Bài soạn môn Sinh học lớp 8 - Tiết 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết

Bài soạn môn Sinh học lớp 8 - Tiết 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết

A/ Mục tiêu:

I/ Chuẩn kiến thức kĩ năng

1.Kiến thức :

- HS trình bày được sơ đồ tóm tắt đường đi của máu trong 2 vòng tuần hoàn và vai trò của chúng .

-Nêu được đường đi của bạch huyết trong 2 phân hệ và vai trò của chúng .

2. Rèn luyện kĩ năng:

-KN tìm kiếm và xử lí thông tin ,quan sát sơ đồ tìm ra kiến thức.

-Rèn kĩ năng vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn máu

-KN ra quyết định cần luyện tập TT và có chế độ ăn uống hợp lí

3. Giáo dục:

Ý thức tự bảo vệ tim, tránh tác động mạnh vào tim.

II/Kiến thức nâng cao, mở rộng

Xác định được vị trí các ngăn tim, động mạch, tĩnh mạch; Xác định được màu của máu và giải thích vì sao như vậy.

B/ Phương pháp/KTDH tích cực có thể có:

 Trực quan ; vấn đáp + tìm tòi; Giải quyết vấn đề;Động não

C/ Chuẩn bị:

1.GV: Tranh phóng to H 16.1 ,16.2, tranh hệ tuần hoàn có thêm phần bạch huyết.

2. HS : Phần V tiết 15.

 

doc 2 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1070Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Sinh học lớp 8 - Tiết 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 26/10/2010
Ngày dạy : 28/10/2010
TIẾT 16: TUẦN HOÀN MÁU VÀ LƯU THÔNG
 BẠCH HUYẾT
A/ Mục tiêu:
I/ Chuẩn kiến thức kĩ năng
1.Kiến thức :
- HS trình bày được sơ đồ tóm tắt đường đi của máu trong 2 vòng tuần hoàn và vai trò của chúng . 
-Nêu được đường đi của bạch huyết trong 2 phân hệ và vai trò của chúng .
2. Rèn luyện kĩ năng: 
-KN tìm kiếm và xử lí thông tin ,quan sát sơ đồ tìm ra kiến thức.
-Rèn kĩ năng vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn máu
-KN ra quyết định cần luyện tập TT và có chế độ ăn uống hợp lí
3. Giáo dục: 
Ý thức tự bảo vệ tim, tránh tác động mạnh vào tim. 
II/Kiến thức nâng cao, mở rộng
Xác định được vị trí các ngăn tim, động mạch, tĩnh mạch; Xác định được màu của máu và giải thích vì sao như vậy.
B/ Phương pháp/KTDH tích cực có thể có:
 Trực quan ; vấn đáp + tìm tòi; Giải quyết vấn đề;Động não
C/ Chuẩn bị: 
1.GV: Tranh phóng to H 16.1 ,16.2, tranh hệ tuần hoàn có thêm phần bạch huyết.
2. HS : Phần V tiết 15.
D/ Tiến trình lên lớp:
 I- Ổn định lớp (1’):
 II- Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15 phút:
Đề ra: 
1.Miễn dịch là gì?Nêu khái niệm và cho ví dụ các hình thức miễn dịch?
2.Tiểu cầu tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào?Người có nhóm máu O cho được người có những nhóm máu nào? Vì Sao?
 III- Bài mới:
* ĐVĐ (1’): Hệ tuần hoàn và hệ bạch huyết được cấu tạo ntn? Lưu thông máu và bạch huyết ra sao?
Hoạt động 1(14’): Tìm hiểu về hệ tuần hoàn máu:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
-GV yêu cầu HS QS H16.1 thảo luận nhóm nhỏ((2 HS) thực hiện s SGK(3 phút) 
-HS: Tự N/C H16.1, SGK Trang 51 ghi nhớ kiến thức, trao đổi nhóm thống nhất trả lời câu hỏi . 
-Đại diện nhóm trình bày kết quả bằng cách chỉ và thuyết minh trên tranh phóng to. 
-GV: Đánh giá kết quả của cả nhóm. 
-HS: Các nhóm theo dõi nhận xét, bổ sung và tự rút ra kết luận .
-GV: Yêu cầu học sinh tiếp tục nghiên cứu H16.1 trả lời câu hỏi: 
+Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và trong vòng tuần hoàn lớn ? ( Chỉ trên tranh)
+Phân biệt vai trò của tim và hệ mạch tuần hoàn máu?( Tim co bóp; Hệ mạch dẫn máu)
+Nhận xét về vai trò của hệ tuần hoàn máu?(SGK)
HS: Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
GV chỉ cho HS cách phân biệt vị trí của các ngăn tim, động mạch , tĩnh mạch
I. Hệ tuần hoàn máu: 
 1.Các vòng tuần hoàn:
a.Vòng tuần hoàn nhỏ:
Máu từ TT phải ->ĐM phổi->Phổi trao đổi khí(Máu nhận O2,thải CO2)->TM phổi về TN trái.
b.Vòng tuần hoàn lớn:
Máu từ TT trái->ĐM chủ->ĐM vùa và nhỏ->Tế bào trao đổi khí(Máu nhận CO2,thải O2 cho tế bào)->TM chủ về TN phải.
2) Vai trò của hệ tuần hoàn: 
+ Vòng tuần hoàn nhỏ : Dẫn máu đi đến phổi để trao đổi khí ở phổi, máu nhận lấy O2 , thải CO2 cho phổi.
 + Vòng tuần hoàn lớn : Dẫn máu đi đến tế bào để trao đổi khí ở tế bào, máu nhận lấy CO2 , thải O2 cho tế bào.
- Máu lưu thông trong toàn bộ cơ thể là nhờ hệ tuần hoàn.
Hoạt động 2(10’): Tìm hiểu về hệ bạch huyết
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh trả lời câu hỏi :
+ Hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào ?(H16.2)
+Mô tả đường đi của Bạch huyết trong phân hệ lớn và nhỏ ?(SGK) 
+Nhận xét về vai trò của hệ bạch huyết? (SGK)
HS: N/C SGK trao đổi nhóm hoàn thành câu hỏi chỉ ra được điểm thu bạch huyết đàu tiên và nơi để cuối cùng.
* Kết luận chung : HS đọc kết luận SGK.
II. Tìm hiểu về hệ bạch huyết: 
1) Cấu tạo hệ bạch huyết: 
Gồm Mao mạch bạch huyết ; Mạch bạch huyết , hạch bạch huyết ,ống bạch huyết => 2 phân hệ lớn và nhỏ .
2) Vai trò của hệ bạch huyết: 
- Phân hệ nhỏ : Thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể => TM máu .
- Phân hệ lớn : thu bạch huyết ở phần còn lại của cơ thể.
- Vai trò : Hệ bạch huyết cùng phân hệ tuần hoàn máu, thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong cơ thể .
IV- Kiểm tra đánh giá (3’): 
 - GV treo tranh sơ đồ hệ tuần hoàn máu và bạch huyết và yêu cầu học sinh trình bày cấu tạo và vai trò của từng hệ.
 - Nêu tên các cơ quan bộ phận của cơ thể và cho biết sự luân chuyển bạch huyết nơi đó là nhờ bộ phận nào ?
V - Dặn dò (1’): 
 - Học bài trả lời câu hỏi SGK, đọc mục “Em có biết”, ôn tập lại cấu tạo tim và hệ mạch , kẻ bảng 17.1 trang 54 vào vở.
 - Ra về nhớ chấp hành luật lệ giao thông.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiêt 16-s8.doc