Chuyên đề: Phương pháp dạy học bằng hoạt động nhóm

Chuyên đề: Phương pháp dạy học bằng hoạt động nhóm

* MỤC LỤC:

 I - Đặt vấn đề. Trang 1- 2.

 II – Nội dung . Trang 1.

 II.1. Cách thành lập nhóm. Trang 2 - 3.

 II.2. Kỹ thuật quản lý hoạt động nhóm. Trang 3- 4.

 II.3. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học theo nhóm. Trang 4-5.

 II.4. Lập kế hoạch dạy học có tổ chức hoạt động theo nhóm. Trang 5,6.

 III. Kết luận. Trang 6-7.

 IV- Tài liệu tham khảo. Trang 7 .

 * NỘI DUNG.

 I - ĐẶT VẤN ĐỀ

 Tổ chức hoạt động theo nhóm là quá trình trong đó những người tham gia được hướng dẫn bởi một người tổ chức thông qua một chuỗi các hoạt động học tập, được khuyến khích để trao đổi các kinh nghiệm và tạo cơ hội để chỉ huy và bị chỉ huy bởi các bạn cùng tuổi thông qua quá trình học tập. Đây là cách tiếp cận để dạy học tích cực.

 Qua thảo luận nhóm, các thành viên của nhóm có thể được nhận thêm thông tin từ bạn bè, được biểu lộ các quan điểm khác nhau và phát triển các kỹ năng giao tiếp.

 

doc 7 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1160Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Phương pháp dạy học bằng hoạt động nhóm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 * Mục lục: 
 I - Đặt vấn đề. Trang 1- 2.
 II – Nội dung . Trang 1.
 II.1. Cách thành lập nhóm. Trang 2 - 3.
 II.2. Kỹ thuật quản lý hoạt động nhóm. Trang 3- 4.
 II.3. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học theo nhóm. Trang 4-5.
 II.4. Lập kế hoạch dạy học có tổ chức hoạt động theo nhóm. Trang 5,6.
 III. Kết luận. Trang 6-7.
 IV- Tài liệu tham khảo. Trang 7 .
 * NộI DUNG.
 I - ĐặT VấN Đề
 Tổ chức hoạt động theo nhóm là quá trình trong đó những người tham gia được hướng dẫn bởi một người tổ chức thông qua một chuỗi các hoạt động học tập, được khuyến khích để trao đổi các kinh nghiệm và tạo cơ hội để chỉ huy và bị chỉ huy bởi các bạn cùng tuổi thông qua quá trình học tập. Đây là cách tiếp cận để dạy học tích cực.
 Qua thảo luận nhóm, các thành viên của nhóm có thể được nhận thêm thông tin từ bạn bè, được biểu lộ các quan điểm khác nhau và phát triển các kỹ năng giao tiếp.
 Hoạt động nhóm nhỏ được tổ chức tốt sẽ làm tăng không khí học tập gắn bó. Trong từng nhóm, các ý kiến của mỗi cá nhân được đánh giá và chấp nhận,có sự cảm thông chia sẻ, tin cậy và ủng hộ giữa học sinh với nhau, giúp các em hình thành và phát triển khả năng làm việc hợp tác. Đây là một kỹ năng quan trọng của người lao động tương lai. Học theo nhóm học sinh có cơ hội thể hiện hiểu biết, những kỹ năng, những quan điểm, thái độ trước một vấn đề nêu ra. Tính cách cá nhân được bộc lộ, phát triển tình bạn bè,ý thức cộng đồng.
 Dạy học theo nhóm giúp giáo viên thu nhận những kinh nghiệm, sáng tạo của học sinh. Dạy học theo nhóm là phương pháp công hiệu tạo điều kiện để học sinh tham gia vào quá trình dạy học,giúp phát triển hành vi ứng xử xã hội và phát triển tư duy.
 Phương pháp hoạt động nhóm đã và đang thực hiện có những khó khăn, những hạn chế dẫn đến hiệu quả thấp là: mất thời gian, khó tổ chức với lớp đông, dễ bị hình thức. Nếu tổ chức không tốt có thể dẫn đến một số học sinh lười biếng, kém không tham gia, một số học sinh do nhút nhát hoặc vì một lý do nào đó không tham gia vào hoạt độngchung của nhóm. ý kiến các nhóm có thể quá phân tán hoặc mâu thuẫn gay gắt với nhau. Thời gian có thể bị kéo dài dẫn đến lớp ồn ảnh hưởng đến các lớp khác.
 II - NộI DUNG
 1- Cách thành lập nhóm.
 Khi tổ chức một hoạt động nhóm, người giáo viên cần phải quan tâm đến số nhóm và số người trong nhóm. Số người trong nhóm phải có đủ để trao đổi, giải quyết các vấn đề được giao, nếu quá đông sẽ không sử dụng hết nguồn lực, nếu quá ít sẽ không đủ để giải quyết nhiệm vụ. Số người trong một nhóm và số nhóm phụ thuộc vào bài tập và số học sinh trong lớp, một nhóm trung bình từ 5 -7 người. Mỗi nhóm có một thư ký và một nhóm trưởng để điều khiển cuộc thảo luận.
 Có nhiều kiểu thành lập nhóm, nhưng ta có thể tập trung vào hai kiểu chủ yếu sau: 
 * Thành lập nhóm ngẫu nhiên.
 Bằng cách đếm học sinh theo số thứ tự 1, 2, 3, 4... và lặp lại cho đến hết số học sinh trong lớp. Tất cả học sinh có cùng số thứ tự vào ngồi một nhóm.
 * Thành lập nhóm có chủ định.
 Nhóm chuyên môn : Tập hợp những người có cùng một nhiệm vụ ở từng nhóm lại thành nhóm chuyên môn. Nhóm chuyên môn thảo luận nhiệm vụ được giao. Các thành viên có trách nhiệm thảo luận và thu thập thông tin tại nhóm chuyên môn. 
 Trong điều kiện lớp học của Việt Nam hiện nay, thường chia nhóm theo cách học sinh của bàn trước và bàn sau quay mặt vào nhau. Tuy nhiên ở các địa phương có điều kiện còn khó khăn về cơ sở vật chất ( về bàn ghế) việc học sinh bàn trước quay đằng sau còn bất tiện.
 2- Kỹ thuật quản lý hoạt động nhóm.
 Gồm các bước: 
* Bước 1: Giao nhiệm vụ: 
- Nêu mục tiêu của hoạt động nhóm: Giáo viên thông báo rõ ràng mục tiêu của hoạt động. Sau hoạt động nhóm, học sinh cần thu nhận được những kiến thức và kỹ năng gì.
- Tóm tắt khái quát toàn bộ hoạt động: Giáo viên mô tả khái quát toàn bộ hoạt động, có những công việc gì, làm như thế nào.
-Nêu câu hỏi vấn đề: giáo viên nêu nhiệm vụ thảo luận cho cả lớp hoặc cho mỗi nhóm.
 * Bước 2: Thành lập nhóm.
 - Chia nhóm: thông báo số nhóm, mỗi nhóm bao nhiêu người và cách chia nhóm.
 - Cung cấp thông tin về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động nhóm. Nơi làm việc của nhóm, bao nhiêu thời gian, kết quả cuối cùng, ai sẽ chỉ đạo nhóm, tiến hành ra sao, nguồn vật tư, dụng cụ..
 - Dành thời gian để học sinh hỏi học sinh: kiểm tra lại xem các em đã rõ nhiệm vụ chưa , hoặc các em có thắc mắc gì không.
 * Bước 3: Làm việc theo nhóm: 
 - Bắt đầu làm việc theo nhóm : Sau khi hoàn thành các bước trên, giáo viên yêu cầu các em tiến hành làm việc theo nhóm. Các nhóm thảo luận nhiệm vụ dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. Thư ký ghi chép nhữmg ý kiến thảo luận, kết quả thí nghiệm
 - Theo dõi tiến độ của nhóm: Điều chỉnh thời gian cần thiết, giải quyết những thắc mắc của học sinh, những khó khăn của nhóm gặp phải.
 - Thông báo thời gian: Giáo viên nhắc nhở học sinh về thời gian cho học sinh để đảm bảo đúng thời gian kế hoạch đã dự kiến. Tránh bị động và quá giờ thảo luận, ảnh hưởng đến kế hoạch của bài học.
 - Hỗ trợ các nhóm làm báo cáo: Trong khi học sinh báo cáo, giáo viên có thể đến từng nhóm và hướng dẫn học sinh viết báo cáo yêu cầu của giáo viên.
 * Bước 4: Các nhóm báo cáo kết quả:
 Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình, các nhóm khác nêu câu hỏi và thắc mắc.
 * Bước 5: Tổng kết rút kinh nghiệm: 
 Giáo viên thực hiện có sự phối hợp của học sinh. Những kết luận về kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần tiếp thu được tổng kết, tóm tắt, hệ thống sau hoạt động nhóm. Đồng thời trong bước này, giáo viên cần rút kinh nghiệm về tinh thần, thái độ tham gia hoạt động của các nhóm, của từng cá nhân. Đây cũng là những điều cần thiết cho giáo viên để tổ chức hoạt động tương tự ở các lớp khác.
 3- Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học theo nhóm:
 * Phương pháp hoạt động theo nhóm: người giáo viên có vai trò sau: 
 - Là người tổ chức hướng dẫn, động viên , khích lệ học sinh.
 - Là người cố vấn, trọng tài, đảm bảo hoạt động của nhóm đi đúng hướng, đảm bảo sự công bằng khi đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm.
 - Tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ kinh nghiệm, suy nghĩ cá nhân với nhóm, tạo không khí thoải mái, bình đẳng dân chủ, mối quan hệ hoà đồng.
 - Mềm dẻo trong việc giải quyết các ý kiến trái ngược nhau. Khi vấn đề gay cấn nên đưa những giải pháp để cho học sinh giải quyết vấn đề và giúp họ tự giải quyết vấn đề.
 * Vai trò của học sinh: Là người chủ động tham gia vào các hoạt động nhóm, thực hiện các nhiệm vụ của nhóm. Tích cực đóng góp ý kiến , làm theo yêu cầu và chia sẽ công việc với nhóm. Các học sinh tác động qua lại với nhau trong khuôn khổ hợp tác nhiệm vụ của nhóm và cần phải hợp tác với nhóm trưởng. Mỗi học sinh đều có thể giữ vai trò điều khiển nhóm, khi cần thiết luôn phiên làm nhóm trưởng và thư ký nhóm hoặc lên trình bày kết quả hoạt động nhóm trước lớp, giải thích hoặc trả lời những câu hỏi của giáo viên và học sinh khác trong lớp.
 * Điều kiện đảm bảo cho hoạt động nhóm có hiệu quả: 
 - Phải có mục tiêu cụ thể: Mỗi người tham gia phải hiểu rõ mục tiêu của cuộc thảo luận.
 - Phải lập kế hoạch chi tiết cho hoạt động nhóm: Chia thành bao nhiêu nhóm, có kế hoạch thời gian cụ thể cho hoạt động nhóm là bao nhiêu để chủ động trong kế hoạch học bài.
 - Người điều khiển phải có kinh nghiệm trong việc quản lý hoạt động nhóm.
 Giáo viên phải có trình độ chuyên môn, có khả năng tổ chức, thiết kế, quản lý, điều khiển và có kỹ năng giao tiếp tốt.Học sinh phải có kinh nghiệm , vốn kiến thức về vấn đề thảo luận.
 Có sự đánh giá và sự tham gia các thành viên trong thảo luận do giáo viên hoặc do nhóm thực hiện. 
 4- Lập kế hoạch dạy học có tổ chức hoạt động theo nhóm.
 * Chọn chủ đề: Chủ đề mà bạn chọn có liên quan đến kiến thức và kinh nghiệm thực tế của học sinh hay không. Sau đó, bạn có thể viết ra giấy dưới dạng câu hỏi hoặc tình huống có vấn đề. Nếu chủ đề lớn, bạn có thể chia thành những bài tập nhỏ hơn và bạn cần xác định ngay là tất cả các nhóm chung nhau một nhiệm vụ hay mỗi nhóm một nhiệm vụ khác nhau.
 * Xác định mục tiêu: Sau hoạt động học sinh của bạn sẽ đạt được những kiến thức và kỹ năng nào?
 * Xác định loại hoạt động: Bạn cần xác định loại hoạt động đó là loại gì (thí nghiệm, trò chơi, thảo luận.) 
 * Thành lập nhóm: Bạn định thành lập bao nhiêu nhóm, mỗi nhóm bao nhiêu học sinh, cách chia nhóm thế nào.
 * Xác định thời gian: Hoạt động nhóm này trong bao phút ( ví dụ thời gian cho toàn bộ hoạt động nhóm là 20 phút ) . Bạn nên chia khoảng thời gian này cho những công việc cụ thể sau:
 - Chuẩn bị: Thời gian này dùng để học sinh di chuyển về nhóm của mình. ( ví dụ:1 phút).
 - Làm việc thực tế của nhóm: Đây là khoảng thời gian quan trọng nhất, học sinh thảo luận, làm thí nghiệm, đóng vai, viết báo cáo, chuẩn bị trình bày ( Ví dụ : 8 phút).
 - Báo cáo kết quả: Các nhóm trình bày kết quả của nhóm. Ví dụ 2 phút/nhóm, có 4 nhóm sẽ có thời gian trình bày là 8 phút.
 - Rút kinh nghiệm về hoạt động: Giáo viên tổng kết rút kinh nghiệm (Ví dụ 3 phút).
 * Thực hiện hoạt động nhóm: Trong phần này, bạn có thể ghi chi tiết học sinh phải thực hiện như thế nào.
 Ví dụ: Hoạt động: “ Tìm hiểu đặc điểm hình thái và chức năng của các loại rễ” bạn có thể ghi cụ thể như sau: 
 - Quan sát các vật thật: các cây, củ và tranh ảnh.
 - Sắp xếp các cây, củ có cùng đặc điểm vào một loại.
 - Trao đổi, đưa ra lý do cách sắp xếp.
 - Viết kết quả phân loại và các lý do vào giấy A4, giấy trong hoặc bảng phụ theo mẫu trong phiếu học tập.
 - Cử người lên trình bày.
 * Xác định vật tư, thiết bị: Bạn cần có những gì cho hoạt động này: mẫu vật, tranh ảnh, mô hình,giấy
 III - Kết luận.
 Tổ chức dạy học sinh học theo hình thức hoạt động theo nhóm là một trong những hình thức để phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh. Với hình thức này, học sinh được khuyến khích thảo luận và hợp tác với nhau, được trao đổi chia sẽ và có cơ hội sử dụng phương pháp, kiến thức và các kỹ năng mà các em đã được lĩnh hội và rèn luyện, bằng cách đó sẽ hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động học tập, thu nhận kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên.
 Dạy học theo nhóm đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết kế được các hoạt động giúp học sinh lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất.
 Tác dụng cuối cùng và lớn nhất của dạy học bằng thảo luận nhóm là người học sẽ trở thành những thành viên tích cực, năng động và có khả năng hợp tác trong công việc và cuộc sống sau này.
 *Tài liệu tham khảo: 
 1- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III(2004-2007) môn sinh học - quyển 1.
 2- Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn sinh học- THCS (NXB Giáo dục 2008).
 3- Một số tư liệu khác của đồng nghiệp.
 Thạch Hoá, ngày15 tháng 11 năm 2010.
 Tác giả:
 Đặng Thị Lài.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYEN DE HD NHOM.doc