Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Chủ điểm tháng 1 & 2: Mừng đảng, mừng xuân - Thi tìm hiểu truyền thống vẻ vang của đảng và vẻ đẹp quê hương

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Chủ điểm tháng 1 & 2: Mừng đảng, mừng xuân - Thi tìm hiểu truyền thống vẻ vang của đảng và vẻ đẹp quê hương

CHỦ ĐIỂM THÁNG 1 & 2 : MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN

Mục tiêu tháng:

Giúp học sinh:

- Nhận thức vai trò của Đảng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước hiện nay.

- Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo và đường lối của Đảng.

- Biết rèn luyện lối sống có văn hóa, có bản lĩnh để vươn lên

********

Tên hoạt động 1:

THI TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA ĐẢNG

VÀ VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG

I. MỤC TIÊU

Sau hoạt động HS có khả năng:

 Hiểu được vai trò, ý nghĩa sự ra đời của Đảng ; hiểu được những phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, của dân tộc trong ngày xuân, ngày tết.

 Biết cách giữ gìn, bảo vệ, phát huy những truyền thống đó.

 Tự hào về Đảng, về quê hương.

II. CÁC KNS CÓ LIÊN QUAN VÀ NỘI DUNG TÍCH HỢP

1. Các KNS:

1. Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn về nét đẹp truyền thống ngày xuân, ngày tết và các thông tin về vẻ vang của Đảng CSVN

2. Kĩ năng trình bày suy nghĩ.

3. Kĩ năng phản hồi, lắng nghe tích cực.

2. Nội dung tích hợp: không có

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

1. Động não.

2. Hỏi và trả lời.

3. Thảo luận.

 

docx 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1991Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Chủ điểm tháng 1 & 2: Mừng đảng, mừng xuân - Thi tìm hiểu truyền thống vẻ vang của đảng và vẻ đẹp quê hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM THÁNG 1 & 2 : MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
Mục tiêu tháng:
Giúp học sinh:
- Nhận thức vai trò của Đảng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước hiện nay.
- Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo và đường lối của Đảng.
- Biết rèn luyện lối sống có văn hóa, có bản lĩnh để vươn lên
********
Ngày dạy: 07 / 01 / 2012
Tên hoạt động 1:
THI TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA ĐẢNG
VÀ VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU 
Sau hoạt động HS có khả năng:
Hiểu được vai trò, ý nghĩa sự ra đời của Đảng ; hiểu được những phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, của dân tộc trong ngày xuân, ngày tết.
Biết cách giữ gìn, bảo vệ, phát huy những truyền thống đó.
Tự hào về Đảng, về quê hương.
II. CÁC KNS CÓ LIÊN QUAN VÀ NỘI DUNG TÍCH HỢP
1. Các KNS:
Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn về nét đẹp truyền thống ngày xuân, ngày tết và các thông tin về vẻ vang của Đảng CSVN
Kĩ năng trình bày suy nghĩ.
Kĩ năng phản hồi, lắng nghe tích cực.
2. Nội dung tích hợp: không có
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
Động não.
Hỏi và trả lời.
Thảo luận.
IV. TÀI LIỆU & PHƯƠNG TIỆN
- Các tư liệu HS sưu tầm được: những thành tựu và thắng lợi từ khi có Đảng CSVN; phong tục tết của dân tộc VN; các trò chơi ngày tết; các lễ hội mùa xuân, ngày tết; các câu đối tết..
- Bút dạ, giấy Ao, giấy màu trang trí
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Khám phá:
- Người điều khiển dùng kĩ thuật động não tiến hành khám phá hoạt động với câu hỏi sau: “ Em biết được những gì về Đảng Cộng Sản Việt Nam ? “
- Người điều khiển có thể gợi ý các nội dung sau để các bạn tham gia trả lời:
ĐCSVN ra đời vào ngày, tháng, năm nào ? 
Ai đã sáng lập ra ? 
ĐCSVN ra đời nhằm mục đích gì ?
- Người điều khiển: Chúng ta đi vào hoạt động tìm hiểu về truyền thống vẻ vang của Đảng và nét đẹp của quê hương ta ! 
2. Kết nối
Hoạt động 1: Tìm hiểu về truyền thống vẻ vang của Đảng
- Người điều khiển tiếp tục nêu câu hỏi cho các bạn tham gia trả lời.
Câu 1: Đảng đã lãnh đạo đấu tranh và khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8 năm 1945 như thế nào ?
Gợi ý:Qua 15 năm đấu tranh gian khổ (1930- 1945) Đảng lãnh đạo cách mạng, trải qua đấu tranh gian khổ, mặc dù gặp phải những tổn thất hi sinh to lớn, nhưng Đảng vẫn giữ vững ý chí chiến đấu, kiên định cách mạng, trung thành với mục tiêu lí tưởng của mình. Ba cao trào cách mạng lớn (1930-1931 ; 1936-1939 ; 1939- 1945) là 3 cuộc tổng diễn tập cách mạng chuẩn bị lực lượng tạo cơ sở giành thắng lợi cho cuộc chiến đấu mới. nắm chắc thời cơ lịch sử, với một nghệ thuật lãnh đạo và tổ chức khởi nghĩa tài tình, Đảng ta đã lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công trọn vẹn.
Câu 2:Những thành công vĩ đại mà Đảng đã đem lại cho nhân dân ta có cuộc sống thanh bình, ấm no, hạnh phúc như ngày nay đó là gì ?
Gợi ý: lãnh đạo thực hiện 2 cuốc kháng chiến: chống thực dân Pháp và đánh đổ đế quốc Mỹ ra khỏi lãnh thổ VN. Bắc Nam thống nhất và tiến hành xây dựng và bảo vệ đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội. Đảng Cộng sản luôn đứng ở vị trí trung tâm của các sự kiện vĩ đại đó và thực tiễn lịch sử đã khẳng định: sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
- Các nhóm tham gia bốc thăm câu hỏi trình bày suy nghĩ.
- Người điều khiển kết luận
Tích hợp công ước quyền trẻ em.(lớp 9)
Trong bốn nhóm quyền trẻ em thì nhóm cuối cùng: “nhóm quyền được tham gia” là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.
Điều 13: trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến
Điều 17: các quốc gia thành viên công nhận chức năng quan trọng của các phương tiện thông tin đại chúng và phải đảm bảo rằng trẻ em được thu nhận thông tin và tư liệu từ nhiều nguồn quốc gia và quốc tế khác nhau, đạc biệt những thông tin tư liệu nhằm mục đích cổ vũ cho lợi ích xã hội, tinh thần và đạo đức cũng như sức khỏe về thể chất và tinh thần của trẻ em.
3. Thực hành, luyện tập
Hoạt động 2 : Thi tìm hiểu truyền thống văn hóa của quê hương.
- Người điều khiển: Các bạn thân mến! Chúng ta vừa trao đổi, thảo luận tìm hiểu về sự vẻ vang của Đảng. Qua buổi sinh hoạt hôm nay, hi vọng rằng sẽ giúp chúng ta hiểu quyền được tiếp nhận thông tin, tư liệu về sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo. Qua đó càng làm cho chúng ta tự hào và càng tin yêu Đảng hơn, và mỗi chúng ta cần phải xác định đúng trách nhiệm của thế hệ hệ trẻ hôm nay là phải không ngừng học tập và rèn luyện, biết phát huy những mặt tích cực trong thời kì đổi mới, biết bày tỏ những quan điểm của mình trong việc đấu tranh với những mặt tiêu cực trong đời sống hàng ngày để đất nước ngày càng phát triển hơn.
- Người điều khiển: điểm danh theo tên gọi các mùa: xuân, hạ, thu, đông. Những bạn có cùng tên một mùa về một nhóm. Vậy có 4 nhóm: nhóm mùa xuân, nhóm mùa hạ, nhóm mùa thu và nhóm mùa đông.
- Người điều khiển: yêu cầu mỗi nhóm bốc thăm, một phiếu ghi một trong các nội dung sau:
Hãy kể tên các lễ hội ngày xuân, ngày tết. Hãy chọn một lễ hội và mô tả cụ thể.?
Hãy kể tên các phong tục ngày tết của dân tộc ta ?
Hãy nêu các câu ca dao, tục ngữ về ngày xuân, ngày tết của quê hương ta ?
Hãy kể tên các trò chơi dân gian trong ngày xuân , ngày tết ?
- Các nhóm làm việc và ghi kết quả trên giấy.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Cả lớp lắng nghe và đóng góp ý kiến.
- Người điều khiển kết luận hoặc mời GVCN cho ý kiến.
Tích hợp công ước quyền trẻ em.
Điều 14: các quốc gia thành viên phải tôn trọng quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo của trẻ em.
4. Vận dụng:
Giáo viên:Em hãy trình bày 1 phút về vấn đề sau:
Qua hoạt động, em thu hoạch được những gì bổ ích đối với bản thân ?
Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương ta ? 
VI. TƯ LIỆU
Dùng trong hoạt động 2.
1 Hãy kể tên các lễ hội ngày xuân, ngày tết. Hãy chọn một lễ hội và mô tả cụ thể.?
Hội Liễu Đôi (Nam Định)
Hội Đống Đa (Hà Nội)
Hội Chùa Hương (Hà Tây)
Hội Voi (Buôn Mê Thuột)
Hội Lim (Bắc Ninh)
Hội Xuân Núi bà (Tây Ninh)
Rằm tháng giêng
Hội Đâm Trâu (Buôn Mê Thuột)
Hội Thánh Giống (Hà Nội)
Hội Bà Chúa Xứ (Châu Đốc)
Rằm tháng bảy
Tết trung thu
Tết đoan ngọ
Lễ Vu Lan
2 Hãy kể tên các phong tục ngày tết của dân tộc ta ?
Những phong tục ngày Tết Việt Nam
Phong tục là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa mỗi dân tộc.
Nếu cuộc sống thường nhật đầy tất bật không cho người ta nhiều thời gian để chú ý tới nó thì "đến hẹn lại lên", mỗi độ xuân sang, những ước vọng, niềm tin về một khởi đầu tốt đẹp, may mắn vào năm mới lại đưa mọi người tìm về với những phong tục tết truyền thống.
Dù theo thời gian, có những phong tục vẫn được lưu giữ đến ngày nay, có những phong tục đã bị thay đổi hoặc biến mất cùng sự phát triển của đời sống xã hội nhưng ngày Tết ôn lại phong tục đón tết dường như đã trở thành "một phần tất yếu".
Tiễn ông Táo về trời
Ngày 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Công ông Táo về Trời
Đây là "hoạt động" đầu tiên trong những ngày cuối năm báo hiệu một cái Tết sắp đến. Theo dân gian, Ông Táo là người canh giữ bếp và nắm mọi hoạt động trong nhà. Ngày 23 tháng Chạp là ngày Ông Táo về trời để báo cáo hoạt động một năm qua của gia chủ với Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Để ông Táo "đi" được nhanh chóng và báo cáo tốt thì buổi tiễn phải long trọng với đầy đủ lễ vật,gồm có: nhang (hương), nến, hoa quả, mũ đàn ông, đàn bà và giấy tiền đều bằng vàng mã, cá chép sống bơi trong chậu nước. Cá chép sẽ giúp Ông Táo vượt Vũ môn để lên trời gặp Thượng đế. Ngày nay, đôi khi cá chép sống cũng được thay bằng vàng mã. Tiễn Ông Táo đi, người ta cũng không quên đón Ông Táo về vào chiều ngày 30 (hoặc 28,29 nếu là tháng thiếu), trước Giao thừa.
Tống cựu nghênh tân
Có thể hiểu nôm na là "đón cái mới - tiễn cái cũ", bằng cách dọn dẹp sạch sẽ trong nhà ngoài ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, hoặc những đồ cũ không dùng tới, để dành chỗ đón cái mới - quần áo mới, vật dụng mới...
Từ đêm giao thừa, người lớn tuổi trong nhà đã nhắc nhở anh em, con cháu không được cãi nhau, gây bất hòa, trẻ nhỏ không nghịch phá, đánh nhau, mọi người tránh nói những điều gở, tránh nói tục chửi bậy, gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói cười vui vẻ, hòa nhã, mong năm mới sẽ được tốt đẹp. Phong tục này là một thói quen tốt, vẫn được duy trì dù ở thôn quê hay thành phố.
Trồng cây nêu
Trong dân gian, phong tục trồng cây nêu của người xưa tức là trồng một cây tre cao khoảng 5-6m trước nhà, mỗi bên một cây, trên ngọn cây treo những thứ có thể tạo ra tiếng động hoặc hình ảnh phất phơ trong gió (khác nhau tùy theo vùng miền), với ngụ ý là để đánh động, xua đuổi ma quỷ không dám đặt chân vào nhà. Ngày nay, phong tục này ở thành phố ít người còn làm vì... khó thực hiện được. Không có cây tre nên nhiều nhà dùng hai cây mía để hai bên trên bàn thờ, bên trên ngọn cây mía treo một cành cây như xương rồng hay cây khác mang tính tượng trưng.
Gói bánh chưng bánh tét
Gói bánh chưng là một nét văn hóa đẹp của phong tục ngày Tết
Phong tục gói bánh chưng, bánh tét là để nhớ về cội nguồn cũng như cầu mong cho năm mới mọi thứ sinh sôi nảy nở (như hạt nếp), no đủ, mọi sự thành công, vuông tròn, tốt đẹp. Ở miền Bắc người ta gói bánh chưng còn miền Nam gói bánh tét. Công việc gói bánh trải qua nhiều công đoạn, cần sự hợp tác của nhiều người, mỗi người phụ trách một khâu như rửa lá, lau lá, vo gạo, ngâm gạo, nấu đậu, ướp thịt... rồi lại cùng nhau ngồi trông nồi bánh, ôn chuyện cũ, bàn chuyện mới,sum họp đầm ấm. Ngày nay, do cuộc sống bận rộn, điều kiện ở thành phố hạn chế nên phần nhiều người ta không tự gói  bánh mà mua ở ngoài hàng hoặc được biếu để dùng.
Cúng giao thừa
Mâm cúng giao thừa
Theo dân gian, nguồn gốc của phong tục này là để tạ ơn Trời Đất. Hầu như nhà nào cũng có một mâm cỗ cúng Giao thừa với: một con gà luộc để nguyên không chặt, trái cây, mứt, bánh kẹo mỗi thứ một ít, hai cây nến, giấy tiền vàng mã và nhang (hương). Khi thời khắc Giao thừa đến thì đặt mâm cúng ở trước sân, đối diện giữa cửa chính, người chủ gia đình sẽ thắp nhang lạy tạ trời đất và cầu xin mọi điều tốt lành cho gia đình mình.
Hái lộc đầu xuân
Vào đêm Giao thừa hoặc sang mùng Một, hái một cành lộc mới, đem chồi non về nhà để mong sao năm mới mọi thứ nảy lộc đâm chồi tươi tốt. Ngày nay ở thành phố, việc hái lộc làm một điều khó khăn vì... biết hai lộc ở đâu bây giờ? Thế nên nhiều nhà chùa thường bị bẻ sạch cành cây trong đêm 30 khi người ta đến viếng. Phong tục hái lộc hầu như ít thấy ở thành phố.
Xông nhà, xông đất
Theo dân gian, kể từ sau đêm Giao thừa, người nào đặt chân đến nhà đầu tiên gọi là xông đất (xông nhà). Người được chọn xông nhà thường là hàng xóm láng giềng, lớn tuổi, có đạo đức, thành công, tính tình vui vẻ, nhanh nhẹn, có uy tín trong cộng đồng. Hầu như người được mời xông nhà đều không từ chối vì có niềm tin, niềm vui là mình đang làm điều tốt.
Nếu không tìm được người xông nhà thì người chủ gia đình - thường là người đàn ông năm vai trò trụ cột - sẽ tự xông nhà mình, để "phần" cho người khác "nặng vía" hoặc có điều xui xẻo, có tang xông... Những người gia đình có tang cũng kiêng không đến nhà người khác chúc Tết. Mặc dù mang yếu tố tâm linh, không có cơ sở khoa học nhưng đa phần mội người đều theo bơi tin rằng "có thờ có thiêng, có kiêng có lành".
Chúc Tết
Ngày Tết chúc nhau những điều tốt đẹp là một trong những phong tục không thể thiếu. Trẻ nhỏ cũng được dạy để chúc những lời hay đến ông bà, cha mẹ, anh chị, người thân quen. Thường thì người ta chúc nhau sức khỏe, tiền tài, chúc làm ăn phát tài, gia đình hạnh phúc, thành công... Chỉ lưu ý để lời chúc có ý nghĩa, phù hợp từng đối tượng, chẳng hạn người lớn tuổi thì chúc cóc sức khỏe, sống lâu, nhiều phúc, người làm ăn thì chúc phát tài, trẻ con thì chúc hay căn chóng lớn, ngoan ngoãn, học giỏi...
Mừng tuổi
Đi kèm với chúc Tết là phong tục mừng tuổi. Người lớn sẽ mừng tuổi trẻ con một ít tiền nhỏ để trong một phong bì đỏ (gọi là bao lì xì) để "tặng lộc" cho bé. Món tiền chỉ là tượng trưng, không nặng về vật chất, miễn sao đồng tiền mới, phẳng phiu, không dùng tiền cũ nát...
Ngày nay, đây có lẽ là phong tục chịu "thương mại hóa" nhiều nhất vì khá nhiều người tạo cho mình, con em mình thói quen đòi nhận tiền mừng tuổi với giá trị lớn, và một phần người lớn biến việc mừng tuổi thành việc trao đổi khi tặng món tiền giá trị lớn cho trẻ em nhằm "lấy lòng" cha mẹ chúng để được cái lợi nào đó
3 Hãy nêu các câu ca dao, tục ngữ về ngày xuân, ngày tết của quê hương ta ?
4 Hãy kể tên các trò chơi dân gian trong ngày xuân , ngày tết ?
 Trò chơi dân gian ngày Tết
    So với những dịp lễ hội, trò chơi ngày tết có  phần đặc biệt hơn. Vào dịp Tết Nguyên Đán ở cả ba miền trước đây, thường phổ biến một số trò chơi trong ngày Tết của người Việt, là những trò chơi dân gian đã được hình thành từ lâu đời ở các làng quê Việt Nam hiện nay dường như đã bị mai một...
Hội quê. Ảnh: VŨ DŨNG
Chơi đáo
    Là trò chơi rất phổ biến ở khắp các vùng quê xưa. Thú vui  đánh đáo không chỉ hấp dẫn trẻ em mà cả đối với người lớn bởi nó thể hiện sự khéo léo của người chơi và lại còn có tâm lý ăn thua kích thích dù chỉ là rất ít. Ngày Tết, trẻ em được người lớn mừng tuổi một ít tiền và cũng được phép tiêu tiền nên dùng nó vào các trò chơi như đánh đáo rất hấp dẫn.
    Trò chơi rất đơn giản trên một bãi đất bằng phẳng. Tùy theo quy định của người chơi mà khoét lỗ. Dễ thì khoét lỗ to, khó thì khoét lỗ nhỏ. Ngoài lỗ đáo là vạch quy định để từ đó người chơi đứng ném tiền xu về phía lỗ đáo. Vạch này xa hay gần lỗ đáo cũng do những người chơi tự quy định, càng xa thì càng khó. Đồng xu nào trúng vào lỗ thì người ấy được ăn. Cứ như vậy, lần lượt tới người tiếp theo, đến khi nào không còn xu nữa thì hết ván...
Bịt mắt bắt vịt
    Ngày Tết hầu hết các làng Việt xưa đều có các trò vui để dân làng cùng chơi lấy may, lấy phước. Trò bịt mắt bắt vịt là trò chơi khá phổ biến. Người chơi và người xem tập trung tại một bãi đất rộng quây thành một vòng tròn. Ai muốn tham gia bắt vịt thì đăng ký với ban tổ chức. Người ta chọn những con vịt to, khỏe để chúng có thể chạy và bay nhanh. Hai người chơi bị bịt chặt mắt và đưa vào vòng tròn. Người ta thả vào vòng tròn một con vịt. Con vịt sợ hãi kêu và bay, chạy loạn xạ. Người bắt vịt cứ theo tiếng vịt kêu mà chạy theo bắt. Khi con vịt bị bắt thì cuộc chơi kết thúc. Hai người khác lại tiếp tục vào chơi tiếp.
Bắt vịt dưới ao
    Vào những năm Tết ấm trời, một số vùng quê tổ chức bắt vịt dưới ao. Người ta chọn một khoảng ao sâu, bờ cao hoặc dùng lưới hay que tre quây xung quanh. Người chơi từ 2 đến 4 người tùy theo diện tích của ao rộng hay hẹp. Người ta thả xuống ao 2 con vịt to khỏe và lần luợt 2 hoặc 4 người đăng ký xuống bắt. Trò chơi này người chơi không bị bịt mắt nhưng đòi hỏi nhanh nhẹn và bơi giỏi.
Bịt mắt bắt dê
    Cùng trên một sân cỏ, người chơi quây xung quanh làm vòng tròn. Trò chơi  chủ yếu là vui, tùy chỗ cũng có thể treo giải thưởng. Những người chơi đăng ký và chia thành các cặp. Mỗi cặp lần lượt vào sân chơi. Người ta bịt mắt 2 người thật chặt. Một trong 2 người làm dê, người kia bắt. Người làm dê trong quá trình chạy trốn thỉnh thoảng phải gây ra tiếng động để người bắt biết mà đuổi theo...
Chơi đu
    Từ trong Tết bên cạnh đình hay một thửa ruộng rộng rãi, khô ráo người ta chuẩn bị các cột đu. Họ chọn cây tre to, dài, để trồng đu. Một cây đu có thể được trồng bởi 4-6 cây tre to. Cần đu cũng là những cây tre dài nhưng thon nhỏ, thường phải là tre đực) để lúc người đu nắm vào cho gọn và chắc tránh xảy ra trượt hay tuột tay lúc đu nhanh, mạnh. Tùy theo sở thích mà người ta đu một hay đu đôi. Khi một người lên cần đu có thể nhờ một người khác đẩy cho mình có đà. Sau đó là tự người đu nhún tùy ý. Đẹp nhất là đu đôi, các đôi trai gái ưng ý lựa chọn nhau lên đu, người nhún người đẩy.Tài năng và lòng dũng cảm của các chàng trai cô gái được phô bày ở đây như dịp tự thể hiện bản thân. Hồ Xuân Hương đã miêu tả trò chơi đu rằng :
"Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới
Đôi hàng chân ngọc duỗi song song”
Leo cầu lấy thưởng
    Trò chơi rất đơn giản mà không kém phần thú vị. Người ta lựa chọn một bờ đất cao trên một hố đất rộng, bắc một đoạn tre làm cầu. Đoạn tre ấy một đầu nằm ghếch trên bờ đất, đầu kia buộc vào sợi thừng hay chão, dây buộc vào chiếc cột chôn vững chắc. Làm sao để chiếc cầu đung đưa khó đi. Người ta treo giải thưởng trên cột. Đến lượt ai, người đó leo cầu lấy thưởng. Có người mới leo được vài bước thì đã té xuống ao. Có người ra tới mút đầu cầu lấy được thăng bằng nhưng khi với tay lấy giải thưởng thì loạng choạng lăn tùm xuống ao. Cuộc chơi càng hấp dẫn và kích thích sự hiếu thắng của mọi người.
Đấu vật
    Đấu vật là một trò chơi thượng võ, cũng là một môn thể thao rất nổi tiếng vào các dịp Tết dịp Hội. ở Việt Nam ngoài đấu vật ngày Tết còn có nhiều hội vật Làng Sình, Liễu Đôi, Hà Nam, Mai Động... Xưa ở vùng Bắc Ninh, Phú Thọ có những lò vật và những đô vật nổi tiếng cả một vùng. Để khuyến khích tài năng cũng như sự rèn luyện của trai tráng, nhiều làng xã đã treo giải vật rất cao trong 3 ngày tết. Tục xưa người ta trao giải bằng tiền, bằng mâm đồng, nồi đồng hay một số thứ khác. Quy định chung của cuộc đấu là người chiến thắng phải vật cho đối phương thua trắng bụng (ngã ngửa ra đất) hay nhấc bổng được đối phương lên. Trong môn vật này không chỉ đòi hỏi sức khỏe mà sự mưu trí và nhanh nhẹn đóng góp phần đáng kể. Về kỹ thuật cũng có những "miếng" riêng của nó như đệm, bốc, ghì... mà tùy theo từng hoàn cảnh và điều kiện đô vật phải biết lợi dụng triệt để các thời cơ quật ngã hay bê bổng đối phương.
Kéo co
    Là một trò chơi thu hút được rất nhiều người cùng tham gia, vừa có tác dụng rèn luyện sức khỏe, lại vừa vui vẻ, thoải mái. Nó đã trở thành trò chơi tập thể, phong tục phổ biến ở nhiều nơi trong nước ta. Cách chơi  đơn giản, số người chơi bao nhiêu tùy ý, chia làm 2 phe bằng nhau, làm mốc đánh dấu vạch vôi để bên nào kéo được đối phương sang qua vạch mốc bên kia là bên đó thắng.
Chọi gà
    Là một thú chơi tao nhã, vừa có tính tiêu khiển lại vừa khuyến khích việc chăn nuôi của nhà nông xưa. Đó là một thú chơi mà hầu hết ở các ngày Tết, ngày hội đều có. Nhiều làng nổi tiếng vì chơi gà chọi như Đình Bảng (Bắc Ninh),Thổ Hà, Yên Phụ (Yên Phong) hay một số nơi khác ở cả 3 miền Trung, Nam, Bắc đều có. Trò chơi chọi gà đòi hỏi một sự kỳ công lớn của người nuôi từ việc chọn gà giống phải là gà chọi "nhà nòi"! Lựa chọn kỹ gà bố, gà mẹ rồi đến khi trứng nở ra gà con lại được lựa từ dáng vẻ chân, mỏ, mình, đầu... Những chú gà nòi được nuôi rất công phu và đưa chúng tập luyện với các chú gà chọi khác để làm quen dần với những trận chiến đấu. Có những hiệp đấu của những cặp gà kéo dài tới hàng tiếng đồng hồ không phân thắng bại. Hai con gà chọi đỏ gay lừa mổ nhau, đập cánh vào nhau, nhảy lên đá móc vào nách, vào cổ họng, vào ức của đối phương quyết liệt hoặc ghì nhau đè cánh đạp chân như những đấu thủ trên sàn đấu. Những cú mổ hiểm hóc vào mắt, vào cổ đối phương đến chảy máu, những cú đá móc với những chiếc móc sắc nhọn đến toác ngực làm người xem xung quanh thán phục, bàn tán, tranh cãi rất say sưa. Từ đó dẫn đến những cuộc cá cược rất gay gắt của khán giả mà đôi khi diễn ra không được lành mạnh. Các sới gà chọi vào dịp Tết Nguyên Đán thường thu hút đông đảo người xem.
Chơi cờ tướng - cờ người
    Đây là thú chơi tao nhã, trí tuệ nhân những lúc trà dư tửu hậu. Các cụ thường gặp nhau bên chén trà và mở bàn cờ tướng ra giải trí. 32 quân cờ chia thành 2 phe ( 16 quân đỏ và 16 quân đen), bày xong là cuộc đấu trí bắt đầu. Cờ người cũng là cờ tướng mà quân cờ là người thật, cũng chơi trên sân bãi, 16 nam áo đỏ, 16 nữ mặc áo đen đeo biển (tên quân cờ) trước ngực,  đứng vào vị trí. Hai tướng (Tướng Ông, Tướng Bà) mặc đẹp (như cờ tướng) có 2 cờ đuôi nheo cắm chéo sau lưng, được che lọng. Gặp buổi trời nắng, thì mỗi quân cờ được một người che ô, đứng bên và đi theo mỗi lần quân chuyển. Hai đối thủ ngồi phía sau. Có người chạy cờ, lo việc chuyển quân theo ý định của người chơi.
    Mỗi lần đi một nước, đấu thủ (có tiếng trống khẩu) gõ một tiếng. Người chạy cờ tới nghe lệnh và chuyển quân trên bãi. Nguyên tắc đi quân là mã nhật, tượng điền, xe liền, pháo cách. Vào cuộc chơi phải bình tĩnh, thận trọng, chủ động không bị phân tán bởi những người xem mách nước. Đi một nước phải tính trước 2, 3 nước tiếp theo để khỏi bị bất ngờ trước đối thủ của mình. Cờ tướng, cờ bỏi cờ người thường thấy trong các ngày hội, ngày Tết, mừng xuân mới.
*********
RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docxTim hieu truyen thong ve vang cua Dang.docx