Bài soạn môn Sinh học lớp 8 - Tiết 40: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu

Bài soạn môn Sinh học lớp 8 - Tiết 40: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu

A/ Mục tiêu :

1.Kiến thức

- Hiểu rõ khái niệm bài tiết nước và vai trò của nó với cơ thể sống, các hoạt động bài tiết của cơ thể.

- Xác định được cấu tạo hệ bài tiết trên hình vẽ và biết trình bày bằng lời cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu.

2. Phát triển kỹ năng :

-quan sát, phân tích kênh hình.

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Giáo dục :vệ sinh cơ quan bài tiết .

B/ Phương pháp: Trực quan + vấn đáp tìm tòi.

C/ Chuẩn bị: Tranh vẽ H 28 SGK .

 

doc 2 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 850Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Sinh học lớp 8 - Tiết 40: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 17 /1/2010
Ngày dạy : /1 /2010 ( 8A) /1 ( 8B) /1(8C)
TIẾT 40 
 	 BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO 
 HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU 
A/ Mục tiêu :
1.Kiến thức 
- Hiểu rõ khái niệm bài tiết nước và vai trò của nó với cơ thể sống, các hoạt động bài tiết của cơ thể.
- Xác định được cấu tạo hệ bài tiết trên hình vẽ và biết trình bày bằng lời cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu.
2. Phát triển kỹ năng :
-quan sát, phân tích kênh hình.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm. 
3. Giáo dục :vệ sinh cơ quan bài tiết .
B/ Phương pháp: Trực quan + vấn đáp tìm tòi.
C/ Chuẩn bị: Tranh vẽ H 28 SGK .
D/ Tiến trình lên lớp:
	I- Ổn định lớp:
	II- Kiểm tra Bài cũ:
	III- Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1 T/ h hoạt động bài tiết 
GV: Yêu cầu HS làm việc độc lập với SGK.
HS: Tự thu nhận và xử lý thông tin.
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận:
- Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu?( Từ tế bào; từ thận ; từ da.)
- Hoạt động bài tiết nào đóng vai trò quan trọng?(Bài tiết nước tiểu)
HS: Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến.
GV: Chốt lại đáp án, yêu cầu lớp thảo luận: Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?
HS: 1 học sinh trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
Gv chốt kiến thức.
I. Bài tiết:
- Bài tiết giúp cơ thể thải các chất độc hại ra môi trường.
- Nhờ hoạt động bài tiết mà môi trường bên trong luôn ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
 Hoạt động2 T/h Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV treo tranh H38.1
GV: Yêu cầu HS quan sát H 38.1, đọc kỹ chú thích và tự thu nhận thông tin.
HS: Làm việc độc lập với SGK, quan sát thật kỹ hình, ghi nhớ cấu tạo.
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành bài tập mục strong SGK.
HS: Thảo luận nhóm thống nhất đáp án, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
GV: Công bố đáp án đúng: 1d; 2a; 3d; 4d . Yêu cầu HS trình bày trên tranh (mô hình) cấu tạo cơ quan bài tiết nước tiểu?
II. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu:
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
- Thận gồm 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
- Mỗi đơn vị chức năng gồm: Cầu thận, nang, ống thận.
 IV- Kiểm tra đánh giá:
 - Bài tiết có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống?
 - Bài tiết ở cơ thể tồn tại do các cơ quan nào đảm nhận?
 - Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?
 V – Dặn dò:
- Học bài trả lời câu hỏi ở cuối bài, đọc mục “ Em có biết”, chuẩn bị bài 39, kẽ phiếu học tập vào vở.
 - Ra về phải chấp hành luật lệ an toàn giao thông.
Đặc điểm
Nước tiểu đầu
Nước tiểu chính thức
- Nồng độ các chất hoà tan.
- Chất độc chất cặn bã.
- Chất dinh dưỡng.
VI. Phần rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Duyệt
 TTCM

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 40-S8.doc