Đề kiểm tra cuối năm môn Ngữ văn 7

Đề kiểm tra cuối năm môn Ngữ văn 7

I. Đề bài:

Câu 1: (3đ)

 Nhà văn Hoài Thanh nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Điều đó đúng hay sai? Vì sao?

Câu 2: (2đ)

 Vẽ sơ đồ các loại dấu câu đã học, mỗi dấu câu lấy một ví dụ minh hoạ?

Câu 3: (5đ)

 Chứng minh câu tục ngữ:

 Một cây làm chằng nên non

 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

II. Đáp án:

Câu 1:

 - Khẳng định được được điều đó là: Đúng.

 - Vì: Văn chương có nhiệm vụ tác động đến tình cảm của con người, cho con người biết phân biệt tốt xấu, biết ca ngợi, phê phán, biết xót thương, căm giận.

 -> từ đó tự suy nghĩ rút ra bài học cho mình.

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 753Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối năm môn Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Đề bài:
Câu 1: (3đ)
 Nhà văn Hoài Thanh nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Điều đó đúng hay sai? Vì sao?
Câu 2: (2đ)
 Vẽ sơ đồ các loại dấu câu đã học, mỗi dấu câu lấy một ví dụ minh hoạ?
Câu 3: (5đ)
 Chứng minh câu tục ngữ:
	Một cây làm chằng nên non
	 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
II. Đáp án:
Câu 1:
	- Khẳng định được được điều đó là: Đúng.
	- Vì: Văn chương có nhiệm vụ tác động đến tình cảm của con người, cho con 	người biết phân biệt tốt xấu, biết ca ngợi, phê phán, biết xót thương, căm giận.....
	-> từ đó tự suy nghĩ rút ra bài học cho mình.
Câu 2:
	- Sơ đồ:
Các dấu câu
Dấu chấm Dấu phẩy Dấu chấm phẩy Dấu chấm lửng Dấu gạch ngang
- Ví dụ: (HS lấy ví dụ đúng với yêu cầu của từng loại dấu câu)
	+ Dấu chấm: Đánh dấu sự kết thúc của 1 câu, 1 đoạn.
+ Dấu phẩy: Đánh dấu giữa thành phần phụ với thành phần chính, các vế trong câu ghép.
+ Chấm phẩy: Ranh giới các thành phần trong phép liệt kê phức tạp, 2 vế câu ghép.
+ Chấm lửng: Biểu thị phần liệt kê tương tự, lời nói ngập ngừng, ngắt quãng, làm giảm nhịp điệu câu văn...
+ Gạch ngang: Đánh dấu bộ phận giải thích, lời nói trực tiếp, chuỗi liệt kê, nối liên doanh.
Câu 3:
Mở bài: 
- Dẫn dắt: Tinh thần đoàn kết là 1 truyền thống làm nên sức mạnh dân tộc Việt Nam.
- Trích: Truyền thống ấy được đúc kết trong câu tục ngữ “Một cây.....”.
b. Thân bài: 
* Giải thích:
- Nghĩa hẹp: Một cây không thể nên rừng – Ba cây chụm lại thành rừng, thành núi có thể chống chọi với mưa, gió bão.
- Nghĩa rộng: Một cây chỉ sự đơn độc, lẻ loi, ba cây chỉ sự tập hợp đoàn kết - đơn độc, chia rẽ sẽ yếu, tập hợp đoàn kết sẽ tạo thành sức mạnh.
- Câu tục ngữ là bài học sâu sắc về tinh thần đoàn kết.
* Tại sao phải đoàn kết.
- Cuộc sống có những vô vàn khó khăn, thử thách, nếu đơn độc sẽ không đủ sức, khả năng vượt qua để vượt qua để đạt mục đích.
- Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh không chỉ về lực lượng, vật chất mà còn tạo nên sức mạnh ý chí, trí tuệ.
- Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.
* Làm thế nao để phát huy tinh thần đoàn kết.
- Đoàn kết không có nghĩa là bao che, phải đi liền với đấu tranh không ngừng loại bỏ những phần tử xấu làm trong sạch.
- Luôn phát huy tinh thần đoàn kết trong mọi lĩnh vực.
* Chứng minh: 
Lấy dẫn chứng trong các lĩnh vực:
+ Chiến đấu.	+ Lao động.	+ Học tập.
c. Kết bài: 
+ Khẳng định tính chân lí của luận điểm.
+ Bài học.
* Lưu ý hình thức:
- Đúng kiểu bài biểu cảm, nghị luận rõ bố cục.
- Lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác, tiêu biểu.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, diễn đạt.
- Thu bài và nhận xét giờ làm bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KT CUOI NĂM NGU VAN THAM KHAO.doc