Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Tuần 1 đến tuần 5

Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Tuần 1 đến tuần 5

I/ MỤC TIÊU:

1/Kiến thức:

– Nêu rõ mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học

– Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên

– Nêu được các phương pháp học tập đặc thù của môn học

2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết các bộ phận cấu tạo trên cơ thể người

3/ Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn .

II/ PHƯƠNG PHÁP và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1 / Phương Pháp : Trực quan , thảo luận nhóm , vấn đáp , giảng giải .

2 / Giáo viên:

- Tranh : H1.1, H1.2, H1.3

- Bảng phụ

3 / Học sinh : SGK và dụng cụ học tập

 Xem trước ND bài 1 SGK

III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1/ Ổn định lớp : ( 1) Điểm danh hs

2/ Kiểm tra bài cũ: Thông qua

3/ Giảng bài mới

Giới thiệu bài ( 2 ) : Trong chương trìng Sinh học lớp 7, các em đã học các ngành động vật nào? Lớp động vật nào trong ngành Động vật có xương sống có vị trí tiến hoá nhất?

 

doc 28 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 958Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Tuần 1 đến tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 01	Tuần 1
Tiết dạy: 4, 1
Ngày dạy : 26, 27/08/2008
BÀI 1 : 	BÀI MỞ ĐẦU
I/ MỤC TIÊU: 
1/Kiến thức:
Nêu rõ mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học
Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên
Nêu được các phương pháp học tập đặc thù của môn học
2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết các bộ phận cấu tạo trên cơ thể người 
3/ Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn . 
II/ PHƯƠNG PHÁP và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1 / Phương Pháp : Trực quan , thảo luận nhóm , vấn đáp , giảng giải .
2 / Giáo viên:
Tranh : H1.1, H1.2, H1.3
Bảng phụ
3 / Học sinh : SGK và dụng cụ học tập
	 Xem trước ND bài 1 SGK
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp : ( 1’) Điểm danh hs
2/ Kiểm tra bài cũ: Thông qua
3/ Giảng bài mới 
Giới thiệu bài ( 2’ ) : Trong chương trìng Sinh học lớp 7, các em đã học các ngành động vật nào? Lớp động vật nào trong ngành Động vật có xương sống có vị trí tiến hoá nhất?
TG
Nội dung
Họat động của GV
Họat động của HS
12’
12’
11’
I/ Vị trí của con người trong tự nhiên
Các đặc điểm phân biệt người với động vật là người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định, có tư duy, tiếng nói và chữ viết
II/ Nhiệm vụ của phần cơ thể người và vệ sinh
Sinh học 8 cung cấp những kiến thức về đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể trong mối quan hệ với môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện cơ thể
Kiến thức về cơ thể người có liên quan tới nhiều ngành khoa học như Y học, Tâm lí giáo dục.....
III/ Phương pháp học tập bộ môn
Phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm môn học là kết hợp quan sát, thí nghiệm và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế cuộc sống 
Hoạt động 1: Vị trí của con người trong tự nhiên
Mục tiêu: HS xác định được.vị trí của con người trong tự nhiên
Cách tiến hành:
GV cho HS đọc thông tin
Treo bảng phụ phần 6
GV nhận xét, kết luận 
Kết luận:Các đặc điểm phân biệt người với động vật là người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định, có tư duy, tiếng nói và chữ viết
Hoạt động 2: Xác định mục đích nhiệm vụ của phần cơ thể người và vệ sinh
Mục tiêu : Hs biết được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học
Cách tiến hành:
GV cho HS đọc thông tin trong SGK
Có mấy nhiệm vụ? Nhiệm vụ nào là quan trọng hơn?
Vì sao phải nghiên cứu cơ thể về cả 3 mặt: cấu tạo, chức năng và vệ sinh?
GV lấy ví dụ giải thích câu “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Khi cười, tâm lí căng thẳng được giải toả, bộ não trở nên trở nên hưng phấn hơn, các cơ hô hấp hoạt động mạnh, làm tăng khả năng lưu thông máu, các tuyến nội tiết tăng cường hoạt động. Mọi cơ quan trong cơ thể đều trở nên hoạt động tích cực hơn, làm tăng cường quá trình trao đổi chất. Vì vậy, người luôn có cuộc sống vui tươi là người khoẻ mạnh, có tuổi thọ kéo dài
GV cho hoạt động nhóm trả lời 6 và nêu một số thành công của giới y học trong thời gian gần đây
Kết luận: Sinh học 8 cung cấp những kiến thức về đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể trong mối quan hệ với môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện cơ thể
Kiến thức về cơ thể người có liên quan tới nhiều ngành khoa học như Y học, Tâm lí giáo dục.....
Hoạt động 3: Tìm hiểu phương pháp học tập bộ môn
Mục đích: HS nêu được các phương pháp học tập đặc thù của môn học
Cách tiến hành:
GV cho HS đọc thông tin
Nêu lại một số phương pháp để học tập bộ môn
Kết luận: Phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm môn học là kết hợp quan sát, thí nghiệm và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tến cuộc sống 
Đọc thông tin SGK
Quan sát bài tập và thảo luận nhóm để làm bài tập SGK
Các nhóm lần lượt trình bày, Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
HS đọc thông tin SGK
2 nhiệm vụ. Vì khi hiểu rõ đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lí của cơ thể, chúng ta mới thấy được loài người có nguồn gốc động vật nhưng đã vượt lên vị trí tiến hoá nhất nhờ có lao động 
HS hoạt động nhóm trả lời 6 và nêu một số thành tựu của ngành y học
Các nhóm khác nhận xét – bổ sung
HS đọc thông tin SGK
Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
4/ CỦNG CỐ: 6’
Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với động vật là gì?
Để học tốt môn học, em cần thực hiện theo các phương pháp nào?
5/ DẶN DÒ: 1’
Học ghi nhớ khung hồng
HS xem lại bài “ Thỏ” và bài “ Cấu tạo trong của thỏ” trong SGK Sinh 7
Chuẩn bị bài “Cấu tạo cơ thể người”
--------------------------------------------------------------
RÚT KINH NGHIỆM
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	_______________________________________
Tiết PPCT : 02	Tuần 1
Tiết dạy: 3, 2
Ngày dạy :27, 30/08/2008
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
Tiết :2	
BÀI 2: 	CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI
I/ MỤC TIÊU: 
1/Kiến thức:
HS kể tên được và xác định được vị trí các cơ quan trong cơ thể người
Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động các cơ quan 
2/ Kỹ năng: Nhận biết các bộ phận trên cơ thể người . 
3/ Thái độ: Ý thức giữ và rèn luyện cơ thể .
II/ PHƯƠNG PHÁP và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
1 / Phương Pháp : Trực quan , vấn đáp , thảo luận , giảng giải .
2 / Giáo viên:
Tranh phóng to H2.1 – 2.2 SGK
Sơ đồ mối quan hệ qua lại giữa các hệ cơ quan trong cơ thể
Bảng phụ sau :
Hệ cơ quan
Các cơ quan trong từng hệ cơ quan
Chức năng của hệ cơ quan
Hệ vận động
Cơ và xương
Vận động cơ thể
Hệ tiêu hoá
Miệng, ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hoá
Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể
Hệ tuần hoàn
Tim và hệ mạch 
Vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxi tới các tế bào và vận chuyển chất thải, cacbonic từ tế bào tới các cơ quan bài tiết
Hệ hô hấp
Mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi
Thực hiện trao đổi khí oxi, cacbonic giữa cơ thể và môi trường 
Hệ bài tiết
Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái
Bài tiết nước tiểu
Hệ thần kinh
Não, tủy sống, dây thần kinh và hạch thần kinh
Tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường, điều hoà hoạt động của các cơ quan 
Hệ sinh dục
Đường sinh dục và tuyến sinh dục
Sinh sản và duy trì nòi giống
3. Học sinh : SGK và dụng cụ học tập
	 Xem trước ND bài 2 SGK
III/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1/ Ổn định lớp ( 1’) Điểm danh hs
2/ Kiểm tra bài cũ: 5’
Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với động vật là gì?
[ Các đặc điểm phân biệt người với động vật là người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định, có tư duy, tiếng nói và chữ viết
Để học tốt môn học, em cần thực hiện theo các phương pháp nào?
[ Phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm môn học là kết hợp quan sát, thí nghiệm và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế cuộc sống 
3/ Giảng bài mới
Giới thiệu bài (2’ ) GV giới thiệu trình tự các hệ cơ quan sẽ được nghiên cứu trong suốt năm học của môn Cơ thể người và vệ sinh. Để có khái niệm chung, chúng ta tìm hiểu khái quát về cấu tạo cơ thể người
TG
Nội dung
Họat động của GV
Họat động của HS
10’
10’
10’
I/ Cấu tạo:
Các phần cơ thể:
Cơ thể người chia làm 3 phần: đầu, thân và tay chân
Cơ hoành chia cơ thể ra làm 2 khoang: khoang ngực và khoang bụng
Các hệ cơ quan:
Hệ vận động : vận động cơ thể
Hệ tiêu hóa :Tiếp nhận vàbiến đổi thức ăn 
Hệ tuần hòan : Vận chuyển các chất
Hệ hô hấp : Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường
Hệ bài tiết : Bài tiết các chất không cần thiết
Hệ thần kinh : Tiếp nhận và trả lời các kích thích của mt, đ.hòa hđ các cơ quan
II/ Sự phối hợp các hoạt động của các cơ quan :
Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan được thực hiện nhờ cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch
Hoạt động 1: Tìm hiểu các phần của cơ thể
Mục tiêu: HS xác định được vị trí các cơ quan trong cơ thể người
Cách tiến hành:
Cho HS quan sát H 2.1 –2.2 SGK và cho HS quan sát mô hình các cơ quan ở phần thân cơ thể người
HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi 6. SGK
GV nhận xét – bổ sung.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các hệ cơ quan trong cơ thể
Mục tiêu : Hs xác định được chức năng, thành phần các hệ cơ quan 
Cách tiến hành:
Cơ thể chúng ta bao bọc bằng cơ quan nào? Chức phận chính của cơ quan này là gì?
Dưới da là các cơ quan nào?
Hệ cơ và bộ xương tạo ra những khoảng trống chức các cơ quan bên trong. Theo em đó là những khoang nào?
GV treo bảng phụ
GV cho HS thảo luận nhóm điền bảng
GV nhận xét – bổ sung
Hoạt động 3: Sự phối hợp các hoạt động của các cơ quan
Mục tiêu : HS giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động các cơ quan
Cách tiến hành:
GV cho HS đọc thông tin SGK
Phân tích xem bạn vừa rồi đã làm gì khi thầy gọi? Nhờ đâu bạn ấy làm được như thế?
GV cho HS giải thích bằng sơ đồ hiønh 2.3
GV nhận xét – bổ sung
Kết luận: Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan được thực hiện nhờ cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch
HS quan sát tranh và mô hình
HS xác định được các cơ quan có ở phần thân cơ thể người
Các HS khác theo dõi và nhận xét :
Cơ thể người chia làm 3 ph ... ơ có cấu tạo ra sao ? 
Kết luận : Bài ghi 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu tính chất của cơ .
Mục tiêu : Giải thích được tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ .
Tiến hành :
GV treo tranh H 9.2 , mô tả cách bố trí thí nghiệm 
Khi bị kích thích thì cơ phản ứng lại bằng cách nào ?
Giải thích cơ chế của sự co cơ ?
GV yêu cầu từng nhóm thực hiện thí nghiệm phản xạ đầu gối .
GV treo tranh phản xạ đầu gối , hỏi :
Giải thích cơ chế thần kinh ở phản xạ đầu gối ?
Nhận xét và giải thích sự thay đổi độ lớn của bắp cơ trước cánh tay khi gập cẳng tay .
Gv chốt lại : Khi có 1 kích thích tác động vào cơ quan thụ cảm trên cơ thể sẽ làm xuất hiện xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh . Trung ương thần kinh phát lệnh theo dây li tâm tới cơ làm cơ co . Khi cơ co , các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho đĩa sáng ngắn lại , đĩa tối dày lên do đó bắp cơ co ngắn lại và to về bề ngang . 
Tính chất của cơ là gì ?
Cơ co khi nào ?
Kết luận : bài ghi .
Hoạt động 3 : Tìm hiểu ý nghĩa của hoạt động co cơ .
Mục tiêu : Nêu được ý nghĩa của sự co cơ .
Tiến hành : 
Gv treo tranh H 9.4 yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi :
Em hãy cho biết sự co cơ có tác dụng gì ?
Thử phân tích sự phối hợp hoạt động co , dãn giữa cơ 2 đầu ( cơ gấp ) và cơ 3 đầu ( cơ duỗi ) ở 2 cánh tay .
Gv hoàn chỉnh kiến thức : Sự sắp xếp các cơ trên cơ thể thường tạo thành từng cặp đối kháng . Cơ này kéo xương về 1 phía thì cơ kia kéo về phía ngược lại 
VD : Cơ nhị đầu ở cách tay co thì gập cẳng tay về phía trước , cơ tam đầu co thì duỗi thẳng tay ra . Cơ co làm xương cử động dẫn tới sự vận động của cơ thể . Trong sự vận động của cơ thể có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ : Cơ này co thì cơ kia dãn và ngược lại . Thực ra, đó là sự phối hợp nhiều nhóm cơ 
Kết luận : bài ghi .
HS đọc thông tin quan sát hình 9.1 , thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi .
Đại diện nhóm trình bày , nhóm khác bổ sung 
HS quan sát tranh , đọc thông tin , trả lời câu hỏi .
Các nhóm thực hiện , nhóm khác nhận xét bổ sung .
HS quan sát trả lời câu hỏi 
Đại diện nhóm trả lời và bổ sung 
HS quan sát tranh hình 9.4 và tiến hành làm bài tập ở mục III bằng cách thảo luận nhóm .
Đại diện nhóm trình bày và nhóm khác nhận xét .
4 . CỦNG CỐ : 6’
Mô tả cấu tạo của tế bào cơ 
Thực hiện phản xạ đầu gối và giải thích cơ chế của phản xạ .
5 . DẶN DÒ : 1’
Học bài 
Trả lời câu hỏi và bài tập SGK và sách bài tập .
Chuẩn bị bài : “ Hoạt động của cơ “
--------------------------------------------------------------
RÚT KINH NGHIỆM
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	_______________________________________
Tiết PPCT : 10	Tuần 5
Tiết dạy: 3, 2
Ngày dạy : 24,27 /09/2008
Bài 10: 	HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ 
I . MỤC TIÊU :
	1 . Kiến thức :
Chứng minh được cơ co sinh ra công . Công của cơ được sử dụng vào lao động và di chuyển. 
Trình bày nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu được các biện pháp chống mỏi cơ . 
	2 . Kỹ năng :
Quan sát , phân tích tổng hợp . 
	3 . Thái độ :
Hiểu được lợi ích của sự luyện tập cơ , từ đó mà vận dụng vào đời sống ; thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và lao động vừa sức . 
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	1 . Giáo viên :
Máy ghi công cơ . 
Bảng kết quả thí nghiệm về biên độ co cơ ngón tay . 
	2 . Học sinh :
Xem lại công thức tính cơ . 
III . HOẠT ĐỘNG DẠY và HỌC :
	1 . ổn định lớp :1’ Điểm danh HS
	2 . Kiểm tra bài cũ :
Tính chất cơ bản của cơ là gì ? Ý nghĩa của hoạt động co cơ?
[ Tính chất của cơ là co và dãn 
Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm tế bào cơ ngắn lại , đó là sư co cơ .
Sự co cơ là do hệ thần kinh điều khiển , thực hiện bằng con đường phản xạ .
 Ý nghĩa của hoạt động co cơ :
Co cơ làm xương cử động dẫn đến sự vận động của cơ thể .
	3 .Giảng bài mới 
Giới thiệu bài ( 2’ ) HS nhắc lại : Ý nghĩa hoạt động của co cơ ? Vậy hoạt động co cơ mang lại lợi ích gì và làm gì để tăng hiệu quả hoạt động co cơ ? Đó là nội dung bài 10 : 
TG
Nội dung
Họat động của GV
Họat động của HS
I . Công cơ : 
Khi cơ co tạo nên một lực để sinh công . 
Hoạt động của cơ chịu ảnh hưởng của trạng thái thần kinh , nhịp độ lao động và khối lượng vật phải di chuyển .
II . Sự mỏi cơ : 
Sự Oâxi hoá các chất dinh dưỡng tạo ra năng lượng cung cấp cho cơ co . 
Làm việc quá sức và kéo dài dẫn đến sự mỏi cơ .
Nguyên nhân của sự mỏi cơ là do cơ thể không được cung cấp đủ Oxi nên tích tụ các axít lác_tíc gây đầu độc cơ . 
III . Thường xuyên rèn luyện cơ :
Để tăng cường khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai lâu mỏi à thì cần lao động vừa sức , thừơng xuyên luyện tập thể dục thể thao . 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu hoạt động của cơ và nghiên cứu công của cơ . 
Mục tiêu : Hs biết được cơ co sinh ra công . 
Tiến hành :
Gv yêu cầu HS điền từ thích hợp theo mục s của mục I SGK .
GV gọi từng HS đọc bảng điền .
GV cho HS đọc thông tin và trả lời các câu hỏi : 
Khi nào thì cơ sinh ra công ? Cho ví dụ ?
Nêu công thức tính công ?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động của cơ ?
GV nhận xét trả lời của HS và hoàn chỉnh kiến thức : 
Kết luận : Bài ghi 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nguyên nhân gây mỏi cơ . 
Mục tiêu : Giải thích được nguyên nhân của sự mỏi cơ à Biện pháp phòng chống mỏi cơ . 
Tiến hành :
a/ Nguyên nhân của sự mỏi cơ : 
GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm như hình 10 SGK và treo bảng số 10 trang 34 à Kết quả thực nghiệm về biên độ co cơ của ngón tay và hướng dẫn HS tìm hiểu bảng 10 , điền vào chỗ trống để hoàn thiện bảng .
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi mục 2 trong SGK .
Qua kết quả, em cho biết khối lượng như thế nào thì công cơ sản ra lớn nhất ? 
Khi tay kéo , thả quả cân nhiều lần thì biên độ co cơ như thế nào ?
Khi chạy 1 đoạn đường dài em có cảm giác gì ? Vì sao ?
GV nhận xét và hoàn thiện phần trả lời của HS à Kết luận 
Kết luận : Cơ co tạo ra lực tác dụng vào vật làm vật dịch chuyển và sinh ra công . Công cơ có trị số lớn nhất khi cơ co để nâng một vật có khối lượng thích hợp với nhịp co vừa phải .
Cơ làm việc qúa sức dẫn tới biên độ co cơ giảm và dẫn tới cơ bị mệt . Hiện tượng đó gọi là sự mọi cơ .
GV yêu cầu hS đọc thông tin ( nguyên nhân gây mỏi cơ ) và hỏi HS : 
Nguyên nhân nào gây mỏi cơ ?
b/ Biện pháp chống mỏi cơ :
Khi mỏi cơ làm gì cho hết mỏi ? 
Trong lao động cần có những biện pháp gì để cơ lâu mỏi và duy trì năng suất lao động cao ? 
Gv nhận xét và tóm tắt ý trong SGK .
Kết luận : bài ghi .
Hoạt động 3 : Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ . 
Mục tiêu : Hiểu được lợi ích của sự luyện tập cơ , từ đó thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và lao động vừa sức .
Tiến hành : 
Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi mục III SGK .
GV nhận xét các nhóm và tóm tắt :
Khả năng co cơ của con người phụ thuộc vào các yếu tố : 
Thần kinh : thần kinh sản khoái ý thức cố gắng thì cơ co tốt hơn . 
Thể tích của cơ : Bắp cơ lớn thì khả năng co cơ mạnh .
Lực co cơ .
Khả năng dẻo dai, bề bỉ:làm việc lâu mỏi.
GV liên hệ thực tế : Người thường xuyên tập thể dục , lao động thì có năng suất lao động như thế nào so với người ít luyện tập thể dục ..? Giải thích ? 
GV nhận xét và giải thích .
Đối với HS việc thường xuyên tập thể dục buổi sáng có ý nghĩa gì ?
Kể một vài môn thể dục thể thao để rèn luyện cơ ?
Khi luyện tập thể dục thể thao cần lưu ý điều gì ?
GV nhận xét và bổ sung kiền thức .
Kết luận : bài ghi .
HS làm việc cá nhân điền từ thích hợp theo s của mục I SGK 
HS theo dõi , nhận xét bảng điền .
HS đọc thông tin , thảo lụân nhóm và trả lời câu hỏi .
HS nhóm khác nhận xét và trả lời 
HS làm thí nghiệm theo SGK 
HS khác lên bảng điền vào bảng 10 .
HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi 
Nhóm khác nhận xét và bổ sung .
HS đọc thông tin để trả lời câu hỏi 
HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi . 
HS thảo luận nhóm sau đó báo cáo kết quả .
HS nhận xét nhóm khác 
HS trả lời câu hỏi .
HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . 
4 . CỦNG CỐ : 6’
Công của cơ là gì ? CÔng của cơ được sử dụng vào mục đích nào ?
Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ ?
5 . DẶN DÒ : 1'
Học bài 
Trả lời câu hỏi và bài tập SGK và sách bài tập .
Đọc “em có biết “
Chuẩn bị bài : “ Tiến hoá của hệ vận động , Vệ sinh hệ vận động “
--------------------------------------------------------------
RÚT KINH NGHIỆM
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	_______________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 8 ca nam(1).doc