Đề cương Công nghệ 8

Đề cương Công nghệ 8

1/ Khái niệm hình chiếu, tỉ lệ bản vẽ :

- Khái niệm hình chiếu : Là hình nhận được trên mặt phẳng chiếu khi chiếu một vật thể lên một mặt phẳng.

- Tỉ lệ bản vẽ :

2/ Kích thước các khổ giấy dùng trong bản vẽ kĩ thuật:

Kí hiệu khổ giấy A0 A1 A2 A3 A4

Kích thước (mm) 1189 x 841 841 x 594 594 x 420 420 x 297 297 x 210

3/ Khái niệm và công dụng của hình cắt:

- Khái niệm : Hình cắt là hình biễu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt (khi giả sử cắt vật thể).

- Công dụng : Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong vật thể.

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 756Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Công nghệ 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1/ Khái niệm hình chiếu, tỉ lệ bản vẽ :
Khái niệm hình chiếu : Là hình nhận được trên mặt phẳng chiếu khi chiếu một vật thể lên một mặt phẳng.
Tỉ lệ bản vẽ :
2/ Kích thước các khổ giấy dùng trong bản vẽ kĩ thuật:
Kí hiệu khổ giấy
A0
A1
A2
A3
A4
Kích thước (mm)
1189 x 841
841 x 594
594 x 420
420 x 297
297 x 210
3/ Khái niệm và công dụng của hình cắt:
Khái niệm : Hình cắt là hình biễu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt (khi giả sử cắt vật thể).
Công dụng : Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong vật thể.
4/ Vật liệu kim loại đen và kim loại màu:
 a/ Kim loại đen :
Thành phần chủ yếu là sắt (Fe) và cacbon (C) có trong vật liệu.
Dựa vào tỉ lệ cacbon có trong vật liệu, người ta chia kim loại đen làm hai loại chính : Gang (%C>2,14) và thép (%C 2,14).
 + Gang gồm : Gang xám, gang trắng, gang dẻo.
 + Thép gồm : Thép cacbon, thép hợp kim.
b/ Kim loại màu :
Kim loại màu chủ yếu là đồng (Cu), nhôm (Al) và hợp kim của chúng.
Tính chất : Dễ kéo dài, dễ dát mỏng, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, ít bị oxi hóa, chống ăn mòn cao.
5/ Cách đọc trị số của thước cặp :
Khi đọc trị số cần giữ thẳng thước ở trước mặt.
Xem vạch “0” của du xích trùng hoặc liền sau vạch thứ bao nhiêu của thước thì đó là phần chẵn của thước (nếu vạch “0” của du xích trùng với một vạch trên thước chính thì kích thước của vật không có phần lẻ).
Nhìn tiếp xem vạch nào của du xích trùng với một vạch bất kì trên thước chính, nhân chúng với độ chính xác của thước thì đó là phần lẻ của kích thước. 
6/ Mối ghép tháo được : Là mối ghép có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi ghép 
 a/ Mối ghép bằng ren
Cấu tạo mối ghép :
 Mối ghép bằng ren bao gồm : mối ghép bu lông, mối ghép vít cấy và mối ghép đinh vít.
Đặc điểm và ứng dụng :
 + Mối ghép bằng ren có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp nên được dùng rộng rãi. 
 Mối ghép bu lông : dùng ghép các chi tiết có chiều dày không quá lớn. Nếu quá lớn thì dùng mối ghép vít cấy.
 Mối ghép đinh vít : dùng để ghép các chi tiết chịu lực nhỏ.
b/ Mối ghép bằng then chốt.
Cấu tạo mối ghép:
 + Có cấu tạo đơn giản, bao gồm:
Mối ghép bằng then : trục, bánh đai và then, then được đặt trong rãnh then của hai chi tiết được ghép.
Mối ghép bằng chốt : đùi xe, trục giữa và chốt trụ. Chốt là chi tiết được đặt trong lỗ xuyên ngang qua hai chi tiết được ghép.
7/Mối ghép bằng then chốt: (ở trên)
8/ Khái niệm về phương pháp cưa và đục kim loại 
Cưa : là một dạng gia công thô, dùng lực tác động làm cho luỡi cưa chuyển động qua lại để cắt kim loại.
Đục : là phương pháp gia công thô, thường được sử dụng khi lượng gia công lớn hơn 0,5 mm
9/ Mối ghép cố định
 Mối ghép cố định là mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau, bao gồm :
Mối ghép tháo được. VD : bu lông, chốt, đinh vít,
Mối ghép không tháo được. VD : Mối ghép hàn, đinh tán,
10/ K/n về chi tiết máy ? Cho VD. Các chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? Nêu đặc điểm của từng loại mối ghép?
Khái niệm : Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy. VD : bu lông, đai ốc, lò xo, bánh răng,...
Các chi tiết máy được lắp ráp theo hai cách : mối ghép động và mối ghép cố định.
 + Mối ghép động : Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép có thể xoay, trược, lăn ăn khớp với nhau, có chuyển động tương đối với nhau. VD : mối ghép bản lề, ồ trục,
 + Mối ghép cố định : (ở trên)
11/ Nêu tên gọi và vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ kĩ thuật,.
Hình chiếu đứng : Nằm ở góc trên, bên trái bản vẽ.
Hình chiếu bằng : Nằm dưới hình chiếu đứng trên bản vẽ.
Hình chiếu cạnh : Nằm bên phải hình chiếu đứng trên bản vẽ

Tài liệu đính kèm:

  • docCN.doc