Giáo án Lịch sử 8 tiết 43: Lịch sử địa phương

Giáo án Lịch sử 8 tiết 43: Lịch sử địa phương

Tiết 43. LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

Đà nẵng từ cuộc kháng chiến đầu tiên chống thực dân Pháp xâm lược đến các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX

1.Khái quát lược sử Thành phố Đà Nẵng thời cận đại:

 24-5-1889 Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định Thành lập thành phố Tourane (Đà Nẵng) thuộc tỉnh Quảng Nam. Thành phố Đà Nẵng được xếp vào loại thành phố cấp 2, như thành phố Chợ Lớn trước đó và thành phố Phnom Penh (Campuchia) sau này. Về tổ chức hành chính, thành phố có Đốc lý đứng đầu, do Khâm sứ đề nghị và Toàn quyền bổ nhiệm. Thành phố Đà Nẵng lúc bấy giờ có diện tích 10.000ha (tương đương với 20.000 mẫu ta).

c15-1-1901 Trước sức ép của Toàn quyền Đông Dương, vua Thành Thái ký đạo dụ nhượng thêm 8 xã bên tả ngạn (Xuân Đán, Thạc Gián, Yên Khê, Liên Trì, Bình Thuận, Xuân Hòa, Thanh Khê, Đông Hà Khê thuộc huyện Hòa Vang) và 6 xã bên hữu ngạn (Mỹ Khê, An Hải, Tân Thái, Mân Quang, Nại Hiên Đông, Vĩnh Yên thuộc huyện Diên Phước).

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 3172Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 8 tiết 43: Lịch sử địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/12/201
Tiết 43. LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Đà nẵng từ cuộc kháng chiến đầu tiên chống thực dân Pháp xâm lược đến các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX
1.Khái quát lược sử Thành phố Đà Nẵng thời cận đại:
 24-5-1889 Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định Thành lập thành phố Tourane (Đà Nẵng) thuộc tỉnh Quảng Nam. Thành phố Đà Nẵng được xếp vào loại thành phố cấp 2, như thành phố Chợ Lớn trước đó và thành phố Phnom Penh (Campuchia) sau này. Về tổ chức hành chính, thành phố có Đốc lý đứng đầu, do Khâm sứ đề nghị và Toàn quyền bổ nhiệm. Thành phố Đà Nẵng lúc bấy giờ có diện tích 10.000ha (tương đương với 20.000 mẫu ta).
c15-1-1901 Trước sức ép của Toàn quyền Đông Dương, vua Thành Thái ký đạo dụ nhượng thêm 8 xã bên tả ngạn (Xuân Đán, Thạc Gián, Yên Khê, Liên Trì, Bình Thuận, Xuân Hòa, Thanh Khê, Đông Hà Khê thuộc huyện Hòa Vang) và 6 xã bên hữu ngạn (Mỹ Khê, An Hải, Tân Thái, Mân Quang, Nại Hiên Đông, Vĩnh Yên thuộc huyện Diên Phước).
 19-9-1905 Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tách thành phố Tourane (Đà Nẵng) khỏi tỉnh Quảng Nam, thành một đơn vị hành chính độc lập, gồm 19 xã (13 xã phía tả ngạn sông Hàn và 6 xã phía hữu ngạn).
2. Đà Nẵng mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
a. Vị trí của Đà Nẵng:
 	Vào giữa thế kỉ XIX, Đà Nẵng là cữa ngõ của kinh đô Huế, là một trong những hải cảng sâu, rộng thuận lợi cho tàu chiến vào ra, lại nằm trên trục đường Bắc – Nam, có thể sang Lào, Căm-pu-Chia, chỉ cách kinh đô 100km. Trong âm mưu xâm lược VN, quân Pháp đã chọn Đà Nẵng làm mục tiêu xâm lược đầu tiên.
 	Trước khi chính thức tấn công xâm lược, vào các năm 1845, 1856 quân Pháp đã nhiều lần cho chiến thuyền đến ĐN nổ súng khiêu khích.
Vì sao thực dân Pháp lại chọn Đà Nẵng là nơi tấn công đầu tiên?
- Đà Nẵng là cữa ngõ của kinh đô Huế ở phía nam.
- Pháp muốn lấy Đà Nẵng là bàn đạp tấn công kinh đô Huế thực hiện kế 
hạch đánh nhanh thắng nhanh, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
b. Diễn biến:
 Chiều ngày 31/8/1858 liên quân Pháp - Tây Ban Nha do Rigault de Genouilly (Giơnuiy) chỉ huy dàn trận trước cửa biển Đà nẵng. Quân Pháp có 2.500 tên, bố trí trên 13 chiếc thuyền được trang bị vũ khí hiện đại. Tây Ban Nha góp thêm 1 chiến thuyền và 450 lính. 
Sáng ngày 1/9/1858 Pháp gửi tối hậu thư cho quan trấn thủ thành Đà nẵng là Trần Hoàng hạn trong 2 giờ đồng hồ phải trả lời. 
Vì phải đợi lệnh triều đình nên Trần Hoàng cứ án binh bất động. Chưa hết 2 giờ hẹn quân Pháp đã nổ súng dữ dội bẵn phá các mục tiêu trên bờ rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
Quân các đồn bên ta bắn trả nhưng vì vũ khí lạc hậu nên không gây cho quân địch tổn thất.
Được tin bán đảo Sơn Trà rơi vào tay giặc, 	Tự Đức lệnh cho các quân thứ cấp tốc tiếp ứng. Nguyễn Tri Phương (đang làm kinh lược sứ lục tỉnh Nam Kì) được điều ra làm Tổng thống quân thứ Quảng Nam, gấp rút chấn chỉnh quân ngũ và thống nhất chỉ huy chống giặc. Nguyễn Tri Phương cho thực hiện kế hoạch gồm hai điểm chính: 
Thứ nhất là tổ chức cho dân lùi sâu vào nội địa, làm vườn không nhà trống, triệt để bất hợp tác với giặc. 
Thứ hai là triệt để phòng ngự, ra sức đào hào đáp luỹ cản giặc, không cho giặc đánh lan ra.
Nhờ có sự ủng hộ tích cực của nhân dân, Nguyễn Tri Phương đã tạm thời đẩy lui được quân địch ở Đà Nẵng, dồn chúng về phía biển. Thêm vào những tổn thất bước đầu do cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam gây nên là sự khắc nghiệt về thời tiết, thuỷ thổ khiến quân Pháp bị ốm đau rất nhiều.
	Sau 5 tháng hành binh xâm lược, quân Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà và đồn Đông. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của chúng bước đầu bị phá sản. 
Tuy nhiên đại quân của Nguyễn Tri Phương, do áp dụng chiến thuật phòng thủ bị động nên cũng không tiêu diệt được hết quân thù và cũng không đuổi được chúng ra khỏi Đà Nẵng. 
Kết quả:
Bị thất bại trong kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh tháng 2-1859 Giơnuiy buộc phải để một toán quân nhỏ ở lại Đà Nẵng còn mình thì kéo đại quân vào Gia Định, nhằm cắt nguồn tiếp tế lương thực của triều đình Huế, đồng thời cũng để chuẩn bị cho việc mở rộng cuộc hành quân sang Căm Pu Chia  
Ý nghĩa: đập tan âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của quân Pháp. Cổ vũ nhân dân các địa phương khác chống giặc
3. Đà Nẵng trong các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.
 Vào đầu thế kỉ XX vùng đất QN-ĐN trở thành điểm phát khởi của phong trào yêu nước xu hướng mới.
 Trong phong trào chống thuế năm 1908, nhân dân huyện Hòa Vang dưới sự lãnh đạo của Ông Ích Đường đã nổi dậy chống Pháp. 
4. Một số nhân vật lịch sử tiêu biểu.
- Ông Ích Khiêm: (1832-1884) Ông Ích Khiêm sinh ngày 21 tháng 12 năm Mậu Tý (tức 25 tháng 1 năm 1829) tại làng Phong Lệ, tổng Thanh Quýt, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay là khu vực Phong Lệ Bắc, phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng).
.Cha ông là Ông Văn Điều và mẹ là Võ Thị Cốt. Sinh ra trong một gia đình nông dân đông con, gồm 8 trai 5 gái, ông Khiêm là người con thứ tư sau ba chị gái, nhưng lại là người con trai đầu.
Thuở nhỏ, ông vừa chăn trâu cắt cỏ, vừa theo học với người chú là Ông Văn Trị. Ông thông minh, chăm học nhưng cũng rất nghịch ngợm. Khi lớn lên, ngoài tài gồm văn võ, ông còn nổi tiếng là người chính trực, là một vị tướng khẳng khái, mưu lược và biết thương yêu quân sĩ.
Thái Phiên: (1882 - 1916) là một nhà hoạt động cách mạng, người đã cùng với vua Duy Tân chống Pháp. Ông bị Pháp bắt và xử chém vào ngày 17 tháng 5 năm 1916.
	Thái Phiên quê tại làng Nghi An, xã Hòa Phát, Hòa Vang tỉnh Quảng Nam(Nay là Khối Nghi An, phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng)[2]. Thời trẻ ông đi tu tại chùa Cổ Lâm (miền núi Quảng Nam). Năm 1904, ông tham gia phong trào Ðông Du, năm 1908 ông tham gia Duy Tân cùng Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Từ năm 1913, ông là một trong những người lãnh đạo Việt Nam Quang Phục Hội miền Nam Trung Kỳ.
	Ðầu năm 1916, ông và Trần Cao Vân đã gặp Vua Duy Tân thống nhất kế hoạch khởi nghĩa lật đổ Pháp. Kế hoạch bị tiết lộ, cuộc khởi nghĩa không thành, Thái Phiên, Trần Cao Vân và Vua Duy Tân bị Pháp bắt trên đường lên căn cứ vào rạng sáng ngày 4 tháng 5 năm 1916. Ngày17 tháng 5 năm 1916, cùng với hai chiến hữu của mình là Nguyễn Quang Siêu, Tôn Thất Ðề và một số người khác, ông bị thực dân Pháp và Nam triều xử chém tại cống Chém (An Hòa, Thành phố Huế), chôn lấp cùng một hố với Trần Cao Vân.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN SU 8.doc