Câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp Hóa học

Câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp Hóa học

Câu 1: Electron được tìm ra vào năm 1897 bởi nhà bác học người Anh Tom - xơn (J.J.Thomson). Đặc điểm nào sau đây không phải của electron?

A. Mỗi electron có khối lượng bằng khoảng khối lượng của nguyên tử nhẹ nhất là H.

B. Mỗi electron có điện tích bằng -1,6.10-19C, nghĩa là bằng 1- điện tích nguyên tố.

C. Dòng electron bị lệch hướng về phía cực âm trong điện trường.

D. Các electron chỉ thoát ra khỏi nguyên tử trong những điều kiện đặc biệt (áp suất khí rất thấp, điện thế rất cao giữa các cực của nguồn điện).

Câu 2: Các đồng vị được phân biệt bởi yếu tố nào sau đây?

A. Số nơtron B. Số electron hoá trị.

C. Số proton D. Số lớp electron.

Câu 3: Kí hiệu nào trong số các kí hiệu của các obitan sau là sai?

A. 2s, 4f B. 1p, 2d C. 2p, 3d D. 1s, 2p

 

doc 76 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1005Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp
Câu 1: Electron được tìm ra vào năm 1897 bởi nhà bác học người Anh Tom - xơn (J.J.Thomson). Đặc điểm nào sau đây không phải của electron?
A. Mỗi electron có khối lượng bằng khoảng khối lượng của nguyên tử nhẹ nhất là H.
B. Mỗi electron có điện tích bằng -1,6.10-19C, nghĩa là bằng 1- điện tích nguyên tố.
C. Dòng electron bị lệch hướng về phía cực âm trong điện trường.
D. Các electron chỉ thoát ra khỏi nguyên tử trong những điều kiện đặc biệt (áp suất khí rất thấp, điện thế rất cao giữa các cực của nguồn điện).
Câu 2: Các đồng vị được phân biệt bởi yếu tố nào sau đây?
A. Số nơtron	 B. Số electron hoá trị.
C. Số proton	 D. Số lớp electron.
Câu 3: Kí hiệu nào trong số các kí hiệu của các obitan sau là sai?
A. 2s, 4f	B. 1p, 2d	C. 2p, 3d	D. 1s, 2p
Câu 4: ở phân lớp 3d số electron tối đa là:
A. 6	B. 18	C. 10	D. 14
Câu 5: Ion có 18 electron và 16 proton, mang số điện tích nguyên tố là:
A. 18+	B. 2-	C. 18-	D. 2+
Câu 6: Các ion và nguyên tử: Ne, Na+, F- có điểm chung là:
A. Số khối	B. Số electron
C. Số proton	D. Số nơtron
Câu 7: Cấu hình electron của các ion nào sau đây giống như của khí hiếm?
A. Te2-	B. Fe2+	C. Cu+	D. Cr3+
Câu 8: Có bao nhiêu electron trong một ion ?
A. 21	B. 27	C. 24	D. 52
Câu 9: Tiểu phân nào sau đây có số proton nhiều hơn số electron?
A. Nguyên tử Na	B. Ion clorua Cl-
C. Nguyên tử S	D. Ion kali K+
Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố có điện tích hạt nhân 13, số khối 27 có số electron hoá trị là:
A. 13	B. 5	C. 3	D. 4
Câu 11: Nguyên tử của nguyên tố hoá học nào có cấu hình electron dưới đây:
 Cấu hình electron
Tên nguyên tố
(1) 1s22s22p1
....
(2) 1s22s22p5
......................
(3) 1s22s22p63s1
......................
(4) 1s22s22p63s23p2
......................
Câu 12: Hãy viết cấu hình electron của các ion sau:
Ion
Cấu hình electron
Ion
Cấu hình electron
(1) Na+
..........................
(4) Ni2+
..........................
(2) Cl-
.....................
(5) Fe2+
.....................
(3) Ca2+
.....................
(6) Cu+
.....................
Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố hoá học có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1 là:
A. Ca	B. K	C. Ba	D. Na
C. Ba	D. Na
Câu 14: Chu kỳ bán rã, thời gian cần thiết để lượng chất ban đầu mất đi một nửa của P là 14,3 ngày. Cần bao nhiêu ngày để một mẫu thuốc có tính phóng xạ chứa P giảm đi chỉ còn lại 20% hoạt tính phóng xạ ban đầu của nó.
A. 33,2 ngày	 B. 71,5 ngày
C. 61,8 ngày	D. 286 ngày
Câu 15: U là nguyên tố gốc của họ phóng xạ tự nhiên uran, kết thúc của dãy này là đồng vị bền của chì Pb, số lần phân rã a và b là:
A. 6 phân rã a và 8 lần phân rã b.
B. 8 phân rã a và 6 lần phân rã b.
C. 8 phân rã a và 8 lần phân rã b.
D. 6 phân rã a và 6 lần phân rã b.
Câu 16: Số họ phóng xạ tự nhiên là:
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 17: Trong các cấu hình electron sau, cấu hình nào sai?
A. 1s22s22p2x2py2pz	B. 1s22s22p2x2p2y2p2z3s
C. 1s22s22p2x2py	D. 1s22s22px2py2pz	
Câu 18: Các electron thuộc các lớp K, M, N, L trong nguyên tử khác nhau về:
A. Khoảng cách từ electron đến hạt nhân.
B. Độ bền liên kết với hạt nhân.
C. Năng lượng của electron.
D. Tất cả A, B, C đều đúng.
Câu 19: Trong nguyên tử, các electron quyết định tính chất hoá học là:
A. Các electron hoá trị.
B. Các electron lớp ngoài cùng.
C. Các electron lớp ngoài cùng đối với các nguyên tố s, p và cả lớp sát ngoài cùng với các nguyên tố họ d, f.
D. Tất cả A, B, C đều sai.
Câu 20: Khoanh tròn vào chữ Đ nếu phát biểu đúng, chữ S nếu phát biểu sai trong những câu dưới đây:
A. Năng lượng của các electron thuộc các obitan 2px, 2py, 2pz là như nhau 	Đ - S
B. Các electron thuộc các obitan 2px, 2py, 2pz chỉ khác nhau về định hướng trong không gian	Đ - S
C. Năng lượng của các electron ở các phân lớp 3s, 3p, 3d là khác nhau 	Đ - S
D. Năng lượng của các electron thuộc các obitan 2s và 2px, như nhau 	 Đ - S
E. Phân lớp 3d đã bão hoà khi đã xếp đầy 10 electron 	 	 Đ - S
Câu 21: Cấu hình electron biểu diễn theo ô lượng tử nào sau đây là sai?
A. 
B. 
C. 
D. 
Câu 22:Ghép đôi tên nguyên tố ở cột Avới cấu hình electron tương ứng vớicột B.
 A
 B
1. Oxi
A. 1s22s22p63s23p64s1
2. Cacbon
B. 1s22s22p63s23p64s2
3. Kali
C. 1s22s22p63s23p5
4. Clo
D. 1s22s22p4
5. Canxi
E. 1s22s22p2
6. Silic
F. 1s22s22p63s23p4
7. Photpho
G. 1s22s22p63s23p64s23d1
8. Gali
H. 1s22s22p63s23p2
I. . 1s22s22p63s23p3
Thứ tự ghép đôi là: 1.....; 2.....; 3......; 4......; 5.....; 6......; 7......; 8......
Câu 23: Một nguyên tố hoá học có nhiều loại nguyên tử có khối lượng khác nhau vì lí do nào sau đây?
A. Hạt nhân có cùng số nơtron nhưng khác nhau về số proton.
B. Hạt nhân có cùng số nơtron nhưng khác nhau về số nơtron.
C. Hạt nhân có cùng số nơtron nhưng khác nhau về số electron.
D. Phương án khác.
Câu 24: Nguyên tử khối trung bình của đồng kim loại là 63,546. Đồng tồn tại trong tự nhiên với hai loại đồng vị là 63Cu và 65Cu. Số nguyên tử 63Cu có trong 32g Cu là:
A. 6,023.1023	B. 3,000.1023
C. 2,181.1023	D. 1,500.1023
Câu 25: Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 8. A và B là các nguyên tố:
A. Al và Br	B. Al và Cl
C. Mg và Cl	D. Si và Br
Câu 26: Điền đầy đủ các thông tin vào các chỗ trống trong những câu sau: cho hai nguyên tố A và B có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11 và 13.
- Cấu hình electron của A: ............
- Cấu hình electron của B: ............
- A ở chu kỳ ........, nhóm ......., phân nhóm ........ A có khả năng tạo ra ion A+ và B có khả năng tạo ra ion B+. Khả năng khử của A là ....... so với B, khả năng oxi hoá của ion B3+ là ........ so với ion A+.
Câu 27: Một nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34, trong đó số hạt mang điện gấp 1,833 lần số hạt không mang điện. Nguyên tố R và vị trí của nó trong bảng hệ thống tuần hoàn (HTTH) là:
A. Na ở ô 11, chu kỳ III, nhóm IA.
B. Mg ở ô 12, chu kỳ III, mhóm IIA.
C. F ở ô 9, chu kì II, nhóm VIIA.
D. Ne ở ô 11, chu kỳ II, nhóm VIIIA.
Câu 28: Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22.
Số hiệu nguyên tử của X là: .......................................................
Số khối: .... và tên nguyên tố là: ........ Cấu hình electron của nguyên tử X:.......
Cấu hình electron của các ion tạo thành từ X: ..................................
Các phương trình hoá học xảy ra khi:
X tác dụng với Fe2(SO4)3: ..........................................................
X tác dụng với HNO3 đặc, nóng ..................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
Câu 29: Cation X3+ và anion Y2- đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Kí hiệu của các nguyên tố X, Y và vị trí của chúng trong bảng HTTH là:
A. Al ở ô 13, chu kỳ III, nhóm IIIA và O ở ô 8, chu kỳ II, nhóm VIA.
B. Mg ở ô 12, chu kỳ III, nhóm IIA và O ở ô 8, chu kỳ II, nhóm VIA.
C. Al ở ô 13, chu kỳ III, nhóm IIIA và F ở ô 9, chu kỳ II, nhóm VIIA.
D. Mg ở ô 12, chu kỳ III, nhóm IIA và F ở ô 9, chu kỳ II, nhóm VIIA.
Câu 30: Những đặc trưng nào sau đây của nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn:
A. Điện tích hạt nhân nguyên tử.
B. Số lớp electron.
C. Tỉ khối.
D. Số electron lớp ngoài cùng.
Câu 31: Xác định tên nguyên tố theo bảng số liệu sau:
STT
Proton
Nơtron
Electron
Nguyên tố
1
15
16
15
.............
2
26
30
26
.............
3
29
35
29
.............
Câu 32: Nguyên tử của nguyên tố nào luôn cho 1e trong các phản ứng hoá học?
A. Na: Số thứ tự 11.	B. Mg: Số thứ tự 12.
C. Al Số thứ tự 13.	D. Si: Số thứ tự 14.
Câu 33: Các nguyên tử của nhóm IA trong bảng HTTH có số nào chung?
A. Số nơtron	B. Số electron hoá trị.
C. Số lớp electron	D. Số electron lớp ngoài cùng.
Câu 34: Các đơn chất của các nguyên tố nào sau đây có tính chất hoá học tương tự nhau?
A. As, Se, Cl, Fe.	B. F, Cl, Br, I.
C. Br, P, H, Sb	D. O, Se, Br, Te.
Câu 35: Dãy nguyên tố hoá học có những số hiệu nguyên tử nào sau đây có tính chất hoá học tương tự kim loại natri?
A. 12, 14, 22, 42	B. 3, 19, 37, 55
C. 4, 20, 38, 56	D, 5, 21, 39, 57.
Câu 36: Nguyên tố nào sau đây có tính chất hoá học tương tự canxi?
A. C	B. K	C. Na	D. Sr
Câu 37: Nguyên tử của nguyên tố nào trong nhóm VA có bán kính nguyên tử lớn nhất?
A. Nitơ	B. Photpho	C. Asen	D. Bitmut
Câu 38: Dãy nguyên tử nào sau đây được xếp theo chiều bán kính nguyên tử tăng?
A, I, Br, Cl, P	B. C, N, O, F
C. Na, Mg, Al, Si	D. O, S, Se, Te
Câu 39: Sự biến đổi tính chất kim loại của các nguyên tố trong dãy Mg - Ca - Sr - Ba là:
A. Tăng	B. Giảm
C. Không thay đổi	D. Vừa giảm vừa tăng
Câu 40: Sự biến đổi tính chất phi kim của các nguyên tố trong dãy N-P - As - Sb - Bi là:
A. Tăng	B. Giảm
C. Không thay đổi	D. Vừa giảm vừa tăng
Câu 41: Cặp nguyên tố hoá học nào sau đây có tính chất hoá học giống nhau nhất:
A. Ca, Si	B. P, As	C. Ag, Ni	D. N, P
Câu 42: Mức oxi hoá đặc trưng	nhất của các nguyên tố học Lantanit là:
A. +2	B. +3	C. +1	D. +4
Câu 43: Các nguyên tố hoá học ở nhóm IA của bảng HTTH có thuộc tính nào sau đây?
A. Được gọi là kim loại kiềm
B. Dễ dàng cho electron.
C. Cho một electron để đạt cấu hình bền vững.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 44: Tính chất bazơ của hiđroxit của nhóm IA theo chiều tăng của số thứ tự là:
A. Tăng	B. Giảm
C. Không thay đổi	D. Vừa giảm vừa tăng
Câu 45: Nhiệt độ sôi của các đơn chất của các nguyên tố nhóm VIIA theo chiều tăng số thứ tự là:
A. Tăng	B. Giảm
C. Không thay đổi	D. Vừa giảm vừa tăng
Câu 46: Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho biết:
A. Số electron hoá trị.
B. Số ... khí NO và N2O có tỉ khối so với H2 bằng 16,75. Tỉ lệ thể tích khí trong hỗn hợp là:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 526: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,05 mol Ag và 0,03 mol Cu vào dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí A gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 3. Thể tích hỗn hợp A ở đktc là:
A. 1,369 lít	B. 2,737 lít
C. 2,224 lít	D. 3,3737 lít
Câu 527: Trộn 0,54g bột nhôm với bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3. Thể tích (đktc) khí NO và NO2 lần lượt là:
A. 0,224 lít và 0,672 lít	
B. 0,672 lít và 0,224 lít
C. 2,24 lít và 6,72 lít
D. 6,72 lít và 2,24 lít
Câu 528: Có các dung dịch AlCl3, NaCl, MgCl2, H2SO4. Chỉ được dùng thêm một thuốc thử, thì có thể dùng thêm thuốc thử nào sau đây để nhận biết các dung dịch đó?
A. Dung dịch NaOH	B. Dung dịch AgNO3
C. Dung dịch BaCl2	D. Dung dịch quỳ tím
Câu 529: Nhúng thanh kim loại M hoá trị 2 vào dd CuSO4, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác nhúng thanh kim loại trên vào dd Pb(NO3)2, sau một thời gian thấy khối lượng tăng 7,1%. Biết rằng số mol CuSO4 và Pb(NO3)2 tham gia ở hai trường hợp như nhau. Xác định M là kim loại:
A. Zn	B. Fe	C. Mg	D. Ni
Câu 530: Cho 3,78g bột Al phản ứng vừa đủ với dd muối XCl3 tạo thành dd Y. Khối lượng chất tan trong dd Y giảm 4,06g so với dd XCl3. Xác định công thức của muối XCl3 là:
A. BCl3	B. CrCl3
C. FeCl3	D. Không xác định
Câu 531: Chất nào sau đây được gọi là phèn chua, dùng để đánh trong nước?
A. K2SO4 . Al2(SO4)3.24H2O
B. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
D. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Câu 532: Có năm ống nghiệm đựng riêng biệt các dung dịch loãng FeCl3, NH4Cl, Cu(NO3)2, FeSO4 và AlCl3. Chọn một trong các hoá chất sau để có thể phân biệt từng chất trên:
A. NaOH	B. Quỳ tím	C. BaCl2	D. AgNO3.
Câu 533: Một ống nghiệm chứa khoảng 1ml dung dịch Cu(NO3)2. Thêm từ từ dung dịch amoniac vào ống nghiệm cho đến dư. Các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là:
A. Ban đầu có xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt.
B. Khối lượng kết tủa tăng dần, đến cực đại.
C. Kết tủa bị hoà tan tạo ra dung dịch màu xanh thẫm.
D. A, B, C đúng.
Câu 534: Cho 1,58 gam hỗn hợp A ở dạng bột gồm Mg và Fe tác dụng với 125ml dung dịch CuCl2. Khuấy đều hỗn hợp, lọc rửa kết tủa thu được dung dịch B và 1,92g chất rắn C. Thêm vào B một lượng dư dung dịch NaOH loãng, lọc rửa kết tủa mới tạo thành. Nung kết tủa trong không khí ở nhiệt độ cao thu được 0,7 gam chất rắn D gồm hai oxit kim loại. Số phản ứng hoá học đã xảy ra trong thí nghiệm trên là:
A. 4	B. 5	C. 6	D. 7
Câu 535: Gang và thép là những hợp kim của sắt, có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp và trong đời sống. Gang và thép có những điểm khác biệt nào sau đây?
A. Hàm lượng cacbon trong gang cao hơn trong thép.
B. Thép dẻo và bền hơn gang.
C. Giang giòn và cứng hơn thép.
D. A, B, C đúng.
Câu 536: Cho 2,52 gam một kim loại tác dụng với dung lịch H2SO4 loãng tạo ra 6,84g muối sunfat. Đó là kim loại nào trong số sau:
A. Mg	B. Fe	C. Ca	D. Al
Câu 537: Sắt tác dụng với nước ở nhiệt độ cao hơn 570oC thì tạo ra sản phẩm:
A. FeO và H2	B. Fe2O3 và H2
C. Fe3O4 và H2	D. Fe(OH)2 và H2
Câu 538: Cho các chất sau đây tác dụng với nhau:
Cu + HNO3 đặc	→	 khí X
MnO2 + HCl đặc	→ 	khí Y
Na2CO3 + FeCl3 + H2O 	→ 	khí Z
Công thức phân tử của các khí X, Y, Z lần lượt là:
A. NO, Cl2, CO2	B. NO2, Cl2, CO2
C. NO2, Cl2, CO	D. N2, Cl2, CO2
Câu 539: Hoà tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp muối khan FeSO4 và Fe2(SO4)3. Dung dịch thu được phản ứng hoàn toàn với 1,58 gam KMnO4 trong môi trường axit H2SO4. Thành phần phần trăm theo khối lượng của FeSO4 và Fe2(SO4)3 ban đầu lần lượt là:
A. 76% và 24%	B. 67% và 33%
C. 24% và 76%	D. 33% và 67%.
Câu 540: Có một cốc đựng dung dịch HCl, nhúng một bản đồng mỏng vào cốc. Quan sát bằng mắt thường ta không thấy có hiện tượng gì xảy ra. Tuy nhiên, nếu để lâu ngày, dung dịch dần chuyển sang màu xanh. Bản đồng có thể bị đứt chỗ tiếp xúc với bề mặt thoáng của cốc axit. Điều giải thích nào sau đây là hợp lý?
A. Đồng có tác dụng với axit HCl, nhưng chậm đến mức mắt thường không nhìn thấy.
B. Đồng tác dụng với axits HCl hay H2SO4 loãng khi có mặt khí oxi.
C. Xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hoá học.
D. Một nguyên nhân khác.
Câu 541: Công thức hoá học nào sau đây là của nước Svâyde, dùng để hoà tan xenlulozơ, trong quá trình sản xuất tơ nhân tạo?
A. CuCl2	B. Cu(NH3)4(OH)2
C. Cu(NO3)2	D. CuSO4
Câu 542: Hợp kim nào sau đây không phải là của đồng?
A. Đồng thau	B. Đồng thiếc
C. Contantan	D. Electron
Câu 543: Bỏ một ít tinh thể K2Cr2O7 (lượng bằng hạt đậu xanh) vào ống nghiệm, thêm khoảng 1ml nước cất. Lắc ống nghiệm cho tinh thể tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Màu sắc của dung dịch X và Y lần lượt là:
A. Màu đỏ da cam và màu vàng chanh
B. Màu vàng chanh và màu đỏ da cam.
C. Màu nâu đỏ và màu vàng chanh.
D. Màu vàng chanh và màu nâu đỏ.
Câu 544: Có một loại oxit sắc dùng để luyện gang. Nếu khử a gam oxit sắt này bằng cacbon oxit ở nhiệt độ cao người ta thu được 0,84 gam sắt và 0,448 lít khí cacbonic (đktc). Công thức hoá học của loại oxit sắt nói trên là:
A. Fe2O3	B. Fe3O4	C. FeO
Câu 545: Một loại quặng chứa sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hoà tan quặng này trong dung dịch axit nitric thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch bari clorua thấy có kết tủa trắng (không tan trong axit). Hãy cho biết tên, thành phần hoá học của quặng?
A. Xiđerit FeCO3	B. Manhetit Fe3O4
C. Hematit Fe2O3	D. Pirit FeS2.
Câu 546: Chất lỏng Boocđo (là hỗn hợp đồng (II) sunfat và vôi tôi trong nước theo một tỉ lệ nhất định, chất lỏng này phải hơi có tính kiềm (vì nếu đồng (II) sunfat dư sẽ thẫm vào mô thực vật gây hại lớn cho cây). Boocđo là một chất diệt nấm cho cây rất có hiệu quả nên được các nhà làm vườn ưa dùng, hơn nữa việc pha chế nó cũng rất đơn giản. Để phát hiện đồng (II) sunfat dư nhanh, có thể dùng phản ứng hoá học nào sau đây?
A. Glixerol tác dụng với đồng (II) sunfat trong môi trường kiềm.
B. Sắt tác dụng với đồng (II) sunfat.
C. Amoniac tác dụng với đồng (II) sunfat.
D. Phản ứng khác.
Câu 547: Hiện tượng thép, một hợp kim có nhiều ứng dụng nhất của sắt bị ăn mòn trong không khí ẩm, có tác hại to lớn cho nền kinh tế. Thép bị oxi hoá trong không khí ẩm có bản chất là quá trình ăn mòn điện hoá học. Người ta bảo vệ thép bằng cách:
A. Gắn thêm một mẫu Zn hoặc Mg vào thép.
B. Mạ một lớp kim loại như Zn, Sn, Cr lên bề mặt của thép.
C. Bôi một lớp dầu, mỡ (parafin) lên bề mặt của thép.
D. A, B, C đúng.
Câu 548: Trong nước ngầm thường tồn tại ở dạng ion tron sắt (II) hiđrocacbonat và sắt (II) sunfat. Hàm lượng sắt trong nước cao làm cho nước có mùi tanh, để lâu có màu vàng gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người nên cần phải loại bỏ. Ta có thể dùng các phương pháp nào sau đây để loại bỏ sắt ra khỏi nước sinh hoạt?
A. Dùng giàn phun mưa hoặc bể tràn để cho nước mới hút từ giếng khoan lên được tiếp xúc nhiều với không khí rồi lắng, lọc.
B. Sục clo vào bể nước mới từ giếng khoan lên với liều lượng thích hợp.
C. Sục không khí giàu oxi vào nước mới hút từ giếng khoan lên.
D. A, B, C đúng.
Câu 549: Nguyên tử có cấu hình electron lớp ngoài cùng 4s1 là nguyên tử của nguyên tố nào sau đây?
A. Cr	 	B. K
C. Cu	D. A, B, C đúng.
Câu 550: Một chất bộ màu lục X thực tế không tan trong dung dịch loãng của axit và kiềm. Khi nấu chảy với potat ăn da và có mặt không khí để chuyển thành chất Y có màu vàng và dễ tan trong nước, chất Y tác dụng với axit tạo thành chất Z có màu đỏ da cam. Chất Z bị lưu huỳnh khử thành chất X và oxi hoá axit clohidric thành clo. Công thức phân tử của các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. Cr2O3, Na2CrO4, Na2Cr2O7	B. Cr2O3, K2CrO4, K2Cr2O7
C. Cr2O3, Na2Cr2O7, Na2CrO4	D. Cr2O3, K2Cr2O7, K2CrO4.
Câu 551: Có những đồ vật được chế tạo từ sắt như: chảo, dao, dây thép gai. Vì sao chảo lại giòn, dao lại sắc và dây thép lại dẻo? Lí do nào sau đây là đúng?
A. Gang và thép là những hợp kim khác nhau của Fe, C và một số nguyên tố khác.
B. Gang giòn vì tỷ lệ % của cacbon cao Ú 2%.
C. Thép dẻo vì tỷ lệ cacbon Ú 0,01%. Một số tính chất đặc biệt của thép do các nguyên tố vi lượng trong thép gây ra như thép crom không gỉ ...
D. A, B, C đúng.
Câu 552: Contantan là hợp kim của đồng với 40% Ni. Vật liệu này được ứng dụng rộng rãi trong các dụng cụ đốt nóng bằng điện như: bàn là, dây may so của bếp điện ... Tính chất nào của contantan làm cho nó được ứng dụng rộng rãi như vậy?
A. Contantan có điện trở lớn	B. Contantan có điện trở nhỏ
C. Contantan có giá thành rẻ	D. Một nguyên nhân khác.
Câu 553: Trong số các cặp kim loại sau đây, cặp nào có tính chất bền vững trong không khí, nước, nhờ có lớp màng oxit rất mỏng, rất bền vững bảo vệ?
A. Fe và Al	B. Fe và Cr
C. Al và Cr	D. Mn và Al
Câu 554: Khi đồ dùng bằng đồng bị oxi hoá, bạn có thể dùng hoá chất nào sau đây để đồ dùng của bạn sẽ sáng đẹp như mới?
A. Dung dịch NH3	B. Dung dịch HCl
C. Dung dịch C2H5OH, đung nóng	D. Dung dịch HNO3
Câu 555: Có một cốc thuỷ tinh dung tích 100ml, đựng khoảng 10ml dung dịch K2Cr2O7. Thêm từ từ từng giọt dung dịch NaOH vào cốc thuỷ tinh. Hiện tượng quan sát được là màu da cam của dung dịch chuyển sang màu vàng. Hỏi có hiện tượng gì xảy ra khi thêm dung dịch BaCl2 vào dung dịch có màu vàng trên?
A. Xuất hiện kết tủa màu vàng của BaCrO4.
B. Không có hiện tượng gì xảy ra.
C. Màu vàng chuyển thành màu da cam.
D. Một phương án khác.

Tài liệu đính kèm:

  • docoxi hoa.doc