhỉ phải
B. Tự luận: 
Câu 1: 
 - Xương có đặc tính dàn hồi và rắn chắc do có sự kết hơpk giữa chất hữu cơ và vô cơ.
 + Đàn hồi do xương có thành phần chất hữu cơ tạo ra tính đàn hồi và dẻo dai
 + Rắn chắc do xương có thành phần vô cơ ( 1 x 2 = 2 điểm)
Câu 2: 
 - Đồng hoá:	+ Tổng hợp chất
	+ Tích luỹ năng lượng (0,5 điểm)
 - Dị hoá:	+ Phân giải chất
	+ Giải phóng năng lượng (0,5 điểm)
 Đồng hoá và dị hoá là 2 quá trình đối lập nhau, ngược chiều nhau, nhưng thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau. (1 điểm)
Câu 3: 
Mặt trong của đường dẫn khí được lót 1 lớp biểu bì, có lông rung động, có tuyến nhờn và mao mạch dày đặc để bảo vệ (2 điểm)
IV, Kiểm tra, đánh giá: (5 phút)
	GV thu bài, nhận xét
 V, Dặn dò: (1 phút)
	Xem trước bài 34 SGK.
g b ũ a e
Ngày soạn: 27/12/06
Tiết 36:
Bài 33: thân nhiệt
A, Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
 - HS trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hoà thân nhiệt, giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng cvào đời sống các biện npháp chống nóng, chống lạnh, để phòng cảm nóng lạnh.
 - Rèn luyện cho HS kỉ năng hoạt động nhóm, vận dụng ,lí thuyết vào thực tiễn, tư duy tổng hợp, khái quát hoá.
 - Giáo dục cho HS ý thức tự bảo vệ cơ thể, đặc biệt khi môi trường thai đổi
B, Phương pháp:
	Vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm
C, Chuẩn bị:
 GV: Tư liệu về sự TĐC, thân nhiệt , tranh môi trường.
 HS: tìm hiểu trước bài
D, Tiến trình lên lớp:
 I, ổn định: (1 phút)
 II, Bài củ: (5 phút)
 ? Đồng hoá và dị hoá ? Nêu mối quan hệ giữa chúng.
 III, Bài mới:
 1, Đặt vấn đề:
 Em đã cặp nhiệt độ bằng nhiệt kế chưa và được bao nhiêu độ, Đó chính là thân nhiệt. Vậy thân nhiệt là gì ?
 2, Triển trai bài:
Hoạt động thầy trò
HĐ 1:(8 phút)
- GV Y/C học sinh tìm hiểu thông tin SGK cho biết:
? Thân nhiệt là gì.
? Thực hiện lệnh mục I SGK
Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trả lời, bổ sung
- GV giảng thêm: ở người khoẻ mạnh thân nhiệt không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường do cơ chế điều hoà.
? Tại sao khi sốt nhiệt độ tăng và không tăng quá 420 c(thông tin bổ sung tư liệu bài 14 giải thích)
- GV chuyển ý: cân bằng giữa sinh nhiệt và tảo nhiệt là cơ chết tự điều hoà thân nhiệt.
HĐ 2:(15 phút)
- Dựa vào hiểu biết cho biết:
? Bộ phận nào của cơ thể tham gia vào sự điều hoà thân nhiệt.
? Sự điều hoà thân nhiệt dựa vào cơ chế nào.
- HS: Da và thần kinh
- GV Y/C thực hiện lệnh mục 1 SGK.
- HS các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trả lời, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức và liên hệ thực tế:
- Trời rét vận động người nóng lên
- Mùa nóng (nhiệt độ cao) mạch máu dãn, máu qua đó nhiều nên mặt hồng hào
- GV Y/C học sinh tìm hiểu thông tin mục 2 SGK cho biết:
? Tại sao khi tức giận mặt đỏ nóng lên
- HS trả lời, GV kết luận.
HĐ 3: (10 phút)
- GV Y/C học sinh tìm hiểu thông tin SGK và kết hợp với thực tế
- Các nhóm thảo luạn trả lời câu hỏi phần lệnh mục III SGK.
- HS đại diện nhóm trả lời, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
? Em đã có hình thức rèn luyện nào để tăng sức chịu đựng của cơ thể.
- HS trả lời, GV nhận xét.
* GV gọi HS đọc kết luận cuối bài.
Nội dung
I. Thân nhiệt.
- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể
- Thân nhiệt luôn ổn định 370c là do sự cân băng giữa sinh nhiệt và toả nhiệt.
II. Sự điều hoà thân nhiệt.
1, Vai trò của da trong điều hoà thân nhiệt.
- Da có vai trò quan trọng nhất trong điều hoà thân nhiệt.
- Cơ chế:
+ Khi trời nóng lao động nặng: mao mạch ở da dãn toả nhiệt, tăng tiết mồ hôi
+ Khi trời rét: mao mạch co lại cơ chân lông co, giảm sự toả nhiệt.
2, Vai trò của hệ thần kinh trong điều hoà thân nhiệt.
Mọi hoạt động điều hoà thân nhiệt đều là phản xạ dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
III. Các phương pháp phòng chống nóng, lạnh.
- Rèn luyện thân thể(da) tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.
- Nơi ở và nơi làm việc phải phù hợp với mùa nóng và lạnh
+ Mùa hè: đội mũ, nón khi đi đường và làm việc.
+ Mùa đông: Giữ ấm chân, cổ, ngực, thức ăn nóng và cần nhiều mở.
+ Trồng nhiều cây xanh quanh nhà, nơi công cộng.
 IV, Kiểm tra, đánh giá: (5 phút)
	? Thân nhiệt là gì ? Tại sao thân nhiệt luôn ổn định
	? Trình bày cơ chế điều hào thân nhiệt khi trời nóng và lạnh
 V, Dặn dò: (1 phút)
	Học bài củ, trả lời câu hỏi cuối bài
	Đọc mục em có biết
	Xem lại những bài đã học(ôn tập học kì I)
g b ũ a e

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an sing 8.doc